Mục tiêu, quan điểm của Thành phố Cần Thơ đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động đào tạo bồi dưỡng tới năng lực quản lý của cán bộ công chức chính quyền cấp xã nghiên cứu tại thành phố cần thơ (Trang 166 - 171)

CHƯƠNG 5 HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

5.1. Mục tiêu, quan điểm của Thành phố Cần Thơ đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

5.1.1. Mc tiêu

Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Cần Thơ lần thứ XIII nêu rõ định hướng:

Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển thành phố trong thời kỳ CNH, HĐH” với các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo cho Thành phố Cần Thơ phát triển với tốc độ cao và bền vững, do đó việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của cơ quan HCNN các cấp là hết sức cần thiết, điều này được biểu hiện thông qua việc: đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, minh bạch; xây dựng đội ngũ CBCC HCNN phải là một đội ngũ CBCC mẫn cán và chuyên nghiệp vừa có đạo đức tốt, tận tụy phục vụ nhân dân vừa thành thạo nghiệp vụ.

a) Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên môn đối với các chức danh cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã; tập huấn bồi dưỡng kỹ năng cho CBCC xã, phường, thị trấn theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ cho các đối tượng mới tuyển dụng hoặc được bổ nhiệm mới; ưu tiên đào tạo CBCC hiện nay đang thiếu chuẩn, CBCC diện quy hoạch, CBCC người dân tộc thiểu số nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định;

b) “Về lý luận chính trị: Đào tạo theo tiêu chuẩn quy định của từng chức danh và CBCC trong quy hoạch. Tăng cường đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ chuyên trách Đảng, chính quyền và công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao”;

c) “Về chuyên môn nghiệp vụ: Đào tạo CBCC cấp xã theo tiêu chuẩn của từng chức danh và ngạch công chức”.

“Chú trọng đào tạo đại học đối với cán bộ chuyên trách, công chức tạo điều kiện nâng chuẩn theo nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội của thành phố”.

d) Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ:

- Bồi dưỡng nguồn cán bộ cấp xã cho các chức danh chủ chốt để đáp ứng yêu cầu nhân lực cho các nhiệm kỳ kế tiếp;

- Tiếp tục bồi dưỡng các chuyên đề cho CBCC theo bộ tài liệu của Bộ Nội vụ ban hành thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Dự kiến CBCC được cử đi ĐTBD:

- Đào tạo: 387 lượt;

- Bồi dưỡng: 180 lượt.

- Kinh phí thực hiện: dự kiến 6.084.480.000 (Sáu tỷ không trăm tám mươi bốn triệu bốn trăm tám mươi nghìn đồng) từ nguồn NSNN, do địa phương cân đối.

Kế hoạch giai đoạn 2019 - 2025

a) Tổng số CBCC dự kiến được cử đi ĐTBD:

- Đào tạo: 1.145 lượt;

- Bồi dưỡng: 960 lượt.

b) Kinh phí thực hiện: dự kiến 27.731.000.000 (Hai mươi bảy tỷ bảy trăm ba mươi mốt triệu đồng) từ nguồn NSNN, do địa phương cân đối.

5.1.2. Quan đim hoàn thin hot động đào to, bi dưỡng cán b, công chc chính quyn cp xã Thành ph Cn Thơ

5.1.2.1. Hoàn thiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã cần phải xuất phát từ nhu cầu địa phương

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thành phố Cần Thơ diễn ra trong điều kiện của thời đại công nghệ thông tin, kinh tế tri thức, toàn cầu hoá, cạnh tranh và hội nhập đòi hỏi phải lựa chọn hướng phát triển NNL khả dụng. Do vậy ĐTBD CBCCCQCX phải biết phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu; đồng thời tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức đối với đội ngũ CBCCCQCX trên địa bàn Thành phố Cần Thơ theo hướng kiện toàn theo hướng tinh giảm đầu mối, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ. Hội đồng nhân dân các cấp tăng cường thực hiện chức năng, nhiệm vụ đạt hiệu quả tốt, đặc biệt là hoạt động giám sát, thẩm tra thực thi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật và nhà nước.

Vai trò quản lý điều hành của UBND ngày càng hiệu quả, giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh. Công tác cải cách thủ tục hành chính tập trung thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân và doanh nghiệp.

bộ cấp xã trên địa bàn Thành phố Cần Thơ Điểm mạnh(S):

− Hầu hết CBCCCQCX là người địa phương do đó họ rất am hiểu tình hình địa bàn công tác.

