CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH LÃNH THỔ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
3.5. Đề xuất giải pháp cho từng tiểu vùng
Việc đề xuất giải phát phát triển và chuyển dịch cơ cấu cho m i tiểu vùng phải dựa trên định hướng phát triển và giải pháp chung của toàn tỉnh, đặc điểm và thế mạnh của từng tiểu vùng. Trên cơ sở những phân tích trên, sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Phú Yên cần lưu ý một số điểm:
Với giải pháp thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp: sử dụng nước, phân bón, thức ăn chăn nuôi phù hợp, quản lý và xử lý chất thải trong chăn nuôi, phát triển sử dụng khí sinh học làm nhiên liệu, hạn chế và loại bỏ dần các máy nông nghiệp lạc hậu tiêu thụ nhiều năng lƣợng. Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp xanh, ít phát thải, đảm bảo phát triển bền vững, an ninh lương thực quốc gia và góp phần xóa đói giảm nghèo, cứ m i 10 năm giảm phát thải 20% KNK đồng thời đảm bảo tăng trưởng ngành 20% và giảm tỷ lệ đói nghèo 20%.
Với giải pháp thay đổi nhận thức canh tác nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu:
Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực thích ứng, đảm bảo sinh kế cho người dân những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, đặc biệt là các phường, xã ven biển, cửa sông, vùng trũng thấp như xã Bình Ngọc, Bình Kiến, An Phú, phường 9, phường 7, phường 6, phường Phú Lâm, phường Phú Thạnh, phường Phú Đông – thành phố Tuy Hòa.
Kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT các cấp theo hướng tập trung, tổng hợp và thống nhất đầu mối. Giải quyết những tồn tại, chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước giữa các ngành liên quan.
Giải pháp cơ chế, chính sách: Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính, tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực cho ứng phó với BĐKH: (i) Kết hợp tăng chi từ ngân sách của địa phương với đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cho công tác ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT; (ii) Hàng năm ƣu tiên bố trí ngân sách phù hợp cho công tác điều tra cơ bản, xử lý ô nhiễm môi trường, bảo tồn ĐDSH và ứng phó với BĐKH.
Ưu tiên bố trí vốn đối ứng thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và tăng dần tỷ lệ phân bổ cho hoạt động sự nghiệp môi trường theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế...
Triển khai thực hiện có hiệu quả dự án Kè biển An Phú, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án hạ tầng khu tái định cư để di dời các hộ dân bị ảnh hưởng bởi triều cường tại phường Phú Đông, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án về xử lý khắc phục khẩn cấp sạt lở ven biển khu vực xóm Rớ.
Chủ động xây dựng phương án phòng chống, hạn chế tác động các địa phương thường xuyên bị ngập lụt và vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai như: lụt, bão, hạn
81
hán…Các địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng ngập lụt vào mùa mưa bão tập trung vùng ven Sông nhƣ Sơn Giang, Đức Bình Đông, Đức Bình Tây, Ea Bá, Ea Lâm…
Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu lao động: Việc làm cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Với m i khu vực, m i địa phương lại có thế mạnh riêng về phát triển hoạt động nông nghiệp. Do đó, khi tiến hành chuyển dịch cơ cấu lao động, cần đánh giá đƣợc những điểm mạnh và điểm yếu của người dân địa phương m i khu vực. Trên cơ sở đó, các chính sách chuyển dịch lao động giữa các ngành kinh tế với nhau hoặc trong nội bộ ngành nông nghiệp mới đƣợc phù hợp.
Giải pháp ứng phó với BĐKH: Tăng diện tích trồng rừng thông qua phát triển rừng giống, vườn ươm theo hướng bền vững. Phú Yên có tổng diện tích tự nhiên hơn 506.057ha.
Trong đó, đất thuộc quy hoạch 2 loại rừng hơn 249.783ha, gồm đất có rừng hơn 165.541ha, đất chƣa có rừng hơn 84.242ha. Theo UBND tỉnh, trong Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, tỉnh đề ra mục tiêu phát triển lâm nghiệp toàn diện, sử dụng bền vững 253.899,7 ha đất đã quy hoạch lâm nghiệp năm 2013. Đẩy mạnh trồng rừng, tăng cường vốn rừng, phát triển các loại cây lấy g nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tăng cường bảo vệ rừng, hạn chế khai thác g rừng tự nhiên và khai thác có hiệu quả rừng trồng. Phấn đấu nâng tỉ lệ độ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 45%. Ngoài ra, đối với khu vực ven biển thì cần nghiên cứu khu vực bị ảnh hưởng do nước biển dâng nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng sang nuôi trồng thủy sản.
