Khái quát về Thành phố Cần Thơ và đặc điểm của các xã, phường, thị trấn

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động đào tạo bồi dưỡng tới năng lực quản lý của cán bộ công chức chính quyền cấp xã nghiên cứu tại thành phố cần thơ (Trang 103 - 108)

CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TỚI NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1. Khái quát về Thành phố Cần Thơ và đặc điểm của các xã, phường, thị trấn

4.1.1.1.Điều kiện tự nhiên - xã hội

Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2004, trên cơ sở tỉnh Cần Thơ tách ra thành hai đơn vị hành chính mới: Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang theo “Nghị quyết 22/2003/QH11, ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc Hội (khóa XI), Nghị định số 05/2004/NĐ-CP, ngày 02 tháng 01 năm 2004, Nghị định số 16/2007/NĐ-CP, ngày 06 tháng 11 năm 2007 và Nghị định số 12/NĐ-CP, ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về thành lập các quận, huyện và các xã, phường, thị trấn thuộc TPCT trực thuộc Trung ương”.

“Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm vùng ĐBSCL trải dài trên 55 Km dọc bờ Tây sông Hậu; phía Bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Hậu giang, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang. Diện tích tự nhiên 1.400,96 Km2 (chiếm 3,52% diện tích ĐBSCL), trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 82,50% và diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 17,50%”.

“Với vị trí địa lý trung tâm và quá trình phát triển đô thị lớn nhất vùng ĐBSCL, TPCT là cửa ngõ giao lưu chính của vùng Tây Nam sông Hậu với Tứ giác Long Xuyên, vùng Bắc sông Tiền và Vùng trọng điểm kinh tế phía Nam; là giao điểm của nhiều tuyến giao thông thủy, bộ quan trọng như: trục đường bộ thành phố Hồ Chí Minh - TPCT, từ TPCT rẽ các nhánh đi Cà Mau, Kiên Giang và Long Xuyên – Châu Đốc hướng về Phnom Pênh (Campuchia); trục sông Hậu nối từ biển Đông đến Phnom Pênh; các tuyến đường thủy quốc gia Cái Sắn, Xà No”.

“Thành phố Cần Thơ cùng với 3 tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ xác định là vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL”.

Hiện nay, thành phố có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (5 quận, 4 huyện); 85 xã, phường, thị trấn (36 xã, 44 phường, 5 thị trấn và 644 ấp, khu vực). Dân số hơn 1.262.566 người, trong đó dân cư ở thành thị chiếm 65,93% và dân cư ở nông thôn

chiếm 34,07%. Nhân dân sinh sống ở thành phố chủ yếu là dân tộc Kinh 1.163.043 người (chiếm 96,93%), Khơmer 21.841 người (chiếm 1,82%), Hoa 14.354 người, (chiếm 1,20%) và dân tộc khác 579 người (chiếm 0,05%). Mật độ dân số bình quân 856 người /Km2.

Đất đai: Thành phố Cần Thơ nằm trong khu vực có nguồn nước ngọt quanh năm, là vùng đất phù sa màu mở do sông Hậu bồi đắp gồm hai nhóm đất chính: đất phù sa nước ngọt và đất phù sa nhiễm phèn.

Khí hậu: “Khí hậu ở Cần Thơ là khí hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ ràng: mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (tháng 12 đến tháng 4). Độ ẩm trung bình là 83%, lượng mưa trung bình 1.635 mm, nhiệt độ trung bình 27°C”.

Cần Thơ nằm trong khu vực Đông Nam Á với gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4) và gió mùa Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10). Do nằm trong đất liền, tốc độ gió ở Cần Thơ không cao trung bình 1,8m/s, tốc độ mạnh nhất khoảng 31m/s.

Do hoàng lưu gió mùa quyết định ở Cần Thơ có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.

Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc tháng 4. Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 4 và kết thúc khoảng tháng 11. Chính những điều kiện tự nhiên thuận lợi đó, tự nó là sự hấp dẫn NNL chất lượng cao trong cả nước về đây đồng thời cũng là điều kiện để phát triển NNL chất lượng cao nhờ giao lưu với các luồng văn hóa trong nước và văn minh của nước ngoài.

Tóm lại, do thuận lợi về vị trí địa lý, phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông trên các phương tiện, TPCT là địa phương có tính thu hút cao đối với các NNL, nhất là nhân lực khoa học kỹ thuật, chuyên môn kỹ thuật cao, NNL tại chỗ phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Nếu biết khai thác và tận dụng thế mạnh này, TPCT sẽ có nhiều cơ hội tập hợp đội ngũ nhân lực tại chỗ mà chi phí đào tạo, tuyển chọn nhân lực ít bị tốn kém, tốn thời gian. Đó là lợi thế so sánh của TPCT so với các địa phương khác. Đồng thời, tạo những điều kiện cho Cần Thơ sử dụng có hiệu quả, hợp lý các nguồn lực.

4.1.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội

Tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố Cần Thơ (GRDP) tăng 7,55% so với năm 2015 (KH tăng 7,5%); trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,13%

(KH tăng 1,2%); khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 10,26% (KH tăng 7,7%); khu vực dịch vụ tăng 7,16% (KH tăng 8,5%). GRDP bình quân đầu người của Cần Thơ đạt 65,3 triệu đồng, đạt 100% KH của năm 2016.

Đối với cơ cấu kinh tế của TPCT (năm 2016) được phân bổ như sau: Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 9,32% (KH 9,33%), khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 32,53% (KH 31,81%), khu vực dịch vụ chiếm 58,15% (KH 58,86%) trong cơ cấu GRDP.

