CHƯƠNG 1 KHUNG LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH CHUỖI CỬA HÀNG F&B
1.5. Quy trình phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại
1.5.3. Ký kết hợp đồng
Trên cơ sở các quy định pháp luật quốc gia, quốc tế và thực tiễn ký kết, thực hiện hợp động nhượng quyền thương mại trong hoạt động thương mại có thể đưa ra định nghĩa như sau: Hợp đồng nhượng quyền thương mại là sự thoả thuận, theo đó bên nhượng quyền có nghĩa vụ cấp cho bên nhận quyền trong một thời hạn nhất định hay vô thời hạn quyền thương mại sử dụng tổ hợp các quyền liên quan đến sở hữu công nghiệp thuộc quyền sở hữu của bên nhượng quyền trong hoạt động thương mại, còn bên nhận quyền có nghĩa vụ sử dụng tổ hợp các quyền được cấp, tuân thủ các điều kiện mà luật pháp hay hợp đồng quy định và phải trả phí cho việc cấp và sử dụng các quyền đó.
Các yếu tố chính của hợp đồng bao gồm: Bên nhượng quyền (Franchisor);
Bên nhận quyền (Franchisee); đối tượng hợp đồng; giá cả; thời hạn; hình thức của hợp đồng và nội dung hợp đồng.
Bên nhượng quyền: là chủ sở hữu những quyền liên quan đến đối tượng sở hữu trí tuệ. Việc sử dụng các quyền này phải được phép của bên nhượng quyền.
Bên nhượng quyền phải là thương nhân, ít nhất là tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Điều này có nghĩa là bên nhượng quyền chỉ sử dụng các quyền của mình trong hoạt động thương mại.
Bên nhận quyền: là người được cấp quyền cho phép sử dụng những quyền liên quan đến đối tượng sở hữu trí tuệ. Bên nhận quyền cũng phải là thương nhân ở thời điểm ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại. Theo nguyên tắc, bên nhận quyền thường là bên yếu hơn trong hợp đồng bởi vì đối với bên nhận quyền trước khi ký kết hợp đồng, hoạt động thương mại này là hoàn toàn mới mẻ.
Đối tượng của hợp đồng: là quyền thương mại bao gồm cả những quyền liên quan đến việc sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền như tên thương mại; nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ; sáng chế; bí mật thương mại. Cần phải
29
thấy rằng, đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại không đơn thuần là từng quyền riêng biệt được nói ở trên, mà là tổ hợp các quyền đó. Chính đặc điểm này giúp phân biệt hợp đồng nhượng quyền thương mại với các loại hợp đồng tương tự khác.
Thời hạn hợp đồng: Hợp đồng có thể được ký kết trong một thời hạn nhất định hoặc có thể không có thời hạn. Thông thường, hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực trong khoảng thời gian đủ dài để các bên có khả năng thu hồi vốn đầu tư mua bất động sản, mua máy móc thiết bị, chi phí quảng cáo, đào tạo...
Giá cả của hợp đồng: là chi phí mà bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền.
Hình thức hợp đồng: Hợp đồng được ký kết bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương văn bản theo quy định của pháp luật. Pháp luật của một số nước có quy đinh hợp đồng NQTM phải được đăng ký tại cơ quan chuyên trách có thẩm quyền, do đó, hợp đồng nhượng quyền thường được ký kết bằng văn bản.
Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại: bao gồm các điều khoản quy định những quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Nghĩa vụ của bên nhƣợng quyền:
+ Nghĩa vụ chuyển giao tổ hợp quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ và đảm bảo việc giao tổ hợp các quyền này cho bên nhận quyền theo đúng quy định của hợp đồng.
Nghĩa vụ này gồm hai nội dung: chuyển giao thực tế và chuyển giao pháp lý.
huyển giao thực tế: có nghĩa là bên nhượng quyền có nghĩa vụ giao, cung cấp bằng văn bản cho bên nhận quyền tất cả tài liệu kỹ thuật và thương mại, tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền, tài liệu hướng dẫn bên nhận quyền thực hiện các quyền được giao theo hợp đồng, cũng như các thông tin khác cần thiết.
