CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
1.2. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu
1.2.1. Lý thuyết và nội dung chính về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
a. Lý thuyết về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Qua quá trình hình thành và phát triển của kinh tế, lý thuyết về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngày càng đƣợc hoàn thiện. Trên cơ sở những hoạt động thực tiễn và sự kế thừa có chọn lọc theo thời gian; lý thuyết lý giải về nguồn gốc và xu hướng chuyển dịch trong tương lai được nhận định theo nhiều trường phái khác nhau.
M i trường phái có một cách tiếp cận riêng nên việc kế thừa, vận dụng tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng nền kinh tế cho từng giai đoạn.
13
Với các đặc điểm nêu trên, việc vận dụng đan xen các lý thuyết kinh tế có liên quan trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm tận dụng những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu là cần thiết. Hệ thống lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế đƣợc chia thành ba nhóm sau (Micheal Porto,1979):
(i) Lý thuyết về cạnh tranh nội bộ ngành và chuỗi giá trị: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường trước hết là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành, gồm: Cạnh tranh từ nhà cung ứng, cạnh tranh từ nhà tiêu thụ, cạnh tranh từ đối thủ hiện tại, cạnh tranh từ nhà cung ứng sản phẩm thay thế và đối thủ tiềm ẩn. Trong việc sản xuất, quá trình lựa chọn cơ cấu kinh tế m i doanh nghiệp chịu nhiều sức ép. Muốn duy trì ngành bền vững, các doanh nghiệp cần hoàn thiện công tác quản lý nội bộ nhất thiết phải phân tích và xử lý quan hệ với các đối tác, các đối thủ trong quá trình kinh doanh. Trong điều kiện phân công lao động nhƣ hiện nay, quá trình thực hiện các hoạt động tạo ra hàng hóa đƣợc mở rộng ra bên ngoài công ty thậm chí vƣợt ra ngoài phạm vi quốc gia. Chu i giá trị là phạm trù của sản xuất hàng hóa đƣợc xem xét xuyên suốt từ ý tưởng đến tiến hành sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Các hoạt động tạo ra một hàng hóa nào đó có thể do một số doanh nghiệp của một quốc gia đảm nhiệm hoặc có sự tham gia của các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp này đã tạo nên chu i giá trị toàn cầu.
(ii) Lý thuyết về lợi thế so sánh và phát triển vùng: Theo quan niệm của Adam Smith, các nước tập trung vào sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối (điều kiện tự nhiên, trình độ công nghệ, nhân lực,...) để sản xuất ra sản phẩm có chi phí thấp hơn nước khác. Sau đó, các bên trao đổi hàng hóa, sản phẩm cho nhau dựa trên lợi thế đều có lợi về kinh tế. Trong khi, lý thuyết lợi thế so sánh tĩnh của Ricardo lại mang ý nghĩa lớn trong thực tế (Adam Smith, 1776). Các nước đang phát triển tuy có thể có một số ƣu thế điều kiện tự nhiên nhƣng trình độ công nghệ, nhân lực, quản lý rất thấp do đó khó có thể tham gia thị trường quốc tế. Lý thuyết lợi thế tương đối (tức lợi thế so sánh) khuyến khích các nước nên chuyên môn hóa sản xuất những mặt hàng mà họ có lợi thế tương đối và trao đổi với nhau, đảm bảo hai bên cùng có lợi. Và mặt hàng có lợi thế tương đối so với mặt hàng khác khi chi phí cơ hội thấp hơn mặt hàng khác. Lý thuyết này chỉ ra rằng các nước nghèo cũng có thể tham gia hoạt động sản xuất hàng hóa khi có lợi thế so sánh.
(iii) Lý thuyết phát triển nông nghiệp bền vững: Tuy còn nhiều quan điểm khác nhau về mô hình phát triển nông nghiệp bền vững, nhƣng hầu hết các ý kiến đều hướng tới mối quan hệ ràng buộc giữa tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với môi trường tự nhiên, nghèo đói và môi trường nhân văn ở nông thôn. Điều này đƣợc thể hiện ở các khía cạnh:
14
- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với môi trường tự nhiên: được thể hiện thông qua phương thức sản xuất nông nghiệp. Đối với phương thức quảng canh, mở rộng diện tích canh tác do chặt phá rừng và sản xuất độc canh chỉ có thể đưa đến tăng trưởng nông nghiệp trong ngắn hạn. Trong dài hạn, môi trường tự nhiên sẽ bị suy thoái, dẫn tới sản lượng và thu nhập sẽ giảm sút. Đối với phương thức thâm canh, tình trạng lạm dụng hóa chất để gia tăng sản lƣợng cũng dẫn đến suy thoái môi trường tự nhiên cũng như sản lượng giảm sút. Tuy nhiên, phương thức này có thể khắc phục thông qua việc sử dụng các hóa chất đầu vào đúng liều lƣợng và đúng cách, đầu tư phát triển hệ thống tưới tiêu ngăn mặn, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và vật nuôi, khôi phục và bảo vệ tốt tài nguyên rừng.
- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với sự nghèo đói: Hai phương thức sản xuất nông nghiệp thiếu khoa học đều dẫn tới suy thoái môi trường và giảm sản lƣợng nông nghiệp dài hạn. Điều này dẫn tới thất nghiệp và nghèo đói tại những khu vực nông thôn có điều kiện dân số tăng. Ngay cả khi áp dụng các kỹ thuật sản xuất đảm bảo không suy thoái môi trường vẫn dẫn đến tình trạng nghèo đói do sản lƣợng tăng nhanh, làm giá giảm và thu nhập của nông dân, nhất là các hộ sản xuất nhỏ bị giảm sút (Shepherd, 1998). Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra, thất nghiệp và tình trạng nghèo đói càng sẽ trở nên trầm trọng. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, khai thác tự nhiên (nhƣ chặt phá rừng, đánh bắt thủy sản bừa bãi,...) là giải pháp để gia tăng thu nhập duy nhất. Hệ quả là môi trường tự nhiên tiếp tục bị suy thoái, thu nhập giảm sút và rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo. Nhƣ vậy, một hệ thống nông nghiệp phát triển bền vững, phải là một hệ thống nông nghiệp vừa bền vững về môi trường tự nhiên, vừa bền vững về phát triển kinh tế - xã hội.
- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với môi trường sống của con người ở nông thôn: Mối quan hệ này đƣợc thể hiện qua hai mặt cơ bản của tình trạng sức khoẻ - dinh dƣỡng và trình độ văn hóa của nguồn nhân lực ở nông thôn.
- Tình trạng sức khỏe - dinh dưỡng: Nếu tăng trưởng nông nghiệp được thực hiện bằng phương thức sản xuất gây ảnh hưởng tới suy thoái môi trường tự nhiên thì điều này cũng sẽ tác động trở lại tình trạng sức khỏe - dinh dưỡng của người dân. Thực tế, chặt phá rừng là nguyên nhân chính gây lũ lụt và hạn hán; nên hàng loạt bệnh tật liên quan tới mất cân bằng dinh dƣỡng do thu nhập giảm sẽ gia tăng. Ngƣợc lại, nếu thâm canh gây ô nhiễm nguồn nước cũng hình thành nguyên nhân dẫn tới bệnh tật gia tăng.
- Trình độ văn hóa: Quá trình sản xuất bền vững phụ thuộc rất lớn vào trình độ văn hóa của cộng đồng dân cư. Do đó, để đảm bảo môi trường tự nhiên không bị suy
15
thoái cần nâng cao trình độ dân trí (hiểu biết về khoa học kỹ thuật, văn hóa và ý thức phát triển cộng đồng).
Nhƣ vậy, các lý thuyết đều khẳng định sự phát triển kinh tế cần phải đƣợc thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Trong đó, tỉ trọng của sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu GDP giảm dần (mặc dù số tuyệt đối vẫn tăng), còn tỉ trọng ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ sẽ tăng dần. Cơ cấu lao động cũng thay đổi phù hợp với xu hướng trên. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Đây là xuất phát điểm của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của m i quốc gia.
b. Khái niệm cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Kinh tế nông nghiệp bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngƣ nghiệp là lĩnh vực sản xuất vật chất nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm cho nhân dân, làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và làm nguồn hàng cho xuất khẩu (Vũ Đình Thắng, 2006). Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp (cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp) là đại lƣợng kinh tế phản ánh số lƣợng các bộ phận cấu thành trong ngành (các chuyên ngành trong nông nghiệp) và mối quan hệ tỷ lệ của từng chuyên ngành trong toàn ngành nông nghiệp (đƣợc tính theo giá trị tổng sản lƣợng).
Nói tóm lại, cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tổng thể bao gồm các mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực nông lâm ngƣ nghiệp trong khoảng thời gian và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể.
