CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TỚI NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
3.3. Nghiên cứu định lượng
3.3.1. Lựa chọn và phát triển thang đo
3.3.1.1. Thang đo các yếu tố cấu thành năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
NLQL của CBCCCQCX được cấu thành bởi ba nhóm yếu tố chính là: kiến thức quản lý, kỹ năng quản lý và thái độ với công việc. Đây là cách tiếp cận truyền thống khi nghiên cứu về năng lực nói chung và NLQL nói riêng.
- Về thang đo kiến thức quản lý: Tác giả kế thừa thang đo của Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt và Lâm Huôn, Nguyễn Hồng Tín. Chi tiết của các tiêu chí liên quan đến kiến thức quản lý được trình bày trong phiếu khảo sát hiệu quả giải quyết công việc và năng lực của CBCCCQCX. Nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát mức độ hiểu biết của CBCCCQCX đối với các loại kiến thức quản lý. Việc đánh giá này được thực hiện bởi Thang đo Likert với 5 mức độ, từ 1 (rất kém) đến 5 (rất tốt).
Bảng 3.1: Tiêu chí đo lường kiến thức quản lý
TT Tiêu chí đánh giá
1 “Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ” 2 Kiến thức quản lý Nhà nước 3 Kiến thức pháp luật
4 “Kiến thức lý luận chính trị” 5 Kiến thức văn hóa giao tiếp 6 “Kiến thức về ngoại ngữ” 7 Kiến thức tin học
- Về thang đo kỹ năng quản lý: Tác giả kế thừa và phát triển từ nghiên cứu Nguyễn Hồng Tín, Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Quang Tuyến, Võ Kim Thoa và Võ Thành Danh. Người trả lời sẽ đánh giá thực trạng của các loại kỹ năng quản lý đó đối
với CBCC bởi thang đo Likert với 5 mức độ, từ 1 (Kỹ năng rất kém) đến 5 (Kỹ năng rất tốt).
Bảng 3.2: Tiêu chí đo lường kỹ năng quản lý
TT Tiêu chí đánh giá
1 Kỹ năng tổ chức triển khai công việc
2 “Kỹ năng sử dụng quyền lực và gây ảnh hưởng” 3 Kỹ năng động viên, phát triển đội ngũ
4 Kỹ năng giao tiếp, đàm phán 5 Kỹ năng quản lý xung đột, hòa giải 6 Kỹ năng quản lý sự căng thẳng 7 Kỹ năng ủy quyền
8 Kỹ năng sử dụng vi tính, thiết bị photo, phần mềm, thiết bị chuyên dùng khác,...
9 Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ
- Về thang đo thái độ, phẩm chất cá nhân: Tác giả kế thừa và phát triển nghiên cứu Nguyễn Hồng Tín, Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Quang Tuyến, Võ Kim Thoa và Võ Thành Danh (2015); và từ rất nhiều nghiên cứu khác có liên quan. Để đánh giá sâu các nhóm phẩm chất, mỗi nhóm phẩm chất cơ bản sẽ được làm rõ qua các câu hỏi.
Người trả lời sẽ thể hiện ý kiến đồng ý của mình với các nhận định và mệnh đề sau khi nói về thực trạng thái độ, phẩm chất cá nhân của CBCC bởi thang đo Likert với 5 mức độ, từ 1 (Thái độ/phẩm chất rất kém) đến 5 (Thái độ/phẩm chất rất tốt).
Bảng 3.3: Tiêu chí đánh giá về thái độ, phẩm chất cá nhân
TT Tiêu chí đánh giá
1 Đổi mới sáng tạo trong công việc 2 Ý thức trách nhiệm trong công việc 3 “Quan hệ tốt với đồng nghiệp và nhân dân” 4 Chịu áp lực cao
5 Tự tin, quyết đoán 6 Linh hoạt
7 Ham học hỏi 8 Đạo đức công vụ
3.3.1.2. Thang đo nhóm nhân tố “ảnh hưởng đến năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã”
Tác giả kế thừa thang đo của Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt và Lâm Huôn (2015), Lê Đình Lý (2012) và của Ksenia Zheltoukhova & Louise Suckley (2014). Chi tiết của các tiêu chí liên quan các nhóm tiêu chí này được trình bày trong phiếu khảo sát. Việc đánh giá này được thực hiện bởi Thang đo Likert với 5 mức độ, từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (hoàn toàn đồng ý). Có 03 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến NLQL của CBCCCQCX, đó là:
- Các nhóm nhân tố thuộc về bản thân CBCCCQCX:
Bảng 3.4: Tiêu chí thuộc về bản thân CBCCCQCX
TT Tiêu chí
1 Tư chất, năng khiểu bẩm sinh 2 Ý thức học tập và rèn luyện 3 Sức khỏe của CBCC
4 Truyền thống và văn hóa gia đình - Đặc điểm địa phương:
Bảng 3.5: Tiêu chí đo lường đặc điểm địa phương
TT Tiêu chí
1 “Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương” 2 Kết cấu hạ tầng
3 Truyền thống địa phương 4 Tập quán địa phương 5 Dân số
6 Giáo dục phổ thông
- Cơ chế, chính sách đối với CBCCCQCX.