Tài liệu kỹ thuật có thể hiểu là sơ đồ, bản vẽ, bản mô tả các quy tắc kỹ thuật liên quan đến đặc tính của đối tượng được chuyển giao. (ví dụ, bản mô tả mẫu mã, phác hoạ của biểu tượng, công thức, sơ đồ của sáng chế).
Tài liệu thương mại gồm bản thuyết minh đối tượng chuyển giao, các tính toán về hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các đối tượng sẽ được chuyển giao theo
30
hợp đồng, các loại giấy phép cần thiết cho việc sử dụng các đối tượng của hợp đồng nhằm mục đích khai thác lợi nhuận trong việc bán hàng hay cung ứng dịch vụ.
Các thông tin khác là những thông tin cần thiết để bên nhận quyền có thể thực hiện các quyền được chuyển giao theo hợp đồng. (ví dụ, kinh nghiệm thương mại của bên nhượng quyền, đặc điểm của việc sử dụng tổ hợp đặc quyền này hay tổ hợp đặc quyền khác, sự đánh giá phân tích một phạm vi hay một lĩnh vực nào đó của thị trường).
huyển giao pháp lý: là việc hợp thức hoá các quyền được chuyển giao dưới dạng được pháp luật quốc gia của các bên quy định về việc chuyển giao các quyền được bảo hộ qua đăng ký. Do vậy, chúng ta cần phân biệt các phương thức đặc trưng để bảo vệ chúng.
Khi chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại, cần phải nhớ rằng, theo Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, thì việc bảo hộ tên thương mại ở tất cả các quốc gia thành viên của Công ước được thực hiện không phải qua thủ tục đăng ký.
Khi chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, cũng theo quy định của Công ước nói trên, thì việc bảo hộ quyền này được thực hiện chỉ trong trường hợp đã đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở quốc gia của bên nhận quyền.
+ Nghĩa vụ thường xuyên hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn: thông qua đào tạo về cách thức tiếp thị, cách thức bán hàng và kỹ thuật quảng cáo cho sản phẩm của mình; đào tạo công nghệ sản xuất hàng hoá và cung ứng dịch vụ; công tác quản lý.
Chương trình huấn luyện, đào tạo có thể được tiến hành theo nhiều giai đoạn. Về chi phí đào tạo, thông thường, các chi phí đào tạo tại cơ sở của bên nhận quyền do bên nhận quyền chịu, còn chi phí đào tạo nhân viên của bên nhận quyền tại cơ sở của bên nhượng quyền do bên nhượng quyền chịu toàn bộ hoặc một phần, tuy nhiên hợp đồng phải ghi rõ điều này.
+ Nghĩa vụ kiểm tra chất lượng của hàng hoá, dịch vụ do bên nhận quyền sản xuất hay cung cấp trên cơ sở hợp đồng NQTM. Bên nhượng quyền có nghĩa vụ kiểm tra chất lượng thường xuyên và trong mọi trường hợp, nghĩa vụ này phải được
31
thực hiện ngay cả khi nó không được các bên quy định trong hợp đồng.
+ Nghĩa vụ chuyển giao những thông tin bổ sung: Trong nhiều trường hợp, tổ hợp các quyền được giao có thể bị thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của thị trường hay nhu cầu của người mua. Vì vậy, bên nhượng quyền phải thực hiện những nghĩa vụ bổ sung để phát triển và hoàn thiện tổ hợp các quyền được giao.
Nghĩa vụ này cho thấy rằng giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền có mối liên hệ chặt chẽ và mối liên hệ này không thể có trong các hợp đồng thương mại khác, ngay cả trong hợp đồng chuyển giao công nghệ theo pháp luật của Việt Nam.
- Nghĩa vụ của bên nhận quyền:
+ Bên nhận quyền phải sử dụng các quyền được cấp đúng với điều kiện của hợp đồng, trong phạm vi cho phép và phải tuân thủ các yêu cầu trong việc sử dụng các quyền được cấp. Bên nhận quyền phải:
+ Sử dụng một cách đúng đắn tên thương mại của bên nhượng quyền được quy định trong hợp đồng. Nếu hợp đồng quy định hạn chế nào đó khi sử dụng tên thương mại, thì những hạn chế này phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt (ví dụ, cấm bố trí tên thương mại tại nơi buôn bán rượu, thuốc lá).