Các thành phần chính của kinh tế nông nghiệp gồm: (i) nông nghiệp đƣợc phân chia thành các lĩnh vực nhỏ hơn là trồng trọt (cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả và cây dƣợc liệu) và chăn nuôi (chăn nuôi gia súc và gia cầm); (ii) lâm nghiệp gồm rừng trồng, rừng tự nhiên, khoanh nuôi tái sinh, khai thác rừng tự nhiên,…; (iii) ngƣ nghiệp gồm: đánh, bắt cá; nuôi trồng các loại thủy sản,… Tuy nhiên,trong nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung đi sâu vào lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi trong ngành nông nghiệp dưới tác động của biến đổi khí hậu.
c. Khái niệm và các nội dung chính của chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là quá trình thay đổi về quy mô, giá trị của các chuyên ngành sản xuất thuộc ngành nông nghiệp theo hướng thích ứng nhiều hơn với nhu cầu thị trường; đồng thời, phát huy được lợi thế so sánh của từng chuyên ngành, tạo ra cơ cấu ngành mang tính ổn định cao hơn và phát triển bền vững hơn trong kinh tế thị trường và hội nhập (Phan Văn Tân, Ngô Đức Thành, 2013)…
16
Theo nghiên cứu của đề tài KC0717 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự thay đổi cơ cấu các ngành trong khu vực nông nghiệp. Đối với khu vực nông lâm ngƣ (nông nghiệp theo nghĩa rộng), sự chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng lâm nghiệp, ngư nghiệp. Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước: lúc đầu tập trung vào việc tự túc lương thực, sau đấy chuyển sang sản xuất cây thức ăn gia súc và chăn nuôi, rồi các cây có dầu, đạm, rau và quả. Một xu hướng khác diễn ra đồng thời trong nông nghiệp là chuyển dịch từ nông sản tươi sang nông sản chế biến (Đề tài KC0717). Ngoài ra, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào việc chuyển dịch cơ cấu của nông thôn và của cả nền kinh tế. Giữa tăng trưởng của khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp có một tương quan rất chặt chẽ: 1% tăng trưởng nông nghiệp tương ứng với 4% tăng trưởng phi nông nghiệp (Ngân hàng thế giới).
Nhƣ vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là kết quả của quá trình phát triển vừa chịu tác động của các yếu tố khách quan (nhƣ điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội,...); vừa chịu tác động của các yếu tố chủ quan (nhƣ các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước và tác động của con người).
Nghiên cứu về nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, Chenery và Syrquin (1986) đã tổng kết quá trình tăng trưởng và nêu ra các giai đoạn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm: (1) Giai đoạn sản xuất sơ cấp, khi thu nhập là 100 - 600 $/người, với tốc độ tăng trưởng khoảng 4 - 5%/năm. Trong giai đoạn này, dịch vụ và nông nghiệp đóng góp nhiều nhất cho sự tăng trưởng, tích luỹ vốn còn thấp, lao động tăng nhanh, năng suất các yếu tố sản xuất tăng chậm, nhƣng lại có ý nghĩa hơn vốn đầu tƣ; (2) Giai đoạn công nghiệp hoá, khi thu nhập khoảng 600 - 7200
$/người, tốc độ tăng trưởng khoảng 5 - 7%/năm. Trong giai đoạn này, đóng góp của công nghiệp và cơ sở hạ tầng là chủ yếu và ngày càng tăng, đóng góp của khối dịch vụ thời gian đầu cao, sau giảm dần, đóng góp của nông nghiệp ngày càng thấp. Sự đóng góp của vốn có tính chất quyết định nhất; (3) Giai đoạn kinh tế đã phát triển, khi thu nhập trên 7200 $/người, tốc độ tăng trưởng giảm xuống còn 4 - 5 %/năm. Trong giai đoạn này, đóng góp của công nghiệp và cơ sở hạ tầng còn cao nhƣng của dịch vụ giảm dần. Năng suất yếu tố tổng hợp (Total Factor Productivity - TFP) vẫn đóng góp cao nhƣng lan dần ra các khu vực khác, nhất là trong nông nghiệp (Đề tài KC0717).
Cơ sở về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đƣợc khái quát gồm hai quá trình: chuyển dịch cơ cấu theo ngành; chuyển dịch đối tƣợng sản xuất trong nông nghiệp. Chuyển dịch theo ngành gồm hai hướng chính (bền vững kinh tế, bền vững xã hội); chuyển dịch đối tượng gồm 5 đối tượng chính (tăng năng suất cây lương
17
thực, tăng cường cây trồng thức ăn gia súc, phát triển cây hàng hóa, phát triển chế biến nông sản, phát triển vốn con người).
