CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, SỐ LIỆU VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.5. Khu vực nghiên cứu
2.5.3. Đặc điểm khí hậu – thủy văn
a. Khí hậu
Tỉnh Phú Yên nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của khí hậu biển. Nhiệt độ trung bình có xu hướng giảm dần từ Đông (26,5oC) sang Tây (26oC); với mức nhiệt cao nhất vào tháng V (29,2oC); Biên độ nhiệt trung bình trong ngày là 7oC-10oC, do đó mà phù hợp với nhiều đối tƣợng cây trồng nhiệt đới. Số giờ nắng trung bình trong năm quan trắc đƣợc tại Tuy Hoà là 2.450 giờ/năm. Tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng V, ít nhất là tháng XI.
Nền nhiệt của Phú Yên có sự thay đổi trong giai đoạn 1961 – 2013. Trong đó, nền nhiệt có xu hướng tăng. Năm 1961, nhiệt độ trung bình đạt 23,2oC, đến năm 2013 con số này đạt 23,8oC. Tăng trung bình 0,6oC.
Hình 2.4. Sự biến đổi nhiệt độ trung bình năm tỉnh Phú Yên giai đoạn 1961 – 2013 (Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, 2013) Ngoài ra, nhiệt độ trung bình thắng trong năm cũng có sự biến động. trong đó nhiệt độ tháng cao nhất là tháng 5, 6, 7, 8. Nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12 và tháng 1. Biên độ nhiệt các tháng trong năm khá cao, tháng cao nhất đạt 28,1 oC, tháng thấp nhất đạt 16,3 oC, biên độ nhiệt đạt 11,7 oC
30
Hình 2.5. Biểu đồ biến đổi nhiệt độ trung bình tháng giai đoạn 1961 - 2014 (Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, 2013) Lượng bốc hơi trung bình biến đổi từ 1.000 - 1.500 mm/năm. Độ ẩm tương đối trung bình lớn hơn 80%. Tháng có độ ẩm trung bình lớn nhất xuất hiện vào tháng XI là 89%; tháng nhỏ nhất là tháng V, VI, dao động quanh mức 74%. Lƣợng mƣa năm trung bình nhiều năm ở mức 1.500-3.000 mm/năm, với trung tâm mƣa lớn Sông Hinh (X0 = 2.500-3.000 mm/ năm). Lƣợng mƣa tập trung chủ yếu vào 4 tháng mùa mƣa (IX-XII) chiếm từ 70 - 80% lƣợng mƣa cả năm, trong đó tháng XI là tháng có lƣợng mƣa lớn nhất.
Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện sự biến đổi lượng mưa tỉnh Phú Yên giai đoạn 1961 - 2013
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, 2013)
31
Lƣợng mƣa tỉnh Phú Yên cũng có sự thay đổi trong thời gian từ năm 1961 đến nay. Sự biến đổi đó đƣợc chi tiết theo sự thay đổi về lƣợng mƣa trung bình tháng.
Trong đó, lƣợng mƣa trung bình của tháng 9, tháng 10 và tháng 11 là lớn nhất, còn tháng 3, tháng 7, tháng 8 là ba tháng có lƣợng mƣa trung bình nhỏ nhất năm. Vì vậy, trong đánh giá điều kiện lãnh thổ cho phát triển nông nghiệp cần lưu ý đến phòng chống hạn hán vào tháng ít mƣa và giảm thiểu tác động của lũ lụt, ngập úng đến sản xuất trong những tháng mƣa lớn.
Hình 2.7: Biểu đồ biến đổi lượng mưa trung bình tháng giai đoạn 1961 - 2014 (Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, 2013) b. Thủy văn
Chế độ thủy văn và hải văn chi phối hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Hệ thống sông Ba và sông Kỳ Lộ không chỉ bồi đắp nên đồng bằng phù sa màu mỡ, mà còn cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các hoạt động sinh kế khác. Về hệ thống sông ngòi, Phú Yên có trên 50 sông lớn nhỏ, với ba con sông chính (sông Kỳ Lộ, sông Ba và sông Bàn Thạch). Các sông đều bắt nguồn từ phía đông của dãy Trường Sơn, chảy trên địa hình đồi, núi ở trung và thượng lưu, đồng bằng nhỏ hẹp ở hạ lưu rồi đổ ra biển. Trừ sông Ba, các sông còn lại đều ngắn và dốc, cửa sông đều có xu hướng lệch về hướng bắc, thường bị bồi lấp và bị ảnh hưởng do chế độ triều mặn. Lòng sông không ổn định, hai bên bờ ở nhiều đoạn sông thường xảy ra xói lở.
