Đặc điểm thổ nhƣỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Phú Yên (Trang 43 - 52)

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, SỐ LIỆU VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.5. Khu vực nghiên cứu

2.5.4. Đặc điểm thổ nhƣỡng

Phú Yên là một tỉnh có sự biến đổi lớn về địa hình từ sườn đông sang tây, bao gồm cả những đặc điểm của vùng núi cao, vùng chuyển tiếp và vùng ven biển. Do đó, số lƣợng đơn vị thổ nhƣỡng của tỉnh Phú Yên cũng khá đa dạng và phong phú (UBND tỉnh Phú Yên, 2013).

Nhóm đất cát biển: phân bố ven biển và một số bãi sông (15.009 ha, chiếm tỷ lệ 2,97%). Đất có độ phì thấp, chủ yếu trồng rừng phòng hộ, một số trồng rau màu, trồng dừa; còn lại đại bộ phận là đất trống đồi trọc. Tuy nghèo mùn nhƣng có hàm lượng Kali khá lớn, thích hợp cho cây dừa phát triển. Nhóm đất này thường phân bố ở

36

các vùng đông dân cƣ, nên cần duy trì trồng rừng dọc theo bờ biển để bảo vệ đất, chắn cát, sóng biển và điều hoà môi sinh.

Nhóm đất mặn, phèn: gồm đất mặn ít và trung bình; đất phèn ít và trung bình;

đất mặn phèn, phèn ít và trung bình (7.899 ha, chiếm tỷ lệ 1,57%). Nhóm đất này phân bố dọc ven biển của các huyện Sông Cầu, Đông Hoà. Hiện tại một số diện tích đã được cải tạo để nuôi trồng thuỷ sản. Đây cũng là phương hướng khai thác lâu dài của nhóm đất này.

Nhóm đất phù sa: bao gồm đất phù sa đƣợc bồi; đất phù sa không đƣợc bồi chƣa phân dị; đất phù sa có tầng loang l đỏ vàng; đất phù sa Gley; đất phù sa ngòi suối (55.752 ha, chiếm tỷ lệ 11.05%). Nhóm đất này đƣợc hình thành và phân bố tại khu vự hạ lưu của các con sông, suối. Vùng đồng bằng lớn nhất là đồng bằng được bồi đắp bởi hệ thống sông Ba, hình thành một vùng trồng lúa rộng lớn của khu vực miền Trung. Nhóm đất thích hợp cho việc canh tác nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây ngắn ngày và cây hàng năm. Cây trồng chủ yếu là lúa nước, màu, đ , đậu, mía, dâu tằm,...

Do đất tốt, khai thác sớm và có đầu tư tương đối đồng bộ nên hiệu quả sử dụng đất khá cao.

Nhóm đất xám: phân bố ở bậc thềm chuyển tiếp có độ cao từ 50-100m nên có độ phì thấp (39.552 ha, chiếm tỷ lệ 7,84%). Nhóm đất này tập trung tại vùng gò đồi thấp ở Sông Hinh và Sơn Hoà. Thành phần cơ giới nhẹ rất dễ bị xói mòn, rửa trôi, đặc biệt là các vùng có độ dốc lớn. Thực vật tự nhiên dưới dạng đồng cỏ, trảng cỏ, trảng cỏ xen cây bụi có thể kết hợp chăn thả gia súc. Một số diện tích trồng hoa màu, thuốc lá, mía nhưng năng suất thấp do ít đầu tư. Trong tương lai, có thể xem xét để bố trí cây trồng hàng năm cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng phòng hộ kết hợp với chăn nuôi đại gia súc.

Nhóm đất đen: gồm 2 đơn vị phân loại đất đặc trƣng: đất đen trên đá Bazan;

đất nâu thẫm trên đá Bazan (18.831 ha, chiếm 3,73%). Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở vùng thấp bằng và gò đồi ở Tuy An và một ít ở xã Sơn Hội (Sơn Hoà). Đặc điểm nhóm đất đen là: có phản ứng chua vừa đến ít chua, có độ phì cao, tầng đất mỏng, có nhiều đá lẫn, đá lộ đầu và một số nơi có độ dốc lớn. Nhiều loại cây trồng (lúa nước, hoa màu, bông vải, mía,...) có thể trồng trên vùng đất dốc theo kỹ thuật ruộng bậc thang. Tuy nhiên, để đảm bảo tính bền vững trong quá trình sử dụng đất, các vùng đất cao và dốc nên chuyển dần qua trồng cây ăn quả, cây lâu năm theo phương thức “nông lâm kết hợp”.

Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích lớn nhất (336.579 ha, chiếm tỷ lệ 66,71%).

Nhóm đất này gồm 6 đơn vị đất đai: đất nâu vàng trên phù sa cổ (3.850 ha); đất vàng

37

nhạt trên đất cát (5.250 ha); đất nâu đỏ trên đá Bazan (4.250 ha); đất nâu vàng trên đá Bazan (25.700 ha); đất nâu vàng trên đá Magma axit (288.180 ha); đất đỏ vàng trên đá sét (15.750 ha). Đất đỏ vàng có phản ứng chua, hàm lƣợng mùn từ nghèo đến trung bình. Đất bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn, tầng mỏng. Hai đơn vị đất tương đối tốt và có khả năng sử dụng nông nghiệp là: đất nâu đỏ, đất nâu vàng trên đá Bazan, phân bố chủ yếu ở Tuy An và Sông Hinh; trong đó, có 8400 ha tầng dày trên 50cm, ở độ dốc dưới 20o.

Nhóm đất vàng đỏ trên núi: 11.300 ha, chiếm 2,5%. Phân bổ trên núi cao (900- 1.000m), độ dốc lớn, không sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.

Nhóm đất thung lũng dốc tụ: Với tổng diện tích là 1.246 ha; Phân bố rải rác ven các suối nhỏ. Đất có độ phì cao, thích hợp để trồng các cây ngắn ngày.

Các loại đất khác: 21.192 ha, chiếm tỷ lệ 4,21%. Bao gồm núi đá: 18.360 ha và đất khác 2.832 ha không có ý nghĩa cho sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, tài nguyên đất Phú Yên khá đa dạng về nhóm, các loại đất phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ra những tiểu vùng sinh thái nông – lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây trồng lâu năm vùng đồi núi. Tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng trong nhiều năm chƣa hợp lý do sức ép về dân số, tập quán canh tác, ý thức,... nên nhiều nơi tình trạng xói mòn, rửa trôi và suy thoái chất lƣợng đất vẫn còn xảy ra.

38

Hình 2.10. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Phú Yên

39

2.5.5. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu a. Dân số và lao động

Theo niên giám thống kê năm 2013 của tỉnh Phú Yên, tổng dân số đạt 883.184 người. Tuy nhiên, sự phân số dân cư trên các đơn vị hành chính trong tỉnh không có sự đồng đều. Dân cƣ tập trung chủ yếu tại rìa phía Đông của tỉnh - vùng đồng bằng và ven biển. Phú Yên có 1 thành phố (Tuy Hoà), 7 huyện với 104 xã, phường, thị trấn. Số xã thuộc chương trình 135 là 19 xã (chiếm 18,2%). Dân cư của tỉnh khá đông, do đó, nguồn lao động khá dồi dào (56%-58,5% tổng dân số), tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996-2000 là 1,78%/năm, giai đoạn 2001-2010 là 1,4%/năm.

Bảng 2.3. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh

Diện tích (Km2)

Dân số trung bình (Người)

Mật độ dân số (Người/km2)