Như vậy, trên cơ sở hệ thống giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế trước bối cảnh BĐKH tại Phú Yên có thể thấy m i khu vực cụ thể có nguồn lực và thế mạnh cho phát triển nông nghiệp là khác nhau. Bên cạnh đó, sự tác động của BĐKH tại m i tiểu vùng cũng có sự khác biệt. Do đó, việc đề xuất giải pháp phát triển, hướng chuyển dịch sản xuất nông nghiệp đƣợc thực hiện cho m i tiểu vùng cụ thể.
- Tiểu vùng I: Thực hiện giao rừng cho người dân bảo vệ và khai thác có phục hồi.
Trồng bổ sung cây lấy g tại khu vực đất rừng sản xuất của xã Phú Mỡ và phần núi cao của xã Xuân Quang. Tại khu vực ven hồ, sông, suối có thể trồng rau phục vụ nhu cầu của người dân địa phương.
- Tiểu vùng II: Tăng cường trồng bổ sung rừng phòng hộ và rừng sản xuất tại vùng núi trung bình trên địa bàn xã Xuân Lãnh và Xuân Quang. Khu vực dân cƣ ven sông trồng cây ăn quả, cây lấy g (keo, tràm), cây công nghiệp nhằm giải quyết vấn đề kinh tế cho người dân địa phương.
- Tiểu vùng III: Diện tích đất cát khá rộng, định hướng trồng hoa màu (rau cải, khoai tây, …) những loại hoa màu ƣa nắng, tạo nên vùng chuyên canh rau màu tại khu vực đồng bằng các xã Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Bình và Xuân Cảnh, cung cấp nhu cầu nông phẩm cho địa phương và cho toàn tỉnh.
82
- Tiểu vùng IV: Với lợi thế là đất đỏ bazan, nên chuyển dịch cây trồng theo hướng tập trung phát triển cây lâu năm (cà phê, cao su) và các loại cây hằng năm (sắn, ngô nương,…) tại vùng đất xã Sơn Định, Sơn Long.
- Tiểu vùng V: Tập trung phát triển lúa nước tại khu vực đồng bằng của các xã Hòa Trị, Hòa Quang Nam, Hòa Đinh Đông, Hòa Bình 1, Hòa Bình 2, Hòa Phong, Hòa Đông, Hòa Thanh Hòa Vinh; vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và khu đồi, núi chuyển dịch thành trồng rau, cây hằng năm tập trung tại các xã Hòa Quang Bắc, Hòa Định Tây, Hòa Phú, Hòa Tân Đông; tại khu vực đất pha cát ven biển nên chuyển dịch thành trồng cây ăn quả ngắn ngày nhƣ dƣa hấu, dƣa lê, dƣa leo,… và xen kẽ rau màu. Với mục tiêu phát triển tiểu vùng này đạt tiêu chí là nơi cung cấp lương thực và rau màu cho toàn tỉnh Phú Yên và một số khu vực lân cận.
- Tiểu vùng VI: Do địa hình là sự chuyển tiếp giữa đồng bằng và khu vực đồi núi, tiếp giáp với tiểu vùng V (chuyên canh lương thực và rau màu) nên tiểu vùng này chuyển dịch tập trung vào hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm tại địa bàn các xã Đức Bình Đông, Sơn Bình Tây, Sơn Thành Đông, Đức Bình Tây, Sơn Hà,… Với mục tiêu phát triển tiểu vùng thành tiểu vùng chuyên cung cấp thực phẩm sạch cho tỉnh Phú Yên, đồng thời là nơi tiêu thụ các phế phẩm nông nghiệp của tiểu vùng V và cung cấp nguồn phân bón hữu cơ cho hoạt động trồng trọt của tiểu vùng lân cận.
- Tiểu vùng VII: Chuyển dịch theo hướng trồng cây công nghiệp và cây lấy g quy mô lớn trên địa hình đồi và núi thấp. Tạo mối liên kết với các tiểu vùng còn lại bằng sản phẩm từ hoạt động trồng cây lấy g và trồng cây dƣợc liệu.
- Tiểu vùng VIII: Khoanh vi rừng và giao rừng cho dân bảo vệ, khai thác và trồng phục hồi cho người dân các xã Hòa Mỹ Đông, Hòa Thịnh, Hòa Mỹ Tây. Ngoài ra có thể phát triển loại hình chăn thả tự nhiên là dê, trâu, bò trong rừng để đảm bảo yếu tố kinh tế cho người dân trong tiểu vùng này.
- Tiểu vùng IX: Tập trung thành vùng chuyên cây nông nghiệp ngắn ngày nhƣ sắn, ngô, đậu nhằm cung cấp thức ăn cho hoạt động chăn nuôi tại tiểu vùng VI và V. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông sản của các tỉnh lân cận.
83