CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TỚI NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.2. Thực trạng năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
4.2.2. Thực trạng các tiêu chí chung về năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
Đánh giá khung NLQL của CBCC cấp xã (điểm trung bình) do CBCC tự đánh giá và cán bộ xã, huyện, Thành phố; lãnh đạo các cơ sở đào tạo; đối tượng khác (đoàn thể và người dân) đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5 (1: rất kém, 2: kém, 3: trung bình, 4: tốt và 5: rất tốt. Điều này có nghĩa điểm càng cao năng lực càng cao khi đáp ứng yêu cầu công việc.
Kết quả điều tra cho thấy nhiều CBCCCQCX TPCT (65,5%) tự đánh giá năng lực bản thân tốt; và cán bộ xã, huyện, Thành phố; lãnh đạo các cơ sở đào tạo; đối tượng khác (đoàn thể và người dân) đánh giá cũng đồng thuận điều này (62,5%). Rất ít CBCC xã nhận định năng lực rất tốt (16,1%) trong khi cán bộ xã, huyện, Thành phố; đối tượng khác (đoàn thể và người dân) lại có tỷ lệ công nhận thấp hơn (8,1%).
Đặc biệt cán bộ xã, huyện, Thành phố đánh giá; các cơ sở đào tạo, đối tượng khác (đoàn thể và người dân) cho rằng công chức cấp xã năng lực còn ở mức trung bình và kém (27,7%). Nhìn chung, CBCCCQCX đều cho rằng nhóm kỹ năng về thái độ quản lý là yếu nhất, bao gồm các kỹ năng: khả năng thuyết phục người khác, khả năng hoạt động cộng đồng, quan hệ công chúng và khả năng giao tiếp là những năng lực yếu nhất.
Bảng 4.3: Kết quả đánh giá thực trạng nhóm năng lực quản lý của cán bộ, công chức cấp xã Thành phố Cần Thơ
TT Tiêu chí CBCC
xã tự đánh giá
CBCC quận/huyện và thành phố
đánh giá
Đối tượng khác (đoàn thể và người
dân) đánh giá
Các cơ sở đào tạo đánh giá
1 Năng lực kiến thức quản lý 3,86 3.78 3.42 3.22
2 Năng lực kỹ năng quản lý 3,76 3.61 3.23 3.23
3 Năng lực thái độ, phẩm chất quản lý 3,32 3.21 3.07 3.00
Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài 4.2.2.1.Thực trạng kiến thức quản lý
Theo kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo, thang đo kiến thức quản lý của CBCCCQCX được đánh giá với mức độ chặt chẽ qua 6 tiêu chí cơ bản. Thực trạng mức độ hiểu biết kiến thức quản lý của CBCCCQCX trên địa bàn TPCT đã được đánh
giá bởi mức độ hiểu biết về các tiêu chí phản ánh kiến thức quản lý bởi các đối tượng liên quan, kết quả thu được như sau:
Bảng 4.4: Thực trạng kiến thức quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
TT Tiêu chí
CBCC xã tự đánh giá
CBCC quận/huyện va thành phố đánh
giá
Đối tượng khác (đoàn
thể và người dân)
đánh giá
Các cơ sở đào tạo đánh giá
1 Kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn
3.79 3,71 3,62 3,42
2 Kiến thức quản lý Nhà nước 3.42 3,40 3,33 3,41
3 Kiến thức về pháp luật 4.02 3,82 3,64 3,58
4 Kiến thức về lý luận chính trị 3.97 3,74 3,58 3,61 5 Kiến thức văn hóa giao tiếp 3.89 3,78 3,49 3,36
6 Kiến thức ngoại ngữ 3.94 3,61 3,52 3,56
7 Kiến thức tin học 3.85 3,75 3,86 3,42
Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ hiểu biết kiến thức quản lý của CBCCCQCX được đánh giá cao nhất và mức độ hiểu biết kiến thức về phối hợp công việc là thấp nhất (mức độ 2). Thực trạng điều tra khảo sát cho thấy vẫn có những CBCCCQCX hiểu biết về các tiêu chí đánh giá kiến thức quản lý. Để có thể đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế cũng như thực thi công vụ, những CBCC này cần nhanh chóng nâng cao kiến thức quản lý của mình ít nhất là đáp ứng yêu cầu tối thiểu là hiểu biết vừa phải (mức độ 3).
