CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH LÃNH THỔ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
3.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Phú Yên
Đồng bằng Tuy Hòa (Phú Yên) là vùng trồng lúa lớn nhất khu vực Nam Trung Bộ, cung cấp lương thực không chỉ trong địa bàn tỉnh mà còn cho các địa phương lân cận. Nông nghiệp vẫn là ngành mũi nhọn, thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân vùng nông thôn. Hiện nay trên toàn tỉnh có 317 công trình thủy lợi các loại, tưới tiêu cho khoảng 66.000 ha diện tích gieo trồng. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp của tỉnh đang gánh chịu những thách thức của BĐKH do lƣợng mƣa trong những năm gần đây giảm rõ rệt, tình hình hạn hán diễn ra gay gắt trên diện rộng. Lƣợng mƣa trong những năm xảy ra hạn hán nghiêm trọng có thể giảm từ 60-70% so với cùng kỳ nhiều năm. Các sông và hồ chứa cũng bị thiếu hụt nguồn nước trầm trọng khiến diện tích đất bị hạn hán và hoang hóa ngày càng gia tăng, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015).
Theo kịch bản trung bình B2 nhiệt độ năm 2020 tăng 0.4oC, năm 2030 (0.60C) so với nhiệt độ nền. Tuy nhiên năm 2050 nhiệt độ tăng (0.90C), năm 2070 (10C) so với nhiệt độ nền có thể ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây trồng từ đó ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Dưới tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, trong thời gian qua vùng ven biển tỉnh Phú Yên có nhiều khu vực bị sạt lở nghiêm trọng và có xu hướng ngày càng gia tăng. Toàn vùng có 19 khu vực sạt lở, với phạm vi 300m - 1.5km; tốc độ sạt lở hàng năm từ 10-20m, cá biệt có nơi từ 25 - 35m/năm nhƣ thôn Hoà An xã Xuân Hoà, xóm Rớ, phường Phú Đông thành phố Tuy Hòa. Theo Báo cáo xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Phú Yên, cho thấy:
61
- Ứng với mực nước biển dâng 30cm thì tỷ lệ ngập nước của Phú Yên là 34,56km2.
- Ứng với mực nước biển dâng 75cm thì tỷ lệ ngập nước của Phú Yên là 39,998km2, nhiều hơn so với ngập 30cm là 5,4342km2.
- Ứng với mực nước biển dâng 100cm thì tỷ lệ ngập nước của Phú Yên là 44,3664 km2, nhiều hơn so với ngập 75cm là 4,3677km2.
Sự biến đổi dị thường của khí hậu tất yếu sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt, sản lượng lương thực sẽ bị giảm sút do sự gia tăng dịch bệnh, sâu hại làm giảm năng suất cây trồng. BĐKH dẫn đến nguy cơ mất an ninh lương thực do tác động đến sinh trưởng, phát triển, thời vụ gieo trồng, tăng dịch bệnh, dịch hại, làm giảm năng suất, sản lƣợng của cây trồng. Hạn hán làm tăng nguy cơ hạn hán và hoang mạc hóa, nhu cầu nước cho nông nghiệp tăng cao, gia tăng nguy cơ dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi.
Đặc biệt từ năm 2002 trở đi, hạn hán hoạt động với cường độ mạnh và tần suất lớn hơn nên đã xảy ra tình trạng hạn hán kéo dài. Hạn hán xảy ra vào những tháng cuối năm 2006 đầu 2007 cũng làm cho lượng nước trong các hồ chứa cạn kiệt ở mức báo động. Những năm hạn hán đã làm tăng hiện tƣợng nhiễm mặn, nhiễm phèn vào diện tích đất đồng bằng. BĐKH và nước biển dâng sẽ gia tăng tình trạng xâm nhập mặn và thiếu nước vào mùa khô, càng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ảnh hưởng của mực nước biển dâng gây mất đất nông nghiệp, BĐKH sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu nước cho cây trồng và làm tăng nguy cơ xuất hiện các dịch bệnh, ảnh hưởng tới khả năng thâm canh tăng vụ.
