CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TỚI NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.2. Thực trạng năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
4.2.1. Khái quát đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của Thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (05 quận, 04 huyện), 85 đơn vị hành chính cấp xã (44 phường, 36 xã, 05 thị trấn). Trong đó, có 39 đơn vị hành chính loại I (23 phường, 14 xã và 02 thị trấn), 45 đơn vị hành chính loại II (21 phường, 21 xã, 03 thị trấn), 01 đơn vị hành chính loại III (01 xã). Ngoài ra, 85 xã, phường, thị trấn có 630 ấp, khu vực (322 ấp, 308 khu vực).
Qua hơn 10 năm triển khai Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003, với sự quyết tâm cao của chính quyền địa phương các cấp, bộ máy tổ chức và đội ngũ CBCC cấp xã cơ bản đã được kiện toàn, sắp xếp đúng quy định pháp luật, chất lượng đội ngũ và kết quả hoạt động ngày một nâng lên, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương.
“Thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ “về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với CBCC ở xã, phường,
thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã”; chế độ, chính sách dành cho CBCC được quan tâm kịp thời, hợp lý, khích lệ thái độ, tinh thần làm việc và giúp cho đội ngũ CBCC cấp xã an tâm công tác. Số lượng CBCC cấp xã được bố trí theo phân loại đơn vị hành chính (cấp xã loại I được bố trí không quá 25 người, cấp xã loại II không quá 23 người và cấp xã loại III không quá 21 người), số lượng CBCC được bổ sung đáng kể so với quy định cũ, đảm bảo các chức danh công chức đều có người đảm nhiệm”.
Hiện nay, theo thống kê có 1.363 CBCC cấp xã (trong đó 391 cán bộ và 972 công chức). Đội ngũ CBCC cấp xã đa số là những người có quá trình công tác, trưởng thành ở địa phương; gắn bó, gần gũi với cộng đồng dân cư địa phương. Việc phân công nhiệm vụ hợp lý và tổ chức hoạt động khoa học, đúng quy định đã góp phần nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ công chức và lãnh đạo UBND cấp xã. Trong công tác và thực thi nhiệm vụ, CBCC cấp xã có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc; đa phần có đủ trình độ, năng lực để thực hiện nhiệm vụ, công vụ, phục vụ nhân dân. Việc áp dụng cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông hiện đại” ở tất cả 85 xã, phường, thị trấn đã giúp nâng cao rõ rệt hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, giảm phiền hà cho nhân dân.
33 59 46 50 57 37 35 33 41
391
83
134 112 118 166
92 73 85 109
972
0 200 400 600 800 1000 1200
Huyện Phong Điền
Huyện Thới Lai
Huyện Cờ Đỏ
Huyện Vĩnh Thạnh
Quận Ninh Kiều
Quận Bình Thủy
Quận Cái
Răng Quận Ô Môn
Quận Thốt Nốt
Tổng số Cán bộ Công chức
Hình 4.2 Số lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã Thành phố Cần Thơ Nguồn: Sở Nội vụ Cần Thơ
4.2.1.2. Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã của Thành phố Cần Thơ
Nhìn chung, cơ cấu giới tính của CBCC cấp xã tương đối ổn định và không thay đổi nhiều qua các năm. CBCC nam chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với nữ CBCC cấp xã. Trong khoảng thời gian nghiên cứu, tỷ trọng CBCC nam chiếm khoảng 80%, tỷ trọng CBCC nữ khoảng 20 %. Như vậy, có thể thấy rằng cơ cấu về giới tính CBCC cấp xã của Thành phố chưa thật hợp lý. Số lượng nữ còn ít, chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số CBCC. Số lượng nam CBCC chiếm đại đa số.
Cơ cấu theo độ tuổi: Công chức cấp xã Thành phố có tuổi đời bình quân tương đối hợp lý, dưới 40 chiếm 62%, thể hiện được tính kế thừa; ngược lại cán bộ cấp xã có tuổi đời bình quân trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao trên 59%. Đây là cơ cấu tuổi tương đối hợp lý và có tính kế cận giữa các nhóm tuổi. Nhóm cán bộ trẻ dưới 40 tuổi chiếm khoảng 55%. Đây là nhóm được coi là có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm làm việc, tinh thần làm việc hăng hái.
Hình 4.3 Cơ cấu theo độ tuổi cán bộ, công chức chính quyền cấp xã Thành phố Cần Thơ
Nguồn: Sở Nội vụ Cần Thơ 4.2.1.3. Trình độ chuyên môn, chính trị
Trình độ chuyên môn của CBCC cấp xã được nâng cao qua các năm. Cán bộ có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên đạt 440/485, chiếm tỷ lệ 90,72% (tăng 30,18% so với năm 2010), công chức đạt 958/972, chiếm tỷ lệ 98,56% (tăng 5,87%
so với năm 2010). Đặc biệt, số lượng CBCC có trình độ đại học trở lên năm 2015 đạt 970/1.865, chiếm tỷ lệ 52,01% (tăng 36,54% so với năm 2010). So với thời điểm tổ chức Hội nghị sơ kết Chỉ thị số 17/2009/CT-UBND (năm 2012), thì tỷ lệ đạt chuẩn về chuyên môn tăng 16,28% đối với cán bộ chủ chốt; tăng 1,7% đối với công chức cấp xã.
Bảng 4.1: “Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trên địa bàn Thành phố Cần Thơ”
TT Chức vụ, chức danh
Đạt chuẩn về trình độ chuyên môn Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
1 Cán bộ 290 334 364 416 434 440
2 Công chức 711 758 863 950 968 958
Tổng 1.168 1.265 1.435 1.597 1.644 1.647 Nguồn: Sở Nội vụ Cần Thơ Trình độ lý luận chính trị của CBCC cấp xã đã được nâng lên, thể hiện sự quan tâm của cấp ủy địa phương trong công tác quy hoạch, đào tạo nguồn CBCC cấp xã cho cấp huyện, nhằm nâng cao nhận thức, lập trường chính trị, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Theo thống kê, cán bộ chủ chốt có trình độ chính trị từ trung cấp trở lên đạt 454/485, chiếm tỷ lệ 93,61% (tăng 21,17% so với năm 2010); cán bộ đoàn thể 247/408, chiếm tỷ lệ 60,54% (tăng 25,09% so với năm 2010); công chức đạt 405/972, chiếm tỷ lệ 41,67% (tăng 16,25% so với năm 2010). Tỷ lệ cán bộ chủ chốt đạt chuẩn về chính trị tăng 19,99%, công chức tăng 4,79% so với năm 2012.
Bảng 4.2: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
TT Chức vụ, chức danh
Đạt chuẩn về trình độ lý luận chính trị Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
1 Cán bộ 347 341 360 405 429 454
2 Công chức 309 377 414 458 483 613
Tổng 908 1.007 1.073 1.167 1.214 1.414
Nguồn: Sở Nội vụ Cần Thơ