Hiện trạng cơ cấu nông nghiệp tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Phú Yên (Trang 60 - 66)

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH LÃNH THỔ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

3.2. Cơ sở khoa học về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Phú Yên

3.2.1. Hiện trạng cơ cấu nông nghiệp tỉnh Phú Yên

Trong những năm qua, kinh tế Phú Yên luôn giữ vững được tốc độ tăng trưởng cao, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2012 đạt 11,57%/năm. Trong đó, giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng bình quân 10,85%/năm; giai đoạn 2006-2010 là 12,31%/năm, và giai đoạn 2011-2012 đạt 11,81%. Quy mô kinh tế của tỉnh đã tăng mạnh qua từng thời kỳ, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh 1994) năm 2005 đạt 2.603 tỷ đồng, gấp 1,67 lần so giá trị tổng sản phẩm năm 2000; năm 2010 đạt 4.642 tỷ đồng, gấp 3 lần so năm 2000 và gấp 1,78 lần so năm 2005. Năm 2011 và năm 2012 giá trị tổng sản phẩm đạt lần lƣợt là 5.261 và 5.814 tỷ đồng.

Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá thực tế) năm 2010 đạt 13.761 tỷ đồng, gấp 5,61 lần so giá trị tổng sản phẩm năm 2000 và gấp 2,62 lần so giá trị tổng sản phẩm năm 2005. Năm 2012 giá trị đạt 20.380 tỷ đồng. Ngành Nông - Lâm nghiệp và thủy sản đạt 5.421 tỷ đồng, gấp 5 lần so năm 2000 và gấp 2,8 lần so năm 2005;

ngành Công nghiệp và xây dựng đạt 7.235 tỷ đồng, gấp 13 lần so năm 2000 và gấp 4,7 lần so năm 2005; ngành Dịch vụ đạt 7.724 tỷ đồng, gấp 8,3 lần so năm 2000 và gấp 3,9 lần so năm 2005.

Hình 3.4: Tỷ trọng GDP theo giá thực tế chia theo ngành (2001-2012)

Nguồn: Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế Phú Yên năm 2013

53

Năm 2014, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Yên khá cao, 9,34%, trong đó tăng trưởng nông nghiệp đạt 7,06%; tăng trưởng công nghiệp đạt 10,78%; tăng trưởng dịch vụ đạt 10,01% (UBND tỉnh Phú Yên, 2013)... Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Phú Yên diễn ra nhanh. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 44,1% năm 2000 xuống 28% năm 2013, tuy nhiên, tỷ trọng nông nghiệp của Phú Yên vẫn còn cao.

Hình 3.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Phú Yên 2000 – 2013

(Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê Phú Yên năm 2013) Trong hoạt động trồng trọt, sự chuyển dịch thể hiện rõ ràng nhất đó là cây công nghiệp hằng năm. Theo xu hướng tăng về giá trị sản xuất từ hoạt động trồng trọt thì giá trị của cây công nghiệp hằng năm là có tốc độ gia tăng mạnh nhất, từ 320,4 tỷ đồng năm 2005 lên tới 1.444,4 tỷ đồng vào năm 2013. Tốc độ tăng trưởng về giá trị đạt 1,25%/năm. Trong khi đó, cây lương thực có hạt chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động trồng trọt (40% tổng giá trị), tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của giá trị cây lương thực có hạt lại không có sự thay đổi nhiều.

Hình 3.6. Sự CDCC cây trồng tỉnh Phú Yên theo giá trị SX hiện hành (2005-2013) (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2013)

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 44.1 41.0 40.3 38.4 36.8 36.6 34.6 32.2 31.4 30.0 29.2 28.8 28.3 28.0 22.7 24.4 25.3 27.4 29.5 29.3

30.7 31.9 32.5 34.0 34.4 34.8 35.3 35.7 33.2 34.5 34.4 34.2 33.7 34.1 34.7 35.9 36.2 36.0 36.4 36.4 35.9 35.8

