CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
1.2. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu
1.2.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Biến đổi khí hậu ngày càng tác động mạnh tới hoạt động sinh kế của con người, đặc biệt là đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những biểu hiện cụ thể của hiện tượng biến đổi khí hậu được mô tả trong “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu” (Bộ TNMT, 2008):
Hiện tượng dị thường của thời tiết: Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, các biểu hiện dị thường lại thường xuất hiện: đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng
21
1 và tháng 2 năm 2008 ở Bắc Bộ; đợt không khí lạnh và rét đậm, rét hại vào cuối năm 2015 đã gây thiệt hại rất nhiều về người và vật chất của người dân, đặc biệt là đối với người dân khu vực trung du, miền núi. Mùa đông lạnh đến muộn và biến đổi thất thường hơn những năm trước. BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ lụt, hạn hán ngày càng ác liệt (gia tăng về cường độ và độ bất thường);
Bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn: là một cách biểu hiện của BĐKH (Nguyễn Đức Ngữ, 2008). Các hiện tƣợng cực đoan của thời tiết và thiên tai (nóng, rét hại, bão, lũ lụt, hạn hán, v.v…) xảy ra với tần suất cao hơn, cường độ và độ khác thường lớn hơn (Huỳnh Thị Lan Hương, 2014)… Như vậy, đối với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ trong đó có tỉnh Phú Yên, thì biểu hiện cụ thể là hiện tượng nước biển dâng, hạn hán và bão lũ biến đổi thất thường cả về tần suất và mức độ. BĐKH tác động đến tất cả lĩnh vực đời sống xã hội, mọi vùng lãnh thổ, trong đó ngành nông nghiệp là ngành chịu tác động lớn nhất; vùng ven biển và miền núi là những vùng chịu tác động lớn nhất. Nhƣ vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp ở khu vực ven biển chịu ảnh hưởng từ BĐKH theo hướng: Bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra nhiều hơn, gây mưa lớn trong thời gian ngắn. Ngập lụt có thể xảy ra, đặc biệt tại tỉnh Phú Yên - nơi có địa hình có sự chênh lệch lớn giữa phía Tây và phía Đông (ven biển), địa hình không đồng nhất về độ cao, nước chảy dồn từ phía Tây về những cánh đồng lúa trũng thấp ở phía Đông ven biển.
Với những biểu hiện chung nhƣ trên, BĐKH tác động đến nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản theo mức độ với yếu tố cường hóa khác nhau, cụ thể như:
Trong lĩnh vực nông nghiệp, thiệt hại nặng nề do hậu quả của bão và hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra một cách thường xuyên. Những tác động của BĐKH đối với nông nghiệp tập trung vào các vấn đề: (i) An ninh lương thực không được đảm bảo do suy giảm năng suất cây trồng: BĐKH tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. Nhiệt độ tăng cao làm thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và cây trồng á nhiệt đới thu hẹp lại; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng, tăng khả năng sinh bệnh, lây truyền dịch của gia súc, gia cầm; (ii) Thay đổi nguồn nước do nhiều vùng bị cạn kiệt nguồn nước ngọt nhưng nhiều vùng lại bị ngập lụt, nước biển dâng: Tài nguyên nước phải chịu thêm nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, mùa. Khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp. Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước; (iii) Ảnh hưởng đến hệ sinh thái như mất cân bằng, suy giảm đa dạng sinh học: BĐKH có nhiều tác động tiêu cực đối với đa dạng sinh học và hệ sinh thái, làm gia tăng các áp lực vốn đã tác động tiêu cực đến các hệ
22
sinh thái ( tình trạng ô nhiễm, khai thác quá mức tài nguyên gây suy giảm, phá hủy nơi cƣ trú tự nhiên; sự xâm hại của các sinh vật ngoại lai và chuyển đổi mục đích sử dụng đất...). BĐKH gây suy giảm đa dạng sinh học và các dịch vụ sinh thái tự nhiên, làm giảm khả năng hồi phục và khả năng hấp thụ các-bon tự nhiên của các hệ sinh thái, thậm chí có thể làm thay đổi chức năng từ hấp thụ trở thành nguồn phát thải khí carbon; (iv) Hiện tượng thời tiết cực đoan khó dự báo; (vi) Rủi ro và các thay đổi khác như thiệt hại đến cơ sở hạ tầng,... (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2015).
Ngoài ra, BĐKH không chỉ tác động với lĩnh vực nông nghiệp trong ngành nông nghiệp mà còn gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất lâm nghiệp: (i) Thay đổi ranh giới phân bố của các hệ sinh thái rừng tự nhiên: có sự dịch chuyển một số loài cây họ dầu ra phía Bắc do sự tăng lên của nhiệt độ và lƣợng mƣa thay đổi; (ii) Lâm nghiệp: Trong vài thập kỷ qua, trung bình m i năm Việt Nam mất đi hàng chục ngàn ha rừng, trong đó mất rừng do cháy khoảng 16.000ha/năm, diện tích thiệt hại trên 633.000ha rừng; (d) Sâu bệnh hại rừng: nhiều loài sâu bệnh xuất hiện và phá hại nặng nhƣ: sâu róm thông, cào cào, châu chấu, bệnh khô xám thông, khô ngọn thông, thối rễ cổ bông… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp; (e) Hệ sinh thái rừng ngập mặn: hàng năm những vùng ven biển và đảo gần bờ phải chịu ngập lụt nặng lề bở hạn hán và xâm nhập mặn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2015).
Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, BĐKH tác động chủ yếu thông qua biểu hiện về nước biển dâng, nhiệt độ tăng làm thay đổi ngưỡng sinh thái của các loài thủy sản, làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản gây ảnh hưởng tới hoạt động sinh kế của người dân: (i) Các loài cá ven biển đang đối mặt với việc bị đánh bắt quá mức, ô nhiễm môi trường, thủy triều đỏ và các áp lực môi trường khác; (ii) Môi trường sống bị suy thoái kết hợp với sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu, dẫn đến bùng phát dịch bệnh làm chết hàng loạt tôm sú, tôm hùm ở Miền Trung và Nam Bộ…. (iii) Nghề khai thác hải sản liên tiếp phải hứng chịu các đợt thiên tai lớn và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của, tàu thuyền bị đắm, hư hỏng, thiệt hại về tính mạng người dân…; (iv) Ảnh hưởng đến đời sống ngư dân như dịch bệnh sau các trận lũ lụt, thiếu lương thực; Thiệt hại của cải, phương tiện đánh bắt, cơ sở hạ tầng nghề nuôi; Sản phẩm nuôi bị thất thoát.
23
Hình 1.1. Sơ đồ tác động của biến đổi khí hậu với nông nghiệp
(Nguồn: Vũ Đăng Dũng) Nhƣ vậy, qua những phân tích trên có thể thấy, nghiên cứu về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã đƣợc nghiên cứu nhiều trên thế giới và đã đạt đƣợc nhiều thành tựu. Tuy nhiên, nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên quan điểm phát triển bền vững, trong bối cảnh biến đổi khí hậu thì mới chỉ đƣợc quan tâm tại một số quốc gia (tại Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc). Tại Việt Nam nghiên cứu này mới được thực hiện tại hai tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH đó là Nghệ An và Quảng Ngãi, đã đạt đƣợc một số kết quả ban đầu. Phú Yên là tỉnh chịu nhiều tác động từ BĐKH nên thực hiện nghiên cứu này là sự cần thiết, trên cơ sở những kinh nghiệm và bài học rút ra từ các công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam.
24