Tác động tiêu cực của BĐKH tới sản xuất nông nghiệp tại Phú Yên cũng có sự thay đổi trong giai đoạn 2005-2015:
- Năm 2005: Ở Phú Yên có 1 cơn áp thấp nhiệt đới, và một cơn bão (bão số 8) ảnh hưởng trực tiếp đến Phú Yên, 4 đợt mưa lũ lớn gây thiệt hại lớn về người và tài sản, cụ thể trong sản xuất nông nghiệp thì: 33.418 ha lúa bị ngập; 23 tàu thuyền bị hƣ hỏng nặng, 2.737 ha ao tôm bị vỡ, 291 tấn tôm bị mất; 99.920 m đê sông, biển bị vỡ và sạt lở, 104.528 m kênh mương bị vỡ, bồi lấp và sạt lở cùng 89 cống tưới tiêu. Tổng thiệt hại do thiên tai năm 2005 ƣớc tính 219 tỷ đồng.
- Năm 2007: Mưa, bão, lũ làm 41 người chết, 10 người bị thương, 44.614 nhà bị ngập nước, 263 nhà bị sập đổ, 548 nhà bị hư hỏng nặng. 35 phòng học bị sập đổ, 4.019 ha lú, 312 ha ngô, 331 ha mỳ, 1.514 ha rau màu bị ngập, 2.800 tấn thóc giống bị mất và hƣ hỏng, hàng chục ngàn gia cầm bị chết hoặc cuốn trôi, 58 km đê sông, đê biển, 72 km kênh mương bị vỡ. Tàu thuyền bị chìm, mất 19 cái, hư hỏng 36 cái, 1.638 ha hồ
62
tôm cá bị sạt lở. 146 km đường giao thông bị vỡ, 13.600 m2 mặt đường nhựa bị hư hỏng. Tổng thiệt hại ƣớc tính 200 tỷ đồng.
- Năm 2008: Trong 3 tháng cuối năm 2008, ở Phú Yên đã xảy ra 2 đợt mƣa lũ lớn gây thiệt hại về người và tài sản. 2 đợt lũ năm 2008 đã làm 20 người chết, hệ thống công trình hạ tầng, đê điều, cầu đường, nhà ở, công trình phúc lợi xã hội, đồng ruộng, ao hồ bị tàn phá nghiêm trọng. Tổng thiệt hại ƣớc tính 165 tỷ đồng.
- Năm 2009: Có 2 đợt lũ kết hợp với bão gây thiệt hại lớn. Trong số 25.560 ha lúa vụ mùa đang làm đòng, tr có 13.300 ha lúa bị đổ ngã, ngập úng; 2.697 ha hoa màu hƣ hỏng; 23.490 cây lâu năm bị đổ; 562 ha cây lâm nghiệp bị hƣ hỏng; 12 tấn tôm cá nuôi bị cuốn trôi.
- Năm 2010: Phú Yên chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1 cơn áp thấp nhiệt đới, trong các tháng X và XI liên tiếp xảy ra lũ lụt kéo dài gây thiệt hại nặng: 1.115 ha nuôi trồng thuỷ sản bị hƣ hại; 4.014 ha lúa bị ngã đổ, 3.412 ha hoa màu bị hƣ hỏng, 3.971 tấn lúa giống bị hƣ hỏng, 2.430 cây lâu năm bị ngã đổ, 9.700 con gia cầm bị trôi, chết.
Tổng thiệt hại ƣớc tính 836 tỷ đồng.