TỔNG SỐ 5,06 883.184 175

Thành phố Tuy Hòa 107 156.903 1.466

Thị xã Sông Cầu 489 100.468 205

Huyện Đồng Xuân 1,069 59.365 56

Huyện Tuy An 415 124.043 299

Huyện Phú Hòa 264 105.492 400

Huyện Sơn Hòa 952 55.366 58

Huyện Sông Hinh 887 46.442 52

Huyện Tây Hòa 609 118.205 194

Huyện Đông Hòa 268 116.9 436

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2013) Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành nghề tại tỉnh Phú Yên diễn ra thường xuyên, tỷ trọng lao động trong khu vực Nông-Lâm-Ngƣ nghiệp giảm dần; và gia tăng trong khu vực Công nghiệp và Dịch vụ. Lao động nội ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Trong đó, lao động ở hoạt động nông nghiệp và dịch vụ chiếm phần lớn; sau đó là trong hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản, lao động chủ yếu tập trung tại các huyện ven biển (Sông Cầu, Tuy An và Đông Hòa). Do vị trí ba huyện này nằm giáp biển, thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ven biển; còn hoạt động lâm nghiệp có số lƣợng lao động nhỏ nhất trong ngành, chủ yếu tập trung tại các huyện miền núi Sơn Hòa, Sông Hinh và Tây Hòa.

Sự biến đổi nguồn lao động trong m i hoạt động kinh tế cũng không ổn định.

Trong nông nghiệp và các dịch vụ liên quan, xu hướng giảm dần nguồn lao động từ 3.277 người (năm 2008) xuống còn 1.674 người (năm 2012) với tốc độ giảm là

40

6,4%/năm. Lao động trong hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản lại có xu hướng biến đổi không ổn định. Năm 2008 đạt 273 lao động, đến năm 2009 giảm xuống 213 người, nhưng tới năm 2011 lại tăng lên 298 người. Nguyên nhân của sự biến đổi không ổn định này chủ yếu do biến đổi của khí hậu và thời tiết. Năm 2011, chính sách đầu tƣ phát triển và mở rộng hoạt động nuôi trồng thủy sản khiến số lƣợng lao động trong hoạt động này tăng mạnh. Tuy nhiên, hiệu quả đạt đƣợc không cao nên một số lao động trong lĩnh vực này đã chuyển đổi sang hình thức khác, chỉ còn 234 người (năm 2012). Đối với lâm nghiệp, diện tích rừng của tỉnh chủ yếu là rừng đặc dụng và rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; nên khai thác và phát triển lâm nghiệp không nhiều.

Điều này khiến lao động không nhiều, có xu hướng giảm dần.

Hình 2.11. Biểu đồ tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Yên giai đoạn (2000-2013) (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013) b. Hoạt động kinh tế

Mặc dù bị ảnh hưởng chung bởi bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế Phú Yên vẫn phát triển ổn định với tốc độ tăng GDP đạt 11%/năm (theo giá so sánh năm 1994; theo giá so sánh năm 2010 đạt mức 9,9%/năm).

Trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 12%/năm, nông-lâm-thủy sản tăng 4,1%/năm, dịch vụ tăng 12,9%/năm. Quy mô nền kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 13.753,6 tỷ đồng năm 2010 lên 19.799 tỷ đồng năm 2014 (UBND tỉnh Phú Yên, 2013).

Cơ cấu kinh tế tiếp tục có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 15.32

13.1 11.47

9.08 6.66

19.31 16.06

14.01 13.57 11.47

19.46

16.96 15.69 13.03

%

41

Hình 2.12. Cơ cấu giá trị kinh tế theo ngành của tỉnh Phú Yên (2008 – 2012) (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2013) Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Yên có sự chuyển dịch trong giai đoạn 2001-2012. Trong đó, xu hướng tăng tỷ trọng trong ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông-lâm-ngƣ nghiệp trong giai đoạn từ năm 2001-2010.

Tuy nhiên, giá trị kinh tế có xu hướng giảm tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ; gia tăng tỷ trọng ngành nông-lâm-ngƣ nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2012.

Giá trị kinh tế của ngành nông-lâm-ngƣ nghiệp tăng từ 4,22% trong giai đoạn 2006 – 2010 thành 4,42% trong giai đoạn 2011 – 2012; còn tốc độ gia tăng ngành công nghiệp-xây dựng lại có xu hướng giảm từ 16,98% cồn 13,96%; ngành dịch vụ giảm từ 13,58% xuống còn 13,35%. Điều này cho thấy kinh tế của tỉnh Phú Yên có sự biến đổi bất thường, chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài tác động.

