Các tác động làm chuyển đổi kinh tế nội ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Phú Yên (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH LÃNH THỔ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Phú Yên

3.1.2. Các tác động làm chuyển đổi kinh tế nội ngành nông nghiệp

Quá trình chuyển đổi kinh tế nội ngành nông nghiệp xét trong phạm vi nghiên cứu này chính là sự chuyển dịch hoạt động trồng trọt và chăn nuôi.

46

a. Bối cảnh về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam

Về giá trị sản xuất toàn ngành và các chuyên ngành: Trong giai đoạn 2005- 2013, giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp theo giá thực tế đã tăng gần 4 lần, từ 256,4 ngàn tỷ đồng lên 1.017,2 ngàn tỷ đồng. Trong đó, chuyên ngành nông nghiệp thuần tăng 4,08 lần, từ 183,2 ngàn tỷ lên 748,2 ngàn tỷ; lâm nghiệp tăng 3,05 lần, từ 9,5 ngàn tỷ lên 29,0 ngàn tỷ; thủy sản tăng 3,8 lần, từ 63,7 ngàn tỷ lên 240,0 ngàn tỷ.

Điều này phản ánh chuyên ngành nông nghiệp thuần có giá trị sản xuất cao nhất và tăng mạnh nhất, sau đó đến thủy sản và chậm nhất là lâm nghiệp.

Về cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng nông nghiệp thuần vẫn duy trì ở mức cao (trên 70%), giảm một chút vào các năm 2006, 2007 sau đó tăng lên 77,5% vào năm 2011 và giảm còn 73,6% vào năm 2013; lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ (trên dưới 3%) và có xu hướng giảm (thấp nhất là gần 2,3% vào năm 2011); thủy sản chiếm tỷ trọng từ 21% đến 24%, có xu hướng giảm, thấp nhất từ 2007 đến 2012, tăng nhẹ vào năm 2013 (23,6%).

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất, cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam (2005-2013)

Năm

GTSX toàn ngành NN

(tỷ đồng)

NN thuần (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Thủy sản (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Lâm nghiệp (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

2005 256.388 183.214 71,5 63.678 24,84 9.496 3,70 2006 282.525 197.701 70,0 74.493 26,37 10.331 3,66 2007 338.553 236.750 69,9 89.694 26,49 12.108 3,58 2008 502.119 377.239 75,1 110.510 22,01 14.370 2,86 2009 568.993 430.222 75,6 122.666 21,56 16.106 2,83 2010 712.047 540.163 75,9 153.170 21,51 18.715 2,63 2011 1.016.080 787.197 77,5 205.866 20,26 23.017 2,27 2012 1.000.390 749.325 74,9 224.264 22,42 26.800 2,68

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2005 – 2013) Nhƣ vậy, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn nặng về nông nghiệp thuần mà chưa khai thác được các lợi thế tự nhiên về rừng, đất rừng, mặt nước sông, hồ, biển để phát triển mạnh các chuyên ngành lâm nghiệp và thủy sản, đƣa các chuyên ngành này trở thành sản xuất chính của nông nghiệp để tạo ra cơ cấu toàn ngành nông nghiệp hợp lý. Trong đó, chuyên ngành lâm nghiệp đang sử dụng quỹ đất lớn nhất, tuy nhiên, giá trị kinh tế mang lại còn thấp, chƣa giải quyết đƣợc vấn đề kinh tế và việc làm tại địa phương. Do đó, với những hạn chế còn tồn tại trong nội ngành nông nghiệp, cần thiết phải có nghiên cứu những hạn chế này để đưa ra hướng giải quyết cụ thể. Cần có giải pháp nhằm tăng tỷ trọng hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, bên cạnh đó là cần chủ động ứng dụng những công nghệ trong hoạt động trồng trọt, trồng trọt và chăn nuôi

47

trên quy mô lớn để tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa chứ không phải chỉ giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho người dân trong phạm vi địa phương.

b. Nhu cầu hàng hóa của thị trường trong nước và quốc tế

Hiện nay, với thế mạnh của Việt Nam thì xuất khẩu các mặt hàng nông sản từ nuôi trồng thủy sản đƣợc coi là một mũi nhọn trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Do nhu cầu về thực phẩm sạch trên thế giới ngày càng cao, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam: Nhật Bản, Mỹ, các nước Châu Âu,… Do đó, kế hoạch trong tương lai là phải tăng được sản lượng từ hoạt động nuôi trồng thủy sản mà vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng của những sản phẩm đó. Với những tác động trên làm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của Phú Yên có sự thay đổi về diện tích cây nông nghiệp. Trong đó, hoạt động trồng trọt trong nông nghiệp chủ yếu tập trung vào cây hằng năm: lúa, lạc,…

Giá trị thu đƣợc từ cây hằng năm chiếm tỷ trọng lớn hơn cây lâu năm trong hoạt động trồng trọt. Quy mô về tổng giá trị có sự gia tăng mạnh trong giai đoạn 2010 – 2013. Đây cũng chính là giai đoạn lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng tăng, đáp ứng nhu cầu lao động cho ngành nông nghiệp của tỉnh nói chung và cho hoạt động trồng trọt trong nông nghiệp nói riêng.

Hình 3.2. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá hiện hành (tỷ đồng) (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2013)

Năng lực cạnh tranh của hàng hóa nông sản có ảnh hưởng mạnh và trực tiếp đến phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa nông sản là yếu tố quan trọng cho việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, đặc biệt là trong hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Nếu năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông sản thấp thì nó sẽ làm cho quá trình chuyển dịch cơ

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Cây lâu năm Cây hằng năm

48

cấu ngành nông nghiệp không thể đạt tới mục tiêu đề ra hoặc đạt ở mức thấp và cơ cấu ngành vẫn không đem lại hiệu quả, làm kéo dài quá trình này và gây tốn kém, lãng phí các nguồn lực xã hội.

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện diện tích cây lương thực có hạt của các đơn vị hành chính tỉnh Phú Yên giai đoạn (2005 – 2013)

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2013) Ảnh hưởng cụ thể của năng lực canh tranh sản phẩn tới chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp thể hiện trên các mặt sau: (i) Tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản hàng hóa, thị trường xuất hàng hóa nông lâm thủy sản mở rộng nhờ vào chất lƣợng hàng hóa tăng lên, giá thành sản xuất thấp, hệ thống quy trình sản xuất thực phẩm an toàn vệ sinh, xuất sứ nguồn gốc được hoàn thiện; (ii) Giúp người sản xuất tiếp cận nhanh với thị trường để ra quyết định đầu tư đúng, nâng cao giá trị, mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp bền vững (Trung tâm thông tin tƣ liệu, 2014). Nhƣ vậy, qua biểu đồ có thể thấy TP. Tuy Hòa, TX. Sông Cầu và huyện Phú Hòa là ba đơn vị hành chính có xu hướng giảm diện tích trồng trọt các cây lương thực có hạt rõ rệt nhất. Bên cạnh đó, huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Đông Hòa lại có xu hướng tăng nhẹ về diện tích cây lương thực có hạt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Phú Yên (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)