Dịch vụ Công nghiệp Nông nghiêp

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Cây CN lâu năm

Cây ăn quả

Cây CN hằng năm

Rau, đậu, hoa, cây cảnh

Lương thực có hạt

54

Chịu tác động của biến đổi khí hậu nên hoạt động trồng trọt của Phú Yên có nhiều biến động. Diện tích trồng lúa tại hầu hết các đơn vị hành chính cấp huyện đều có xu hướng giảm. Thành phố Tuy Hòa có diện tích sản xuất lúa giảm từ 4,42 nghìn ha năm 2005 xuống còn 4,24 nghìn ha vào năm 2013, huyện Tây Hòa có tổng diện tích canh tác lúa lớn nhất, tuy nhiên cũng có xu hướng giảm, năm 2005 đạt 13,72 nghìn ha nhƣng đến năm 2013 chỉ còn 13,47 nghìn ha,… Mặc dù, diện tích sản xuất lúa giảm, tuy nhiên sản lượng lúa tại tỉnh Phú Yên vẫn có xu hướng tăng. Tổng sản lượng lúa của tỉnh đạt 315,53 nghìn tấn vào năm 2005, đến năm 2013 đã tăng lên 363,79 nghìn tấn. Tất cả các huyện đều có xu hướng tăng về sản lượng, chỉ riêng huyện Phú Hòa là xu hướng giảm từ 84,4 nghìn tấn năm 2005 xuống còn 78,94 nghìn tấn năm 2013. Bởi lẽ có xu hướng giảm như vậy là do Phú Hòa nằm ven sông, nằm trong vùng kín nên nhiệt độ cao vào mùa ít mưa, khu vực trũng chịu ảnh hưởng của nước lũ, còn khu vực cao chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, do đó hoạt động canh tác lúc nước gặp nhiều khó khăn. Thay thế vào đó là cây trồng lạc và ngô.

Bảng 3.4: Diện tích lúa phân theo đơn vị hành chính cấp huyện

2005 2010 2011 2012 2013

DT (nghìn

ha)

SL (Nghìn

tấn)

DT (nghìn

ha)

SL (Nghìn

tấn)

DT (nghìn

ha)

SL (Nghìn

tấn)

DT (nghìn

ha)

SL (Nghìn

tấn)

DT (nghìn

ha)

SL (Nghìn

tấn) TỔNG

SỐ 58,32 315,53 56,62 346,87 57,31 344,21 57,15 346,04 57,81 363,79 TP. Tuy

Hòa 4,42 30,32 4,33 30,12 4,28 29,7 4,27 30,14 4,24 30,76 TX. Sông

Cầu 2,31 5,38 2,69 9,16 2,73 10,27 2,58 10.75 2.42 9.21 H. Đồng

Xuân 3,35 15,24 3,34 18,4 3,55 19,11 3,5 19,39 3,52 19,7 H. Tuy

An 6,76 33,43 7,08 37,51 7,23 38,94 7,23 39,84 7,19 39,54 H. Phú

Hòa 13,67 84,4 11,28 80,46 11,3 77,93 11,25 77,37 11,23 78,94 H. Sơn

Hòa 2,23 7,03 2,5 11,5 2,54 11,46 2,56 12,06 2,7 13,36 H. Sông

Hinh 2,77 6,05 2,83 10,93 3,06 12,57 3,21 13,91 3,51 17,37 H. Tây

Hòa 13,72 78,96 13,28 88,79 13,3 85,9 13,33 84,41 13,47 91,07 H. Đông

Hòa 9,09 54,72 9,29 60 9,32 58,33 9,22 58,17 9,53 63,84 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên) Nếu diện tích lúa nước tại tỉnh Phú Yên có xu hướng giảm thì diện tích trồng ngô tại đây lại có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005 – 2013. Tổng diện tích trồng ngô tăng từ 6,2 nghìn ha năm 2005 thành 6,28 nghìn ha năm 2013. Sản lƣợng ngô toàn

55

tỉnh cũng tăng mạnh từ 12,83 nghìn tấn năm 2005 lên thành 22,71 nghìn tấn năm 2013. Theo khảo sát tại một số huyện của tỉnh thì một phần diện tích trồng láu trước kia đã được chuyển sang trồng ngô do thiếu nước tưới và thời gian bắt đầu mùa vụ muộn hơn nên sẽ tránh đƣợc một số tác động từ thời tiết nhƣ bãi, mƣa lũ. Trong đó, huyện có diện tích ngô tăng nhiều nhất đó là huyện Đồng Xuân, tăng từ 0,47 nghìn ha năm 2005 thành 0,74 nghìn ha năm 2013. Huyện Sông Hinh là đơn vị có tổng diện tích trồng ngô lớn nhất tỉnh Phú Yên, tuy nhiên, diện tích trồng ngô lại có xu hướng giảm tòn gia đoạn từ năm 2005 – 2013, từ 2,82 năm 2005 xuống còn 1,85 năm 2013.