Hai nội dung chính của chuyển dịch theo ngành:
(i) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng bền vững về kinh tế: Trong nông nghiệp, bền vững về kinh tế đƣợc hiểu là: Sự gia tăng ổn định của năng suất và sản lƣợng các loại cây trồng, các con vật nuôi trong từng giai đoạn nhất định. Do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, đánh giá tính bền vững trong phát triển nông nghiệp phải căn cứ vào từng giai đoạn, ít nhất phải là từ 3-5 năm. Quá trình đánh giá tính bền vững trong phát triển nông nghiệp có thể sử dụng nhiều tiêu chí:
- Năng suất các loại cây trồng (đơn vị tính là tạ/ha). Có thể tính năng suất cây trồng theo mùa vụ hoặc theo năm. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp có rất nhiều loại cây trồng (Cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau và hoa, cây thức ăn gia súc, cây dược liệu) và trong m i loại lại có rất nhiều cây cụ thể (cây lương thực có:
Lúa, Ngô, Khoai, Sắn, Đ ,...) nên thường người ta chỉ tính năng suất của một số cây trồng chủ yếu.
- Năng suất các loại vật nuôi: Do số lƣợng vật nuôi có rất nhiều loại nên tùy từng loại khác nhau lại có cách tính khác nhau. Năng suất cho thịt của gia súc (Trâu, bò, lợn) cũng có thể tính thịt hơi hoặc thịt đã giết, mổ, (kg/con); năng suất cho sữa của một bò nuôi lấy sữa (lít/năm), năng suất cho trứng của một gà nuôi lấy trứng (số quả trứng/năm) v.v...
- Giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng) và của từng ngành riêng biệt (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản): Tuỳ theo mục đích tính mà người ta có thể dùng giá hiện hành hoặc giá so sánh theo một thời điểm nhất định nào đó. Đồng thời, cũng tuỳ vào mục đích tính toán và so sánh, có thể tính giá trị sản xuất cụ thể hơn cho từng phân ngành trong nội bộ từng ngành, hoặc cho một số sản phẩm quan trọng của nông nghiệp. Chẳng hạn, trong nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), có thể tính giá trị sản xuất cho ngành trồng trọt riêng, chăn nuôi riêng, hay trong trồng trọt có thể tính riêng cho sản phẩm lúa gạo, ngô...
- Tốc độ tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp nói chung, của từng ngành riêng biệt, hoặc của từng sản phẩm cụ thể nói riêng (tiêu chí này đƣợc tính bằng đơn vị %).
- Giá trị sản xuất tính trên 1 ha đất nông nghiệp - đơn vị tính là triệu đồng/ha (do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, nên diện tích đất sản xuất đƣợc chia thành 3 loại: Đất nông nghiệp, đất canh tác, đất gieo trồng).
18
- Giá trị sản xuất do một lao động nông nghiệp tạo ra (đơn vị tính là triệu VNĐ/LĐ). Tiêu chí này cũng có thể tính cho từng ngành, từng sản phẩm riêng biệt, tuỳ mục đích của sự tính toán.
- Cơ cấu giữa các ngành của sản xuất nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản), cũng nhƣ giữa các phân ngành trong nội bộ từng ngành (trong nông nghiệp theo nghĩa hẹp là giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp). Tiêu chí này đƣợc tính theo giá trị phần trăm mà từng ngành, lĩnh vực chiếm giữ.
- Sản lượng lương thực có hạt sản xuất được tính bình quân đầu người. Đơn vị tính là kg/người/năm.
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, kinh tế - xã hội; nhu cầu đối với sản phẩm nông nghiệp của con người ngày càng trở nên khắt khe hơn. Do đó, quá trình chuyển dịch bền vững phải đảm bảo sự phong phú và đa dạng của các sản phẩm cung cấp ngoài thị trường; cũng như chất lượng của các sản phẩm đó.
(ii) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng bền vững xã hội:
Sản xuất nông nghiệp chủ yếu diễn ra trong khu vực nông thôn và do người nông dân thực hiện. Ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển hoặc đang phát triển; vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân tuy rất quan trọng nhƣng vẫn còn là khu vực lạc hậu. Hạ tầng kinh tế xã hội còn yếu với trình độ lao động chƣa qua đào tạo, dân trí còn thấp... là những cản trở đối với vấn đề nâng cao thu nhập trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cản trở mục tiêu phát triển bền vững.
Năm nội dung chính của chuyển dịch theo đối tƣợng (Đề tài KC0717):
- Tăng năng suất cây lương thực để giải quyết an ninh lương thực
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phát triển cây thức ăn gia súc để phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phát triển cây hàng hoá (rau, cây quả, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày)
- Phát triển công nghiệp nông thôn, trong đó chủ yếu là công nghiệp chế biến nông sản.
- Đầu tư vào vốn con người (giáo dục, sức khoẻ, dạy nghề)
d. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Sự chuyển biến mạnh của ngành nông nghiệp đã chịu tác động của nhiều yếu tố (khí hậu, thổ nhưỡng, mưa, hiện tượng bất thường của thời tiết, con người, đặc biệt