- Sông Ba: còn gọi là Eapa ở thượng lưu và sông Đà Rằng ở hạ lưu, đây là con sông lớn nhất miền Trung, diện tích lưu vực: 13.220 km2, tập trung ở Gia Lai, Kom
32
Tum, Đăk Lăk, phần diện tích ở Phú Yên có 2.420 km2, chiếm 18,3%. Chiều dài sông 360km, có 90 km sông thuộc địa phận tỉnh Phú Yên. Trong phạm vi tỉnh Phú Yên, sông Ba có tiềm năng thuỷ lợi lớn, tổng lượng nước đổ ra biển hàng năm là 9,7 tỷ m3. Đập Đồng Cam xây dựng từ năm 1929, khả năng tưới theo thiết kế 20.000 ha, hiện tại đang tưới 16.700 ha. Ngoài ra, còn có nhiều công trình thuỷ lợi đã xây dựng và hàng chục vị trí khác có thể xây dựng sau này.
33
Hình 2.8. Bản đồ lượng mưa trung bình năm của tỉnh Phú Yên
34
Hình 2.9. Bản đồ nhiệt độ trung bình năm tỉnh Phú Yên
35
- Sông Kỳ Lộ: Còn gọi là sông La Hiên ở thượng lưu và sông Cái ở hạ lưu, đây là sông lớn thứ hai trong tỉnh. Diện tích lưu vực 1950km2, phần trong tỉnh 1560km2, chiều dài sông 102 km, phần trong tỉnh 76km. Sông bắt nguồn từ dãy núi cao trên 1000m ở phía đông nam tỉnh Gia Lai và tây nam tỉnh Bình Định. Hàng năm, tổng lượng nước đổ ra biển khoảng 1,5 tỉ m3. Sông đã có các công trình thuỷ lợi: Hệ thống đập Tam Giang, đập Hòn Cao, đập Triêm Đức, đập Cây Vừng, đập Phú Hoà đƣợc sử dụng để phục vụ thủy lợi.
- Sông Bàn Thạch: Còn gọi là sông Bánh Lái ở đoạn phía trên và sông Đà Nông ở phía gần biển. Sông Bàn Thạch cũng là một bộ phận của sông Ba do đường phân cách nước giữa sông Bàn Thạch và sông Ba không rõ rệt, khó xác định. Theo đường phân cách nước xác định, diện tích lưu vực sông Bàn Thạch: 590km2, chiều dài sông chính 68km, đứng thứ 3 trong tỉnh. Gồm 3 nhánh hợp thành là suối Đá Đen, sông Trong và sông Mới. Sông Bàn Thạch bắt nguồn từ dãy núi cao phía nam. Tổng lƣợng chảy là 0,8 tỉ m3. Sông có các công trình thuỷ lợi: Trạm bơm Nam Bình, đập Phú Hữu, đập An Sang, hồ Đồng Khôn, hồ Hòn Dinh và các vị trí quy hoạch khác như: đập nước Nóng, đập đá Đen, hồ Mỹ Lâm,…
Bảng 2.2. Các đặc trưng thống kê tài nguyên nước mặt
Lưu vực sông Fkm2 X0 Y0 Z0 Q0 Cv Cs M0 Ba (cửa ra) 13900 1620 685 935 302 0,35 0,70 21,7 Kỳ Lộ 1920 1763 849 914 51,7 0,40 0,80 26,9 Bàn Thạch 592 200 1120 1080 21,0 0,45 0,90 35,5 Lưu vực sông W0106m3 X10% Q20% Q50% Q75% Q95% 0 Ba(cửa ra) 9531 444 387 290 227 154 0,50 0,42 Kỳ Lộ 1630 79,6 67,7 49,1 36,7 21,2 0,55 0,48 Bàn Thạch (Đà Nông) 663 33,6 28,4 19,5 14,1 8,40 0,60 0,51