Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động đào tạo bồi dưỡng tới năng lực quản lý của cán bộ công chức chính quyền cấp xã nghiên cứu tại thành phố cần thơ (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ

2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

- Nhận thức của CBCCCQCX đối với ĐTBD: là yếu tố cơ bản và quyết định tới các kết quả của hoạt động ĐTBD. Bởi đó là yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại bên trong của mỗi người. Nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, việc làm đúng đắn, khoa học và ngược lại. Nếu mỗi CBCCCQCX đều nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc ĐTBD, nó có tác dụng nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc của bản thân, học tập là để phục vụ chính họ trong việc nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, họ sẽ có ý thức trong việc tự rèn luyện, trau dồi kiến thức, học hỏi, tham gia các khóa ĐTBD một cách tích cực, ham mê và có hiệu quả.

- Sự quan tâm của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị tại địa phương về ĐTBD CBCCCQCX: là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến ĐTBD CBCCCQCX. Thực tế cho thấy, hoạt động ĐTBD CBCC cũng chịu ảnh hưởng bởi những yêu cầu của ngành, địa

phương. Tuy nhiên, mỗi ngành, mỗi địa phương lại có những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau đối với công tác ĐTBD. Ở những địa phương mà trình độ CBCC còn yếu, chưa đạt chuẩn theo các quy định của Nhà nước thì nhu cầu đào tạo cao. Ở các ngành, các địa phương trình độ CBCC đã đạt chuẩn thì yêu cầu ĐTBD thấp hơn, chủ yếu là các hoạt động đào tạo mang tính nâng cao và chuyên sâu. Vì vậy, yêu cầu của các ngành, các địa phương cũng là yếu tố tác động tới ĐTBD CBCCCQCX.

- Tính khoa học của quy hoạch, kế hoạch ĐTBD CBCCCQCX: Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ĐTBD đội ngũ CBCCCQCX, ảnh hưởng lớn đến nội dung chương trình ĐTBD; thời gian ĐTBD; quy mô, số lượng lớp và ngân sách sử dụng cho hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCCCQCX. Những CBCC chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn đối với mỗi chức danh thì họ cần phải tham gia học tập ĐTBD để đạt chuẩn về trình độ đối với chức danh đó. Độ tuổi công tác ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu ĐTBD.

CBCC có độ tuổi cao thường có nhu cầu ĐTBD ít hơn CBCC trẻ do họ sắp đến độ tuổi nghỉ hưu. Ngoài ra, tính hợp lý của quy hoạch, kế hoạch ĐTBD CBCCCQCX còn xác định rõ các kiến thức, kỹ năng, khả năng, thái độ của mỗi CBCCCQCX để hoàn thành tốt các công việc, qua đó định hướng hoạt động ĐTBD CBCCCQCX cho phù hợp với vị trí việc làm trong các đơn vị, tổ chức, đồng thời làm cơ sở xác định nhu cầu ĐTBD đội ngũ CBCCCQCX chính xác, đảm bảo ĐTBD “đúng đối tượng, đúng nội dung chương trình, đáp ứng yêu cầu công việc, yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính và cải cách công vụ”.

- “Tính khoa học, hợp lý trong việc lựa chọn chương trình, cơ sở ĐTBD để cử CBCCCQCX tham gia ĐTBD. Việc lựa chọn chương trình, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCCCQCX có ảnh rất lớn đến kết quả của hoạt động ĐTBD. Bởi lẽ các cơ sở đào tạo với chương trình đào tạo là nơi tổ chức thực hiện các khóa ĐTBD CBCCCQCX trang bị, cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng hoạt động công vụ”. Cơ sở vật chất tốt là điều kiện thuận lợi cho ĐTBD và ngược lại nếu trường, lớp không tốt hoặc không có thì hạn chế rất lớn đối với các hoạt động đào tạo. Thậm chí có thể không thực hiện được các hoạt động ĐTBD. Ngoài ra, giáo trình, tài liệu ĐTBD CBCCCQCX có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của công tác đào tạo, nhất là những hình thức ĐTBD tập trung. Giảng viên tham gia ĐTBD CBCCCQCX “là yếu tố quan trọng, làm nhiệm vụ cầu nối truyền tải kiến thức tới người học, hướng dẫn phương pháp, nội dung kiến thức giúp cho người học nhanh hiểu biết, rút ngắn được thời gian nhận thức. Có được đội ngũ giảng viên có trình độ cao, phẩm chất và năng lực tốt là một yếu tố tích cực tác động tốt tới ĐTBD CBCC”.

