Các tác động làm chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Phú Yên (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH LÃNH THỔ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Phú Yên

3.1.4. Các tác động làm chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế

Trong phạm vi của từng vùng, quốc gia thì không chỉ có tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội ngành và theo thành phần kinh tế mà còn có sự tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ. Do có sự phát triển không đều giữa các vùng trong nước, quá trình đó diễn ra ở các vùng không giống nhau. Tại khu vực kinh tế phát triển, quá trình này tuân theo trình tự chung; trong khi ở vùng kinh tế kém phát triển, quá trình này bắt đầu từ hoạt động phá thế độc canh chuyển sang đa canh (lúa, màu, chăn nuôi, tiểu, thủ công nghiệp và dịch vụ). Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn đều hướng tới giảm tỷ trọng nông nghiệp và gia tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Đối với tỉnh Phú Yên, phạm vi khoa học đƣợc giới hạn trong hoạt động nông nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ sẽ đi sâu vào phân tích các tác động làm chuyển dịch hoạt động trồng trọt và chăn nuôi trên phạm vi toàn tỉnh.

50

Bảng 3.2. Các khu vực, hoạt động sản xuất dễ bị tổn thương của tỉnh Phú Yên

Khu vực Địa điểm Các tác động Hoạt động chịu tác động

Vùng ven biển và Hải đảo

Thị xã Sông Cầu, huyện Tuy An, Tp. Tuy Hòa,

- Nước biển dâng

- Gia tăng bão và áp thấp nhiệt đới;

- Gia tăng lũ lụt và sạt lở đất.

- Nông nghiệp và an ninh lương thực, biểu hiện rõ nhất qua hoạt động canh tác cây trồng: trồng lúa và hoa màu khu vực ven biển, vùng cửa sông;

- Chăn nuôi gia súc và gia cầm vùng cứa sông, ven biển dễ bị tác động của bão lũ, xâm nhập mặn;

- Cây công nghiệp lâu năm khu vực ven biển.

Vùng đồng bằng nhỏ hẹp

Huyện Đồng Xuân, huyện Tuy An, Đông Hòa, Tây Hòa

- Lũ lụt và sạt lở đất, xâm nhập mặn

- Ngoài những tác động giống nhƣ khu vực ven biển, hoạt động trồng trọt và chăn nuôi tại khu vực đồng bằng còn dễ bị ảnh hưởng của hiện tượng ngập úng,

- Các đàn gia súc, gia cầm có thể bị ảnh hưởng nặng nề do xâm nhập mặn và nước biển dâng

Vùng núi và Trung du phía Tây

Phía Bắc Sơn Hòa, phía Nam Sông Hinh, Phía Tây huyện Đồng Xuân

- Gia tăng lũ và sạt lở đất, gia tăng thời tiết cực đoan.

- Nhiệt độ tăng, hạn hán thiếu nước mùa khô

- Không chỉ dễ bị ảnh hưởng của mưa, bão, lũ mà hoạt động canh tác nông nghiệp và chăn nuôi tại khu vực này còn rất dễ bị tổn thương do hiện tượng hạn hán, thiếu nước

(Nguồn: Phân tích dựa trên Kỷ yếu Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV, năm 2015)

51

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ chịu tác động từ những ảnh hưởng của thời tiết và khí hậu, chính sách và định hướng phát triển theo lãnh thổ của tỉnh cũng là một yếu tố tác động không nhỏ.

Bảng 3.3. Định hướng phát triển theo lãnh thổ tại tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Vùng Huyện/TX

/thành phố Định hướng phát triển

Biển ven biển

TP. Tuy Hòa - Phát triển đô thị Tuy Hòa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh

TX. Sông Cầu

- Chuyển một số diện tích 1 vụ lúa có năng suất không ổn định, thu nhập thấp sang kinh doanh dich vụ, đất làm muối.

- Phát triển kinh tế du lịch tại dự án du lịch cấp quốc gia Vịnh Xuân Đài và phụ cận.

- Chú trọng phát triển kinh tế trang trại, phát triển các mô hình nông lâm kết hợp ở khu vực phí tây của huyện (khu vực không tiếp giáp với biển).

Huyện Đông Hòa - Tập trung phát triển hoạt động canh tác lúa.

Huyện Tuy An

- Nâng cao chất lƣợng lúa, các mô hình nông lâm kết hợp,

- Phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản Vùng

đồng bằng

Huyện Tây Hòa - Nâng cao chất lƣợng lúa, phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Huyện Phú Hòa

Vùng miền

núi

Huyện Đồng Xuân

- Chú trọng các biện pháp tưới tiêu để nâng cao năng suất cây mía, sắn.

- Phát triển chăn nuôi đại gia súc, xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp, ổn định đời sống đồng bào dân tộc.

Huyện Sơn Hòa

- Chú trọng các biện pháp tưới tiêu để nâng cao năng suất cây mía.

- Phát triển cây cao su tại vùng thích hợp.

- Ổn định diện tích trồng sắn.

- Phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Huyện Sông Hinh

- Phát triển với 3 cây trồng chủ lực là cao su, mía, sắn.

- Phát triển nhà máy chế biến cao su, chuyển một số diện tích sang trồng cao su.

(Nguồn: Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên, 2013) Như vậy, định hướng phát triển cụ thể cho m i lãnh thổ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn vốn đầu tƣ, nguồn lực, khoa học kĩ thuật. Trong đó, hoạt động trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày tập trung phát triển tại địa bàn các huyện Đồng Hòa, huyện

52

Tuy An, huyện Tây Hòa, huyện Phú Hòa; trồng cây công nghiệp lâu năm sẽ tập trung tại các huyện Đồng Xuân, huyện Sơn Hòa và huyện Sông Hinh; còn hoạt động chăn nuôi gia súc với quy mô lớn sẽ tập trung tại huyện Đông Hòa, Sơn Hòa. Kéo theo đó, nguồn vốn phân bổ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng chỉ tập trung theo hướng tạo ra sản phẩm nông nghiệp có tính chất hàng hóa và có giá trị cao hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Phú Yên (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)