1. Kiến thức:
Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
2. Kĩ năng:
-Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hành hoá học
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết các phương trình hóa học - Viết tường trình thí nghiệm
3. Thái độ:
- Rèn luyện ý thức cẩn thận, tiết kiệm khi sử dụng hoá chất 4. Năng lực:
Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án, SGK, chuẩn KTKN.
- Chuẩn bị cho các thí nghiệm:
+ Dụng cụ: Đèn cồn, kẹp gỗ, pi pép, ống nghiệm, giá đẻ ống nghiệm, nam châm + Hoá chất: Bột Al, Fe, S, dung dịch NaOH
- Tài liệu tham khảo: Sách giáo viên, sách bài tập, học tốt hóa học 9.
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi, thực hành - quan sát, trình bày 1 phút, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, hỏi và trả lời, kiểm tra – đánh giá.
2. Chuẩn bị của HS:
Đọc trước bài ( các bước tiến hành TNo ) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức ( 1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài thực hành: ( 39 phút )
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm TN 1. ( 8 phút )
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
- TN 1: Rắc nhẹ bột Al trên ngọn lửa đèn cồn
Yêu cầu quan sát trạng thái màu sắc của chất tạo thành, nhận xét hiện tượng và viết PTHH ?
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- Nhóm còn lại nhận xét góp ý - GV chốt kiến thức
- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn
- Làm thí nghiệm theo nhóm ghi chép hiện tượng quan sát được + Hiện tượng: Al cháy sáng
+ Nhận xét: Al tác dụng được với oxi -> phản ứng toả nhiệt.
- Nhận xét - Lắng nghe
I. Tiến hành thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1
Tác dụng của nhôm với oxi
- PTHH:
4Al + 3O2 ��to� 2Al2O3
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm TN 2. ( 8 phút ) - Lấy khối lượng bột Fe + S (theo
tỷ lệ 7 : 4) vào ống nghiệm đun nóng trên đèn cồn
- Yêu cầu: Qsát màu sắc của Fe, S
- Lắng nghe hướng dẫn.
Thực hiện theo nhóm - Ghi chép các hiện tượng
2. Thí nghiệm 2:
Sắt tác dụng với lưu huỳnh
trước, sau thí nghiệm, nhận xét viết PTHH ?
- GV hướng dẫn HS dùng nam chân hút hỗn hợp trước và sau PƯ -> sự khác nhau về tính chất, chất tham gia phản ứng và sản phẩm - Gọi đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả ?
- Sản phẩm là chất rắn màu đen không bị nam châm hút. Chứng tỏ điều gì ?
- GV chuẩn kiến thức
xảy ra, nhận xét, kết luận, viết PTPƯ
- Thực hiện
- Hiện tượng:
+ Trước phản ứng: Bột Fe có màu trắng xám bị nam châm hút
+ Bột S có màu vàng nhạt + Khi đun hỗn hợp -> cháy nóng đỏ toả nhiều nhiệt + Sản phẩm tạo thành khi nguội là chất rắn màu đen không bị nam châm hút - Nghe, trả lời:
chứng tỏ Fe đã không còn tính chất ban đầu nữa - Hs: Sửa chữa
- PTHH:
Fe + S ��to� FeS Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm TN 3. ( 15 phút )
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện TN như
SGK / Tr 70
Yêu cầu: Qsát hiện tượng xảy ra, cho biết mỗi lọ đựng Kloại nào ? Hãy giải thích ?
- Gọi đại diện báo cáo kết quả nhóm khác góp ý
- GV chốt kiến thức. Cho điểm các nhóm (Điểm 15 ph).
- Thực hiện như SGK - Quan sát
- Hiện tượng:
Al có PƯ với dd NaOH
Fe không PƯ với dd NaOH
- Phân biệt được 2 Kloại Al, Fe
3. Thí nghiệm 3
Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe đựng trong 2 lọ không dán nhãn
Hoạt động 4: Viết báo cáo thực hành. ( 8 phút )
- GV yêu cầu HS viết bản tường trình theo mẫu quy định.
- HS viết bản tường trình nộp chấm điểm.
II. Viết bản tường trình:
( Theo mẫu )