Bảng 3.5: Diện tích và sản lượng ngô phân theo đơn vị hành chính cấp huyện giai đoạn 2005 - 2013

2005 2010 2011 2012 2013

DT (nghìn

ha)

SL (Nghìn

tấn)

DT (nghìn

ha)

SL (Nghìn

tấn)

DT (nghìn

ha)

SL (Nghìn

tấn)

DT (nghìn

ha)

SL (Nghìn

tấn)

DT (nghìn

ha)

SL (Nghìn

tấn) TỔNG

SỐ 6.2 12.83 6.92 17.24 6.65 20.95 6.02 22.65 6.28 22.71 TP. Tuy

Hòa 0.09 0.44 0.16 0.61 0.17 0.75 0.17 0.82 0.17 0.81 TX. Sông

Cầu 0.02 0.03 0.19 0.36 0.11 0.31 0.1 0.29 0.11 0.32 H. Đồng

Xuân 0.47 0.98 0.72 2.88 0.74 3.47 0.74 3.68 0.74 3.87 H. Tuy

An 0.72 1.12 0.77 1.9 0.77 2.82 0.73 2.94 0.75 2.95 H. Phú

Hòa 0.3 1.04 0.35 1.1 0.33 1.17 0.3 1.15 0.37 1.6

H. Sơn

Hòa 1.43 3.38 1.52 3.54 1.55 4.23 1.55 5.24 1.56 5 H. Sông

Hinh 2.82 5.02 2.39 4.1 2.13 4.66 1.9 6.16 1.85 4.4 H. Tây

Hòa 0.28 0.67 0.62 2.25 0.66 2.83 0.49 2.18 0.5 2.37 H. Đông

Hòa 0.07 0.15 0.2 0.5 0.19 0.71 0.04 0.19 0.23 1.39

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2013) Ngoài diện tích ngô tăng trên toàn tỉnh Phú Yên thì diện tích sắn cũng tăng trong giai đoạn 2005 – 2013. Tổng diện tích sắn năm 2005 của tỉnh là 10565 ha, nhƣng đến năm 2013, diện tích này gần nhƣ tăng gấp 2 lần so với năm 2005, đạt 22267 ha.

Trong đó, chỉ có thành phố Tuy Hòa là có xu hướng giảm, tuy nhiên tổng diện tích của huyện cũng chiếm rất nhỏ trong tổng diện tích trồng sắn của tỉnh nên cũng không gây ảnh hưởng nhiều trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. Huyện Sông Hinh có tốc độ tăng lớn

56

nhất, từ 3974 ha năm 2005, sau 10 năm thì con số này đã tăng lên thành 9986 ha năm 2013. Huyện Đồng Xuân và huyện Sơn Hòa cũng là hai huyện chiếm phần lớn diện tích trồng sắn toàn tỉnh, tốc độ gia tăng diện tích cũng ở mức cao.

Bảng 3.6: Biến động diện tích trồng sắn tỉnh Phú Yên theo đơn vị hành chính cấp huyện giai đoạn 2005 – 2013

(Đơn vị: ha)

2005 2010 2011 2012 2013 TỔNG SỐ 10.565 15.247 17.865 19.146 22.267

Thành phố Tuy Hòa 24 15 15 16 10

Thị xã Sông Cầu 279 452 329 346 370

Huyện Đồng Xuân 1.592 3.780 4.102 4.000 4.300

Huyện Tuy An 130 546 567 552 560

Huyện Phú Hòa 421 600 658 435 700

Huyện Sơn Hòa 1.703 1.740 1.971 3.152 3.730

Huyện Sông Hinh 3.974 5.500 7.591 7.718 9.986

Huyện Tây Hòa 2.412 2.530 2.577 2.881 2.535

Huyện Đông Hòa 30 84 55 46 76

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2013) Mía cũng là loại cây trồng có xu hướng mở rộng tại Phú Yên. Tuy nhiên, mức độ mở rộng phạm vi trồng không đồng đều tại các đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh.