- Năm 2013: Phú Yên có 15 cơn bão, trong đó có 04 cơn bão ảnh hưởng đến tỉnh Phú Yên gây thiệt hại về người, tài sản là (cơn bão số 10, 13, 14 và 15). Thiệt hại về nông nghiệp (Giá trị thiệt hại khoảng 34.280,70 triệu đồng); Trồng trọt: 240ha mất năng suất dưới 30% (Sơn Hòa: 190ha; Đồng Xuân: 20ha; Tây Hòa: 30ha); Diện tích sắn bị, đổ ngã và ngập úng thiệt hại từ 30-70%: 279ha gồm (huyện Đồng Xuân:
37,2ha; thị xã Sông Cầu: 9ha; Sông Hinh: 6,7ha và Sơn Hòa: 265ha; Tây Hòa: 12,3ha ); Diện tích ngô (bắp) bị đổ ngã, hƣ hỏng > 70%: 106ha (Sơn Hòa: 100ha; Tây Hòa:
6ha); Gia súc, gia cầm: Chết 04 con bò (huyện Đồng Xuân) và trôi 200 con gà (thị xã Sông Cầu);
- Năm 2014: Thiệt hại về nông nghiệp là 1.384,05 ha (Giá trị thiệt hại: 7,542 tỷ đồng). Trong đó: Diện tích lúa mùa bị ngập, đổ là: 759,2 ha (TX. Sông Cầu: 301,9ha, TP Tuy Hòa: 15ha; Đồng Xuân: 97,3 ha; Tuy An: 345ha); Diện tích hoa màu bị ngập:
199,75 ha (TX. Sông Cầu: 105,25ha, TP Tuy Hòa: 6,5ha; Tuy An: 88 ha); Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày (cây Sắn, cây mía) bị ngập, ngã đổ thiệt hại: 384ha (Đồng Xuân: 239 ha; Tuy An: 76ha; TX. Sông Cầu: 69ha); Diện tích chuối bị hƣ hại: 41,1 ha ( Tuy An: 35,5 ha; TX. Sông Cầu: 5,6 ha) và 4.951 cây chuối bị đổ ngã ( TP. Tuy Hòa:
2.000 cây, Sông Cầu: 1.151cây, Đồng Xuân: 1.800 cây) (UBND tỉnh Phú Yên, 2016).
- Năm 2015: Triều cường, lũ lụt xảy ra nhiều đợt; trong đó có 2 đợt lũ đạt mức trên báo động cấp II, dưới báo động cấp III gây ra làm thiệt hại nhà cửa, tài sản của nhân dân và nhà nước gây ra trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Trong đó, thiệt hại do mưa
63
lớn, lũ, ngập lụt: Diện tích gieo cấy lúa (trên 70%): 147ha; Thiệt hại nặng từ (30% - 70%): 439ha; Thiệt hại do hạn hán nắng nóng: Diện tích gieo cấy lúa (30% -70%):
713ha; diện tích hoa màu, rau màu, thiệt hại hoàn toàn (trên 70%): 681 ha; thiệt hại nặng từ (30% -70%): 1.831 ha; diện tích cây trồng hàng năm, thiệt hại hoàn toàn (trên 70%): 3.833ha (Viện Tài nguyên và Môi trường - Đại học Huế, 2014).
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng lên sử dụng đất cho thấy, đất chuyên trồng lúa nước là loại hình sử dụng đất bị tác động mạnh nhất với diện tích sử dụng đất nằm trong khu vực có nguy cơ ngập do nước biển dâng cao nhất trong các loại hình sử dụng đất.
Phú Yên với đặc trƣng về địa hình phức tạp và độ dốc cao nên chỉ những khu vực ven biển như TP. Tuy Hòa, TX. Sông Cầu, Tuy An và Đông Hòa là bị ảnh hưởng của nước dâng ở cả 3 kịch bản (kịch bản thấp, trung bình và cao). Qua kết quả tính toán ngập lụt ở cả 3 kịch bản thì huyện Đông Hòa là chịu ảnh hưởng nhiều nhất so với các khu vực khác. Tính đến năm 2020, diện tích đất tại Đông Hòa bị ngập là khoảng 5,7% với số dân bị ảnh hưởng là khoảng 6861 người. Đến năm 2070, diện tích đất tự nhiên ngập gần 7%, dân số bị ảnh hưởng lúc này lên đến hơn 10.000 người. Còn các khu vực khác diện tích ngập không đáng kể.