Bảng 2.4. Tốc độ tăng giá trị tổng sản phẩm chung và theo ngành kinh tế

Nông lâm ngƣ nghiệp Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ GDP Tăng trưởng (%)

2001-2005 5,13 16,52 12,13 10,85

2006-2010 4,22 16,98 13,58 12,31

2011-2012 4,42 13,96 13,35 11,81

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2013) Tỉnh Phú Yên có khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Đèo Cả với diện tích 7.988 ha (trong đó rừng tự nhiên là 2.158 ha). Nơi đây có hệ thực vật khá phong phú với 190 loài, trong đó có nhiều loài có giá trị (trầm hương, trắc dây, gụ mật,…). Hệ động vật (22 loài thú, 55 loài chim) quý hiếm, có giá trị cho nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch.

42

Bảng 2.5. Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất và phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Tính đến 01/01/2014)

Tổng diện tích

Trong đó Đất sản xuất

NN

Đất lâm nghiệp

Đất chuyên

dùng Đất ở Tổng 506.057,2 136.185,4 253.848,4 25.790,5 5.662,5 TP. Tuy Hòa 10.703,0 3.650,2 2.495,0 2.452,1 636,0 TX. Sông Cầu 48.928,5 7.955,5 26.853,0 2.452,1 526,5 H. Đồng Xuân 106.866,1 15.798,1 64.156,9 2.452,1 476,6 H. Tuy An 41.500,0 17.154,6 9.096,7 2.452,1 665,3 H. Phú Hòa 26.391,0 8.741,3 11.456,1 2.452,1 430,5 H. Sơn Hòa 95.231,1 28.793,2 53.709,4 2.452,1 784,9 H. Sông Hinh 88.664,0 33.337,5 38.826,4 2.452,1 606,5 H. Tây Hòa 60.945,0 13.968,4 35.173,8 2.452,1 596,1 H. Đông Hòa 26.828,5 6.786,6 12.081,1 2.452,1 940,1

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2013) Giai đoạn từ năm 2005-2014, tổng diện tích rừng tỉnh Phú Yên tăng 24.955 ha, chủ yếu là từ diện tích rừng trồng mới chƣa đủ để đảm bảo độ che phủ rừng. Năm 2014, Phú Yên có 66.732 ha rừng trồng; trong đó, diện tích rừng khép tán (từ 3 năm tuổi trở lên) là 61.300 ha, m i năm có thể khai thác từ 400-470 ha (UBND tỉnh Phú Yên, 2014). Do đó, khai thác rừng tự nhiên giảm dần, chuyển sang khai thác rừng trồng. Tuy nhiên, hiện tƣợng chặt phá rừng tự nhiên vẫn còn xảy ra, thúc đẩy các ảnh hưởng từ tai biến thiên nhiên và thời tiết đặc biệt xảy ra trên địa bàn. Ngoài ra, hiện tƣợng biến đổi khí hậu đã gây ra các thách thức cho lâm nghiệp: giảm quỹ đất rừng và diện tích rừng, suy giảm chất lƣợng rừng, gia tăng nguy cơ cháy rừng, gây khó khăn cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Diện tích rừng tự nhiên giảm 10.357 ha;

nguyên nhân chính là do nhiều diện tích rừng đã bị suy thoái cả về số lƣợng và chất lượng hoặc do rừng đã mất nhiều năm trước đây nhưng chưa phát hiện để phục hồi kịp thời. Ngoài ra còn có một số diện tích rừng tự nhiên chuyển đổi mục đích sử dụng nhƣ phá rừng làm rẫy trái phép. Diện tích đất trống tăng 1.534,45 ha, do nhiều nguyên nhân: (i) tăng do phá rừng tự nhiên và rừng trồng: 100,05 ha; trong đó, đất trống tăng từ rừng tự nhiên bị phá là 98,5 ha và tăng từ diện tích rừng trồng bị phá là 2,0 ha; (ii) tăng do cháy rừng: 10,2 ha trong lâm phần của ban chỉ huy Quân sự Tỉnh quản lý (trên địa bàn tỉnh sông Hinh); tăng do nguyên nhân khác: 2.870,90 ha (do cập nhật bổ sung hiện trạng đất không có cây g tái sinh) (UBND tỉnh Phú Yên, 2014).

43

Hình 2.13. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỉnh Phú Yên

44

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Phú Yên (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)