Cần Thơ có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ước thực hiện 1.553,1 triệu USD (KH 1.650 triệu USD), đạt 94,1% KH, tăng 5,7% so năm 2015. Kim ngạch nhập khẩu thực hiện 440,2 triệu USD (KH 500 triệu USD), đạt 88% KH, giảm 7,1% so năm 2015.

Tính hết năm 2016, tổng vốn đầu tư trên địa bàn ước thực hiện 44.880 tỷ đồng, vượt 2% KH (KH 44.000 tỷ đồng), tăng 12,1% so năm 2015. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển/GRDP đạt 54,5% (KH 53,3%).

Trong lĩnh vực Thu - chi NSNN trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong năm 2016:

- Tổng thu NSNN trên địa bàn ước thực hiện 13.526 tỷ đồng, vượt 12,2% dự toán HĐND thành phố giao. Tổng thu NSNN theo chỉ tiêu được giao ước thực hiện 8.715 tỷ đồng, đạt 94,4% dự toán trung ương và HĐND thành phố giao, giảm 1,7% so năm 2015; trong đó: thu nội địa 7.695 tỷ đồng, vượt 2,1% dự toán giao, tăng 7,4%; thu thuế xuất, nhập khẩu 1.020 tỷ đồng, đạt 59,9% theo dự toán giao, giảm 40,1% so với năm 2015.

- Tổng chi ngân sách địa phương 9.589,9 tỷ đồng, đạt 94,7% dự toán HĐND thành phố giao, giảm 7,3% so năm 2015.

Hình 4.1 Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ

Chính quyền thành phố luôn xác định vị trí ưu tiên cho y tế và giáo dục. Vì vậy, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi tại Cần Thơ rất cao: Trẻ vào học mẫu giáo 93,1%

(KH 90,5%), bậc tiểu học 100% (KH 100%), bậc trung học cơ sở 94,3% (KH 89,5%), bậc trung học phổ thông 66,5% (KH 66%).

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67% (KH 67%).

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,31% (KH giảm 1%), tỷ lệ hộ nghèo còn 3,81% (chuẩn giai đoạn 2016 - 2020).

- Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 74,5% (KH 74,5%).

- Thành phố có 20/36 xã và 01 huyện (huyện Phong Điền) đạt chuẩn nông thôn mới.

Đối với các chỉ tiêu môi trường, Cần Thơ đã đạt được một số thành tựu như sau: Tỷ lệ dân số được cung cấp nước sạch đạt 80,5% (KH 79%); trong đó, đô thị đạt 86% (KH 86%), nông thôn đạt 68,12% (KH 65%).Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị 90% (KH 90%).

4.1.2. Đặc đim ca các xã, phường, th trn ti Thành ph Cn Thơ nh hưởng ti công tác đào to, bi dưỡng và năng lc qun lý ca cán b, công chc chính quyn cp xã

Hiện nay, Cần Thơ đang đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính; các giải pháp nâng cao chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI); triển khai có hiệu quả việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, ứng dụng công nghệ thông tin vào Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; nâng số lượng thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 của cấp sở và cấp huyện. Công tác tổ chức bộ máy, biên chế; quản lý, chế độ chính sách đối với CBCC thực hiện đúng quy định. Đẩy mạnh công tác ĐTBD, phát triển NNL chất lượng cao, nhất là CBCCCQCX.

Các xã, phường, thị trấn tại TPCT có một số đặc điểm sau:

- Tập trung đông dân cư, mật độ dân số cao gồm nhiều thành phần có phong tục, tập quán, lối sống khác nhau, tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội đa dạng; mặt bằng dân trí của dân cư đô thị nhìn chung cao hơn nông thôn.

- Mức sống của người dân đô thị cao hơn nông thôn, tiếp cận dịch vụ công, an sinh xã hội tốt hơn.

- Tốc độ đô thị hóa nhanh, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội phát triển tạo thành những mạng lưới, hệ thống đồng bộ, xuyên suốt địa bàn, ít phụ thuộc vào địa giới hành chính, hệ thống mạng lưới bệnh viện, trường học được bao phủ các phường, xã, các dịch vụ công được cung cấp tốt hơn vùng nông thôn.

- Kinh tế chủ yếu là phi nông nghiệp, có tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch, phát triển thành các trung tâm thương mại, tài chính và dịch vụ khoa học, đào tạo nguồn nhân lực.

- Bố trí địa giới hành chính, việc phân chia địa giới hành chính trong nội bộ đô thị chỉ có ý nghĩa hành chính thuần túy, không mang nhiều tính chất kinh tế - xã hội, khác với các vùng nông thôn, địa giới hành chính là địa giới hành chính – lãnh thổ, mọi hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trong phạm vi địa giới hành chính – lãnh thổ đó.

Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa các phường ở quận nội thành với phường/xã ở các quận, huyện ngoại thành trong quá trình đô thị hóa về mật độ dân cư, sự phát triển kinh tế, phân bổ nguồn lực và chất lượng giáo dục, y tế,...

Với đặc điểm trên yêu cầu đội ngũ CBCCCQCX Thành phố Cần Thơ phải có chất lượng cao, có đủ năng lực, tự tin trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế.

Ngoài ra, chính quyền thành phố Cần Thơ đang thực hiện nghiêm các văn bản pháp luật về cải cách hành chính, trọng tâm là đơn giản hóa thủ tục hành chính; rà soát, bãi bỏ những thủ tục không cần thiết, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Xây dựng chính quyền phục vụ, tập trung vào tăng cường công tác công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình. Tăng cường công tác rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ các ngành, các cấp, đảm bảo tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật hành chính, đạo đức công vụ.

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động đào tạo bồi dưỡng tới năng lực quản lý của cán bộ công chức chính quyền cấp xã nghiên cứu tại thành phố cần thơ (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(205 trang)