Hình 3.9. Tỷ lệ diện tích đất của tỉnh Phú Yên bị ngập nước theo kịch bản BĐKH thấp
(Nguồn: UBND tỉnh Phú Yên, 2012) Với kịch bản thấp, tức là nước biển dâng ở mức 8cm thì hoạt động trồng trọt bị ảnh hưởng chủ yếu là lúa nước. Theo thống kê của Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học – Đại học Huế năm 2012, theo kịch bản phát thải thấp, diện thích lúa bị ảnh hưởng chỉ nằm trong phạm vi 03 đơn vị hành chính, đó là TP. Tuy Hòa bị ngập 84,02/2096 ha lúa nước. Trong đó, huyện Đông Hòa bị mất 88,77/3.598 ha lúa
TX. Sông Cầu H. Tuy An TP. Tuy Hòa H. Đông Hòa
2020 8.70 0.46 0.04 5.63
2030 9.69 0.48 0.04 5.81
2050 10.98 1.02 0.06 6.32
2070 11.68 1.25 0.07 6.60
0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00
% Diện tích bị ngập
64
nước, đây là địa phương bị mất nhiều diện tích đất canh tác nông nghiệp nhất của tỉnh Phú Yên. Còn Tuy An là huyện bị mất diện tích trồng lúa nước lớn thứ hai 8,12/3080 ha với kịch bản này.
Bảng 3.9: Diện tích đất chịu ảnh hưởng bởi nước biển dâng theo kịch bản phát thải B1 (Nguồn: UBND tỉnh Phú Yên, 2012)
SDD DT
(ha)
2020 2030 2050 2070
DT
Ngập % DT
Ngập % DT
Ngập % DT
Ngập %
ODT 1900 0 0 54 2,84 62 3,26 83 4,37
LUK 5768 85 1,47 116 2,01 125 2,17 141 2,44
ONT 13964 119 0,85 129 0,92 147 1,05 164 1,17
SON 7340 144 1,96 161 2,19 173 2,36 196 2,67
SXN 1417 0 0 0 0 84 5,93 220 15,53
TSN 512 217 42,38 223 43,55 232 45,31 250 48,83
TSL 1169 401 34,3 419 35,84 458 39,18 520 44,48
NTS 959 471 49,11 492 51,3 527 54,95 563 58,71
LUC 32665 625 1,91 643 1,97 736 2,25 788 2,41
Trong kịch bản phát thải trung bình, Thị xã Sông Cầu là đơn vị hành chính chịu nhiều tác động tiêu cực nhất từ hiện tượng nước biển dâng. Mặc dù, nằm phía Bắc của tỉnh Phú Yên và có độ cao trung bình so với mực nước biển tương đối cao, nhưng địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, có nhiều cửa sông nhỏ chảy ra biển tạo điều kiện để nước sẽ theo hệ thống sông, suối chảy ngược vào những khu vực trũng bên trong. Điều này khiến cho ảnh hưởng của BĐKH tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân tăng lên. Nếu xét trong kịch bản phát thải trung bình, đến năm 2020, Phú Yên sẽ mất 8,70 % diện tích tự nhiên bị ngập trong nước, trong đó là các khu vực trồng lúa và hoa màu khu vực cửa sông và vùng đất cát ven biển.
TX. Sông Cầu H. Tuy An TP. Tuy Hòa H. Đông Hòa
2020 8.70 0.46 0.04 5.63
2030 9.69 0.48 0.04 5.81
2050 10.98 1.02 0.06 6.32
2070 11.68 1.25 0.07 6.60
0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00
% Diện tích bị ngập
65
Hình 3.10. Tỷ lệ diện tích đất của tỉnh Phú Yên bị ngập nước theo kịch bản BĐKH trung bình (Nguồn: UBND tỉnh Phú Yên, 2012)
Đứng thứ hai về thiệt hại do BĐKH tại Phú Yên theo kịch bản phát thải trung bình chính là huyện Đông Hòa. Số diện tích bị ảnh hưởng do nước biển dâng sẽ tăng dần từ năm 2020 đến năm 2070. Tuy nhiên, mức tăng về phần trăm diện tích sẽ không nhiều, năm 2020 là 5,63% tổng diện tích tự nhiên, đến năm 2070 là 6,60 % tổng diện tích tự nhiên. Diện tích bị ảnh hưởng ở đây cũng phần lớn là diện tích khu vực trồng trọt nông nghiệp vùng cửa sông và hoa màu ven biển. Khi nước biển dâng sẽ đi theo các con sông vào sâu bên trong gây ảnh hưởng tới diện tích trồng lúa và nuôi trồng thủy sản ven biển.