Bảng 3.6: Tiêu chí đo lường cơ chế, chính sách đối với CBCCCQCX
TT Tiêu chí
1 Chính sách tuyển dụng
2 Cơ chế sự phối hợp giữa các đoàn thể 3 Chính sách đãi ngộ hợp lý
4 Môi trường, điều kiện làm việc phù hợp 5 Chính sách sử dụng cán bộ
3.3.1.3. Thang đo kết quả công việc của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
Tác giả kế thừa thang đo của Bùi Văn Minh (2016) và các tài liệu khác. Chi tiết của các tiêu chí liên quan các nhóm tiêu chí này được trình bày trong phiếu khảo sát.
Việc đánh giá này được thực hiện bởi Thang đo Likert với 5 mức độ, từ 1 (rất kém) đến 5 (rất tốt).
Bảng 3.7: Tiêu chí đo lường kết quả công việc của cán bộ, công chức
TT Tiêu chí đánh giá
I Công chức chuyên môn 1 Khối lượng công việc 2 Chất lượng công việc
3 Trình tự, thủ tục, cách thức thực hiện công việc 4 Sáng kiến thực hiện công việc
5 Tinh thần trách nhiệm II Cán bộ
1 Kết quả thực hiện chức năng chung của cơ quan/bộ phận 2 Kết quả lập kế hoạch
3 Kết quả công tác tổ chức
3.3.1.4. Thang đo đối với thang đo hoạt động “đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã”
Tác giả kế thừa thang đo của Faroop và Aslam (2011), Wright và Geoy (2001), Reid et all (1992), Obisi (2001) và Lượng Công Lý (2014). Chi tiết của các tiêu chí
liên quan đến nội dung này được trình bày trong phiếu khảo sát. Việc đánh giá này được thực hiện bởi Thang đo Likert với 5 mức độ, từ 1 (rất kém) đến 5 (rất tốt).
“Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng được xác định” cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu
“Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng được xác định” có thể đạt được về kinh phí và thời gian Bảng 3.8: Tiêu chí đo lường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
Biến Tiêu chí
Xác định nhu cầu ĐTBD
Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch ĐTBD CBCCCQCX Căn cứ vào yêu cầu công việc của CBCCCQCX
Khoảng cách về năng lực giữa yêu cầu công việc và CBCC đảm nhận
Xác định mục tiêu ĐTBD
“Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng được xác định” cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu
“Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng được xác định” có thể đạt được về kinh phí và thời gian
Lựa chọn đối tượng ĐTBD
Do lãnh đạo tại bộ phận cử
Bản thân CBCC tự đăng ký theo kế hoạch
Bản thân CBCC tự đăng ký xuất phát từ yêu cầu công việc
Xây dựng chương trình cần đào tạo
Tính phù hợp của chương trình
Tính phù hợp của chương trình với mục tiêu ĐTBD Tính phù hợp của chương trình với học viên
Tính khoa học của chương trình
Tính chính xác của nội dung chương trình Tính cập nhật của nội dung chương trình Tính cân đối của chương trình
Tính cân đối giữa nội dung chương trình với thời lượng khóa ĐTBD
Tính cân đối của các chuyên đề/học phần trong chương trình
Tính hợp lý giữa nội dung lý thuyết và thực hành/thực tế
Biến Tiêu chí Tính ứng dụng của chương trình
Tính đáp ứng của chương trình với nhu cầu của học viên
Tính đáp ứng của chương trình với yêu cầu công việc của học viên
Tính thực tiễn trong nội dung chương trình Hình thức của chương trình
Tính khoa học của hình thức trình bày chương trình Tính khoa học, chính xác của ngôn ngữ trong chương trình
Lựa chọn hình thức, cơ sở ĐTBD
Xác định hình thức ĐTBD Tập sự
“Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức”, tiêu chuẩn chức danh
Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý
Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm Chất lượng giảng viên
Kiến thức chuyên môn của giảng viên
Việc hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của khóa ĐTBD Việc tư vấn, hỗ trợ hoạt động học tập cho học viên Việc sử dụng các phương pháp dạy học
Việc truyền đạt nội dung các chuyên đề Việc liên hệ bài học với thực tiễn Chất lượng cơ sở vật chất
Chất lượng trang thiết bị (bàn, ghế, máy tính...) trong phòng học
Việc đảm bảo số lượng tài liệu học tập phù hợp phục vụ khóa ĐTBD
Việc cập nhật tài liệu, giáo trình
Việc khai thác hệ thống thông tin, website của cơ sở đào tạo
Việc sử dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động
Biến Tiêu chí giảng dạy, học tập và nghiên cứu
Việc cập nhật các phần mềm hỗ trợ giảng dạy, học tập và nghiên cứu
Mức kinh phí hỗ trợ ĐTBD của địa phương
“Kinh phí hỗ trợ công tác” ĐTBD phù hợp với yêu cầu
“Kinh phí hỗ trợ công tác” ĐTBD được cấp phát kịp thời
“Kính phí hỗ trợ công tác” ĐTBD được lên kế hoạch chi tiết, chính xác
Cơ chế, chính sách hỗ trợ của địa phương cho công tác ĐTBD
Chính sách tuyển dụng
Cơ chế sự phối hợp giữa các đơn vị cử CBCC ĐTBD Chính sách đãi ngộ hợp lý
Môi trường, điều kiện làm việc phù hợp Chính sách sử dụng cán bộ
Chính sách đánh giá cán bộ Đánh giá công tác
ĐTBD
Thường xuyên đánh giá về công tác đánh giá kết quả ĐTBD
Thỉnh thoảng đánh giá về công tác đánh giá kết quả ĐTBD