4.2.2.2. Thực trạng kỹ năng quản lý
Theo kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo, thang đo kiến thức quản lý của CBCCCQCX được đánh giá với mức độ chặt chẽ qua 9 tiêu chí cơ bản là kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng sử dụng quyền lực và gây ảnh hưởng, kỹ năng tạo động lực, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, kỹ năng xử lý xung đột, kỹ năng quản lý sự căng thẳng, kỹ năng ủy quyền, kỹ năng tin học, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ. Thực trạng năng lực kỹ năng quản lý của CBCCCQCX thu được như sau:
Bảng 4.5: “Thực trạng kỹ năng quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trên địa bàn Thành phố Cần Thơ”
CBCC xã tự đánh giá
CBCC quận/huyện và thành phố đánh
giá
Đối tượng khác (đoàn thể
và người dân) đánh
giá
Các cơ sở đào tạo đánh giá
1 Kỹ năng tổ chức triển khai công việc 3,82 3,67 3,51 3,45
2 Kỹ năng sử dụng quyền lực và gây ảnh
hưởng 3,79 3,73 3,34 3,23
3 Kỹ năng động viên, phát triển đội ngũ 3,64 3,61 3,53 3,41
4 Kỹ năng giao tiếp, đàm phán 3,81 3,72 3,58 3,28
5 Kỹ năng quản lý xung đột 3,52 3,61 3,44 3,46
6 Kỹ năng quản lý sự căng thẳng 3,61 3,52 3,32 3,38
7 Kỹ năng ủy quyền 3,42 3,38 3,18 3,26
8 Kỹ năng sử dụng các phương tiện phục vụ công việc (vi tính, thiết bị photo, phần mềm, thiết bị chuyên dùng khác)
3,49 3,41 3,11 3,14
9 Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ 3,37 3,31 3,09 3,04
Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài
“Kết quả khảo sát cho thấy, kỹ năng giải quyết vấn đề của CBCCCQCX được đánh giá cao nhất và kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng tin học là thấp nhất. Thực trạng điều tra khảo sát cho thấy trên địa bàn TPCT vẫn có những CBCCCQCX có kỹ năng rất kém (Mức độ 1) và kỹ năng kém (Mức độ 2) về kỹ năng quản lý. Điển hình là kỹ năng sử dụng ngoại ngữ. Đây chính là điểm yếu cần lưu ý đối với CBCCCQCX đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để có thể đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế CBCCCQCX cần nhanh chóng nâng cao kỹ năng quản lý của mình ít nhất là đáp ứng yêu cầu tối thiểu là kỹ năng bình thường (Mức độ 3)”.
Trong khi đó, kết quả đánh giá từ các đối tượng là cán bộ xã, huyện, Thành phố;
lãnh đạo các cơ sở đào tạo; đối tượng khác (đoàn thể và người dân cho thấy có một số tiêu chí trong phần này mức điểm đánh giá thấp hơn khá nhiều so với mức điểm do chính bản thân CBCC cấp xã tự đánh giá, đặc biệt kỹ năng động viên khuyến khích, phát triển đội ngũ và kỹ năng tổ chức và triển khai công việc.
4.2.2.3. Thực trạng thái độ, phẩm chất cá nhân
Theo kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo, thang đo thái độ, phẩm chất cá nhân của CBCCCQCX trên địa bàn Cần Thơ được đánh giá với mức độ chặt chẽ qua 8 nhóm tiêu chí cơ bản là: Đổi mới sáng tạo trong công việc; Ý thức trách nhiệm trong công việc; Quan hệ tốt với đồng nghiệp và nhân dân; chịu áp lực cao; tự tin, quyết đoán; nhìn xa trong rộng; ham học hỏi; có đạo đức công vụ. Kết quả thu được như sau:
Bảng 4.6: Thực trạng thái độ, phẩm chất của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
CBCC xã tự đánh giá
CBCC quận/huyện
và thành phố đánh
giá
Đối tượng khác (đoàn thể và
người dân) đánh giá
Các cơ sở đào tạo đánh
giá
1 Đổi mới sáng tạo trong công việc 3,14 3,08 3,03 3,12
2 Ý thức trách nhiệm trong công việc 3,38 3,21 3,12 3,09
3 Quan hệ tốt với đồng nghiệp và nhân dân 3,41 3,38 3,06 3,18
4 Chịu áp lực cao 3,33 3,39 3,01 3,11
5 Tự tin, quyết đoán 3,28 3,18 3,12 3,04
6 Linh hoạt 3,42 3,37 3,04 2,98
7 Ham học hỏi 3,25 3,28 2,93 2,89
8 Đạo đức công vụ 3,54 3,42 3,23 3,18
Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài Kết quả cho thấy nhìn chung các CBCC cấp xã khi tự đánh giá đều đánh giá cao tầm quan trọng và mức độ đáp ứng hiện tại của họ về thái độ, phẩm chất quản lý. Chỉ có phẩm chất “Tư duy đổi mới và sáng tạo” có mức độ đáp ứng khá thấp.
Các đối tượng là cán bộ xã, huyện, Thành phố; lãnh đạo các cơ sở đào tạo; đối tượng khác (đoàn thể và người dân) đánh giá mức điểm khá tương đồng so với CBCC cấp xã tự đánh giá. Tuy nhiên, tiêu chí thái độ trách nhiệm chưa được đánh giá cao.
Đây chính là điểm yếu cần lưu ý của CBCCCQCX.