Bảng 3.10. Diện tích đất chịu ảnh hưởng bởi nước biển dâng theo kịch bản phát thải B2
SDĐ
Diện Tích (ha)
2020 2030 2050 2070
Diện Tích
Ngập (ha) % Diện Tích
Ngập (ha) % Diện Tích
Ngập (ha) % Diện Tích Ngập (ha) %
ODT 1900 0 0 54 2,84 77 4,05 83 4,37
LUK 5768 85 1,47 116 2,01 130 2,25 142 2,46
ONT 13964 119 0,85 129 0,92 155 1,11 166 1,19
SON 7340 144 1,96 161 2,19 186 2,53 197 2,68
SXN 1417 0 0 0 0 132 9,32 219 15,46
TSN 512 217 42,38 223 43,55 245 47,85 251 49,02
TSL 1169 401 34,3 419 35,84 488 41,75 523 44,74
NTS 959 471 49,11 492 51,3 540 56,31 566 59,02
LUC 32665 625 1,91 643 1,97 756 2,31 792 2,42
(UBND tỉnh Phú Yên, 2012)
Hình 3.11. Diện tích ngập nước các huyện theo kịch bản cao A1F1
TX. Sông Cầu H. Tuy An TP. Tuy Hòa H. Đông Hòa
2020 8.70 0.46 0.04 5.63
2030 9.69 0.48 0.04 5.81
2050 10.98 1.02 0.06 6.32
2070 11.68 1.25 0.07 6.60
0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00
% Diện tích bị ngập
66
(UBND tỉnh Phú Yên, 2012) Đặc thù tỉnh phú Yên là địa hình cao nên không có sự khác biệt nhiều về diện tích đất bị ngập qua các năm ở các kịch bản khác nhau. Với kịch bản phát thải cao, tỷ lệ ngập các huyện trung bình khoảng 4.1% vào năm 2020, và khoảng 5.2% vào năm 2070; ngập nặng nhất là thị xã Sông Cầu (8.7% vào năm 2020; 11.7% vao năm 2070) , kế đến là huyện Đông Hòa (với tỷ lệ ngập 5.63% vào năm 2020 và 6.6% vào năm 2070); ngập ít nhất là thành phố Tuy Hòa (chỉ từ 0.4% đến 0.7%). Trừ các huyện trên, các huyện khác hầu nhƣ không ngập.
Bảng 3.11. Diện tích đất chịu ảnh hưởng bởi nước biển dâng theo kịch bản phát thải cao A1F1
SDD
Diện Tích (ha)
2020 2030 2050 2070
Diện Tích
Ngập (ha) % Diện Tích
Ngập (ha) % Diện Tích
Ngập (ha) % Diện Tích Ngập (ha) %
ODT 1900 0 0 54 2,84 77 4,05 88 4,63
LUK 5768 85 1,47 117 2,03 130 2,25 157 2,72
ONT 13964 119 0,85 130 0,93 155 1,11 182 1,3
SON 7340 144 1,96 162 2,21 186 2,53 204 2,78
SXN 1417 0 0 0 0 132 9,32 213 15,03
TSN 512 217 42,38 224 43,75 245 47,85 255 49,8
TSL 1169 401 34,3 423 36,18 488 41,75 547 46,79
NTS 959 471 49,11 496 51,72 540 56,31 582 60,69
LUC 32665 625 1,91 646 1,98 756 2,31 834 2,55
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013) Từ những thống kê trên về kịch bản BĐKH cho tỉnh Phú Yên, nghiên cứu đã xây dựng bản đồ nhiệt độ và lƣợng mƣa thay đổi theo các kịch bản từ nguồn dữ liệu WorldClim, với độ phân giải 1km. Nồng độ phát thải đại diện (Representative Concentration Pathways) thể hiện sự phát thải của khí nhà kính bởi IPCC trong báo cáo đánh giá thứ 5 (AR5) vào năm 2014 theo 4 kịch bản tương lai (RCPs): RCP2.6, RCP4.5, RCP6, RCP8.5. Bốn kịch bản này đƣợc đặt tên theo một ngƣỡng có thể phát thải trong năm 2100 so với tiền công nghiệp giá trị (2,6, 4,5, 6,0 và 8,5 W/m2, tương ứng). Những dự báo giữa thế kỷ XXI (2046-2065) về sự nóng lên toàn cầu cho thấy sự nóng lên toàn cầu và mức nước biển dâng tăng tương ứng theo báo cáo thứ năm của IPCC (CIMP5). Các dự báo liên quan tới nhiệt độ và mực nước biển vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI (trung bình giai đoạn 1986-2005). Nhiệt độ dự báo có thể chuyển đổi trong giai đoạn 1850-1990 hay 1980-1999 trong khoảng 0,61 hay 0,11oC.