Bảng 3.7: Biến động diện tích trồng mía tỉnh Phú Yên theo đơn vị hành chính cấp huyện giai đoạn 2005 - 2013

2005 2010 2011 2012 2013

TỔNG SỐ 18.045 19.907 20.858 23.427 24.703

Thành phố Tuy Hòa 10 10 28 34 43

Thị xã Sông Cầu 897 1.000 981 931 915

Huyện Đồng Xuân 4.908 3.328 2.672 2.800 2.900

Huyện Tuy An 2.493 1.670 1.491 1.502 1.820

Huyện Phú Hòa 730 750 752 610 815

Huyện Sơn Hòa 6.504 8.600 9.284 10.508 11.995

Huyện Sông Hinh 1.685 3.118 4.070 5.014 4.571

Huyện Tây Hòa 788 1.427 1.580 2.028 1.644

Huyện Đông Hòa 30 4 - - -

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013)

57

Trong đó, huyện Sơn Hòa chiếm phần lớn diện tích trồng mía của tỉnh, tốc độ mở rộng cũng khá nhanh, năm 2005 đạt 6504 ha, nhƣng đến năm 2013 con số này đã đạt 11995 ha, tức là tăng gấp 4,67 lần trong 9 năm. Huyện Tuy An và Đồng Xuân có xu hướng giảm. Nguyên nhân của hiện tượng giảm diện tích trồng mía tại hai huyện này là do khu vực trồng mía huyện Tuy An có sự chuyển dịch sang hoạt động chăn nuôi nên diện tích trồng mía đã chuyến sang trồng rau và một số cây trồng phục vụ hoạt động chăn nuôi (lợn, bò). Còn tại huyện Đồng Xuân, do năng suất mía không đạt hiệu quả và không đảm bảo điều kiện đời sống cho người dân nên đã chuyển sang trồng sắn. Do đó, diện tích trồng sắn tại đây tăng lên, còn diện tích trồng mái lại giảm đi đáng kể tại huyện này.

Bên cạnh hoạt động trồng trọt, hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Yên cũng có sự thay đổi trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013. Điều này đƣợc thể hiện qua giá trị của hoạt động chăn nuôi trong tổng giá trị kinh tế tỉnh Phú Yên tăng từ 612,4 tỷ đồng năm 2005 lên 2047,9 tỷ đồng vào năm 2013, giá trị này còn tăng cho đến nay. Tuy nhiên, chăn nuôi trâu, bò có giá trị lớn nhất trong tổng giá trị kinh tế từ hoạt động chăn nuôi, giá trị sản xuất từ chăn nuôi trâu, bò tăng từ 171,3 tỷ đồng năm 2005 lên thành 719,1 tỷ đồng năm 2013, tăng trung bình 0,68 %/năm, đứng sau hoạt động chăn nuôi châu, bò là giá trị sản xuất của đàn gia cầm, mặc dù tổng giá trị từ hoạt động chăn nuôi gia cầm không cao nhưng tốc độ tăng trưởng lại rất cao, từ 47,1 tỷ đồng năm 2005 lên 688 tỷ đồng năm 2013, tức là tốc độ tăng trưởng đạt 0,8 %/ năm.

Hình 3.7: Sự chuyển dịch cơ cấu vật nuôi tỉnh Phú Yên theo giá trị sản xuất hiện hành (2005-2013)

(Nguồn: UBND tỉnh Phú Yên, 2014)

0 100 200 300 400 500 600 700 800

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Trâu, bò Lợn Gia cầm

58

Nhìn chung, hoạt động chăn nuối tại tỉnh Phú Yên có sự tăng lên rõ rệt về số lượng trâu, bò. Tuy nhiên, số lượng lợn có xu hướng tăng trong gia đoạn 2005 – 2012, sau đó có xu hướng giảm dần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Phú Yên (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)