+ Thông báo cho khách hàng của mình biết việc sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá trên cơ sở hợp đồng nhượng quyền thương mại. Nghĩa vụ này được luật pháp quy định, bởi bên nhận quyền kinh doanh dưới danh nghĩa của bên nhượng quyền.
+ Tuân thủ những hướng dẫn của bên nhượng quyền để đảm bảo việc thực hiện các quyền được cấp phù hợp với tính chất, phương thức và điều kiện như bên nhượng quyền đã và đang sử dụng. Không tuân thủ hướng dẫn của bên nhượng quyền có thể coi là cơ sở để huỷ bỏ hợp đồng nhượng quyền thương mại.
+ Đảm bảo chất lượng hàng hoá, dịch vụ do mình sản xuất hay cung cấp tương ứng với chất lượng của hàng hoá, dịch vụ do chính bên nhượng quyền sản xuất, cung cấp. Điều này được giải thích bởi việc người tiêu dùng coi bên nhượng quyền và bên nhận quyền là một chủ thể thống nhất.
+ Thanh toán cho bên nhượng quyền theo quy định của hợp đồng.
32
+ Tuân thủ kế hoạch phát triển mạng lưới nhượng quyền thương mại của bên nhượng quyền trên địa bàn hoạt động của bên nhận quyền trong một khoảng thời gian nhất định. Sự không tuân thủ yêu cầu này có thể dẫn đến việc bên nhượng quyền bị mất ảnh hưởng của mình trên thị trường và tất nhiên không thu được lợi nhuận mong muốn. Việc không tuân thủ chương trình phát triển mạng lưới nhượng quyền thương mại có thể được xem xét như là cơ sở huỷ bỏ hợp đồng nhượng quyền thương mại.
+ Giữ bí mật thông tin đối với một số quyền được chuyển giao theo hợp đồng nhượng quyền thương mại. Điều này là cần thiết trong suốt thời hạn hiệu lực của hợp đồng và cả sau khi hợp đồng hết thời hạn. Bên nhượng quyền yêu cầu điểm này để bảo vệ mình trước các đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên, bên nhận quyền cũng phải thực hiện nghĩa vụ này vì sự thành công của họ phụ thuộc vào sự thành công của cả hệ thống nhượng quyền thương mại.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại bao giờ cũng có các điều kiện về hạn chế cạnh tranh giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Những điều kiện về hạn chế cạnh tranh này, có thể nói, hết sức nhạy cảm với pháp luật của quốc gia cũng như của quốc tế. Vì vậy, các bên phải hết sức cẩn thận khi đưa những điều kiện này vào hợp đồng, bởi vì nếu một điều kiện nào đó trái với pháp luật cạnh tranh thì hợp đồng có thể coi là vô hiệu. Dưới góc độ pháp lý, những điều kiện về hạn chế cạnh tranh được coi là nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, tuy nhiên, chúng cần phải được xem xét một cách riêng biệt.
Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng như pháp luật quốc gia và một số văn bản pháp lý quốc tế như “Nghị quyết số 4087/88 của EU [14]” đã phân biệt ba loại hạn chế:
Thứ nhất, các hạn chế không trái với quy định của pháp luật về cạnh tranh và các bên có thể đưa vào hợp đồng.
Thứ hai, các điều kiện hạn chế mà các bên có thể đưa vào hợp đồng, tuy nhiên, chúng có thể bị coi là không có hiệu lực theo yêu cầu của cơ quan quản lý
33
cạnh tranh hay các cơ quan chức năng khác nếu những thoả thuận hạn chế này xuất phát từ đặc điểm của thị trường tương ứng và điều kiện kinh tế của các bên, trái với quy định của pháp luật quốc gia hay quốc tế về cạnh tranh.
Thứ ba, những hạn chế mà các bên không thể đưa chúng vào hợp đồng như:
thỏa thuận về phân chia thị trường; cấm bên nhận quyền được mua hàng hóa thay thế của những người khác trong một số trường hợp ngoại lệ; không cho phép bên nhận quyền mua nguyên liệu của bên thứ ba; cho phép bên nhượng quyền quy định giá của hàng hóa; cấm bên nhận quyền giao hàng cho người tiêu dùng ngoài lãnh thổ được quy định trong hợp đồng; ngăn cấm bên nhận quyền sản xuất hàng tốt hơn so với bên nhượng quyền.