67
Bảng 3.12. Giá trị nhiệt độ dự báo gia tăng (°C) theo AR5
2046 - 2065 2081 - 2100
Kịch bản Ngưỡng giá trị trung bình Ngưỡng giá trị trung bình RCP2.6 1.0 (0.4 - 1.6) 1.0 (0.3 - 1.7) RCP4.5 1.4 (0.9 - 2.0) 1.8 (1.1 - 2.6) RCP6.0 1.3 (0.8 - 1.8) 2.2 (1.4 - 3.1) RCP8.5 2.0 (1.4 - 2.6) 3.7 (2.6 - 4.8)
Đối với các kịch bản phát thải, giá trị nhiệt độ trung bình toàn cầu đƣợc dự báo sẽ tăng từ 0,3-4,8oC trong thời kỳ cuối thế kỷ XXI.
Bảng 3.13. Giá trị lượng mưa dự báo gia tăng (m) theo AR5 2046 - 2065 2081 - 2100
Kịch bản Ngưỡng giá trị trung bình Ngưỡng giá trị trung bình RCP2.6 0.24 (0.17 - 0.32) 0.40 (0.26 - 0.55) RCP4.5 0.26 (0.19 - 0.33) 0.47 (0.32 - .63) RCP6.0 0.25 (0.18 - 0.32) 0.48 (0.33 - 0.63) RCP8.5 0.30 (0.22 - 0.38) 0.63 (0.45 - 0.82)
Đối với các kịch bản phát thải, mực nước biển trung bình toàn cầu được dự báo sẽ tăng từ 0.26 tới 0.82m vào cuối thế kỷ XXI.
Trong nghiên cứu này, học viên đã sử dụng dữ liệu từ mô hình khí hậu ACCESS 1-0 (sản phẩm hợp tác giữa CSIRO - Tổ chức nghiên cứu khoa học & công nghiệp của khối thịnh vƣợng chung và BoM (Australia Bureau of Meteorology - Cục khí tƣợng Úc)). Dữ liệu đƣợc thu thập và mô phỏng khí hậu giai đoạn 1850-2006, đƣợc mô phỏng với hai kịch bản khác nhau. Đối với RCP 4,5, giả định rằng lƣợng khí nhà kính đạt đỉnh vào năm 2040, sau đó giảm. Đối với RCP 8,5, lƣợng khí thải tiếp tục tăng trong suốt thế kỷ XXI.
68
Hình 3.12: Bản đồ giá trị lượng mưa trung bình năm tỉnh Phú Yên đến năm 2050
(Nguồn: World Clim, 2016)
69
Hình 3.13: Bản đồ giá trị lượng mưa trung bình năm tỉnh Phú Yên tới năm 2050 theo kịch bản phát thải RCP 8,5
(Nguồn: World Clim, 2016)
70
Hình 3.14: Bản đồ giá trị nhiệt độ trung bình năm tỉnh Phú Yên tới năm 2050 theo kịch bản phát thải RCP 4,5 (Nguồn: World Clim, 2016)
71
Hình 3.15: Bản đồ giá trị nhiệt độ trung bình năm tỉnh Phú Yên tới năm 2050 theo kịch bản phát thải RCP 8,5 (Nguồn: World Clim, 2016)
72