- “Thực hiện chế độ, chính sách ĐTBD: Việc thực hiện đúng, chính sách ĐTBD CBCCCQCX sẽ có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ công tác ĐTBD. Đặc biệt là các chính sách về lựa chọn đối tượng, bố trí thời gian, hỗ trợ kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng cần ĐTBD sẽ đem lại kết quả cho tổ chức cũng như cá nhân CBCC. Ngược lại, nếu các chính sách có phân biệt, không đúng đối tượng, điều kiện sử dụng không đúng, không những vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý ĐTBD CBCC mà còn ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của CBCC về nhu cầu được ĐTBD”.

- Hỗ trợ của các cơ quan, đoàn thể: Hỗ trợ của cơ quan, đoàn thể đối với CBCCCQCX tham gia học tập, ĐTBD như: chăm lo tới lợi ích vật chất (hỗ trợ tiền ăn ở, tiền đi lại, tiền học phí...) và lợi ích tinh thần (biểu dương, khen thưởng khi đạt được kết quả cao trong quá trình học tập...), có chính sách đãi ngộ phù hợp

- “Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác ĐTBD CBCCCQCX. Chính sách CBCC nói chung trong đó có chính sách về ĐTBD CBCCCQCX là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc và các quy định thể hiện trong các văn bản của Đảng, Nhà nước và các tổ chức trong HTCT nhằm điều chỉnh hoạt động ĐTBD, những quyền lợi và nghĩa vụ của đội ngũ CBCC, phù hợp với hoàn cảnh khách quan và những mục tiêu của Đảng, Nhà nước trong mỗi thời kỳ lịch sử; thông qua các quy định cụ thể cho từng loại đối tượng để xây dựng thành một hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn, quyết định nhiệm vụ, quyền hạn cũng như lợi ích của từng đối tượng. “Đây là yếu tố quan trọng, tạo nền móng và định hướng cho công tác xây dựng kế hoạch, triển khai ĐTBD đội ngũ CBCC. Dựa vào các văn bản quy định chính sách này để xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng phù hợp với đặc thù của ngành, địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành đủ về số lượng, nâng cao chất lượng và hợp lý về cơ cấu; cũng như để kiểm tra, kiểm soát công tác đào tạo và bồi dưỡng, chất lượng và nội dung chương trình cũng như kết quả đạt được của công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CBCC”.

- Hội nhập và toàn cầu hóa: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu, rộng và kinh tế - xã hội không ngừng phát triển, vấn đề dự báo nhu cầu ĐTBD nguồn nhân lực đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với toàn xã hội nói chung và đối với khu vực hành chính công nói riêng. Vì vậy, yêu cầu đội ngũ CBCC phải có kiến thức về hội nhập quốc tế, trang bị đầy đủ kiến thức tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của tổ chức và yêu cầu của từng vị trí việc làm CBCC đảm nhận. Tiếp cận chiến lược, kế hoạch ĐTBD phát triển CBCC của các nước tiên tiến, tiếp thu tinh hoa tri thức nhân loại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hành chính công là rất cần thiết. Qua đó đội

ngũ CBCC trưởng thành, nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới, nâng cao chất lượng công tác hoạch định, xây dựng chính sách phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động đào tạo bồi dưỡng tới năng lực quản lý của cán bộ công chức chính quyền cấp xã nghiên cứu tại thành phố cần thơ (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(205 trang)