− CBCCCQCX có đạo đức, lối sống lành mạnh; trách nhiệm với công việc.

− Điều kiện làm việc của CBCCCQC xã thuận lợi.

− Công tác ĐTBD có sự quan tâm, ủng hộ của các cấp lãnh đạo.

Điểm yếu(W):

− Trình độ chuyên môn của CBCCCQCX còn thấp chủ yếu là trình độ trung cấp, sơ cấp.

− Hoạt động ĐTBD CBCCCQCX chưa thường xuyên.

− Trình độ tin học, ngoại ngữ còn thấp

− Trình độ quản lý, phong cách làm việc chậm đổi mới, tính chuyên nghiệp chưa cao.

− Tỷ lệ nữ tham gia công tác trong đơn vị xã còn thấp

− Cán bộ có độ tuổi (trên 50 tuổi) còn chiếm tỷ lệ cao, độ tuổi công tác của cán bộ chuyên trách còn cao.

Cơ hội(O):

− Chủ trương đào tạo bồi dưỡng CBCCCQCX tiếp tục được quan tâm, chú trọng và đầu tư.

− Chính sách về tiền lương, phụ cấp đang dần được cải thiện.

− Học sinh, sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học chưa có việc làm tại địa phương là nguồn bổ sung cho cán bộ cấp xã.

Thách thức(T):

− Mức lương, phụ cấp cho CBCCCQCX còn thấp.

− Kinh phí cho các hoạt động ĐTBD chưa đáp ứng nhu cầu thực tế;

− Trách nhiệm về việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị của một số cán bộ còn chưa cao.

− Chính sánh thu hút nhân tài và đãi ngộ CBCCCQCX chưa đủ mạnh và hấp dẫn.

xã nhằm từng bước xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo hướng chuyên nghiệp hoá

Do tổ chức bộ máy và phương tiện làm việc chưa đồng bộ như cấp quận, huyện và tỉnh, thành phố, mặc dù được bố trí theo từng chức vụ, chức danh cụ thể trong bộ máy chính quyền cấp xã, nhưng hầu hết CBCCCQCX điều kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác, ranh giới giữa cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể vẫn không rạch ròi nên khi quyết định công việc của địa phương phải phối hợp để giải quyết. Ngay các CBCC chuyên môn hóa cũng không hoàn toàn được chuyên môn hóa, ít nhiều còn kiêm nhiệm nhiều việc khác. Việc phân vai cho từng loại CBCC cũng chỉ là tương đối, vì họ là cấp hành động, không phải chủ trương, chỉ đạo nhiều, mà phải phối hợp để thi hành giải quyết công việc của địa phương, kể cả công việc tự quản. Chế độ và lề lối làm việc của đội ngũ CBCCCQCX còn nghiệp dư, chưa theo quy định chung mà phụ thuộc vào tình hình cụ thể của địa phương để giải quyết công việc thường xuyên, hay đột xuất. Vì vậy, hoàn thiện hoạt động ĐTBD CBCCCQCX là nhằm từng bước xây dựng và phát triển đội ngũ CBCC cấp xã theo hướng chuyên nghiệp hoá, đáp ứng mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh và chuyên nghiệp hoá, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả từ Trung ương đến cơ sở.

5.1.2.3. Hoàn thiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trên cơ sở xác định rõ vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã; coi cán bộ, công chức cấp xã là một bộ phận cấu thành trong tổng thể đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước

Quan điểm này xuất phát từ vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã và đội ngũ CBCCCQCX trong hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước Việt Nam hiện nay.

Mặc dù cấp xã chưa được thừa nhận là cấp tự quản, nhưng trong quá trình đổi mới hoạt động nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cấp chính quyền đã có sự phân cấp mạnh mẽ cho cấp xã. CBCCCQCX là những người hoạt động theo thẩm quyền được pháp luật quy định, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Là một bộ phận của đội ngũ CBCC nhà nước, họ phải thực thi công vụ; có những yêu cầu về phẩm chất, năng lực và trình độ nhất định; có nhiệm vụ và quyền lợi nhất định. Vì vậy, các chế độ chính sách đối với đội ngũ CBCCCQCX cần được đảm bảo bình đẳng với CBCC cấp trên. Đây là quan điểm chủ đạo, tạo điều kiện tiền đề để hoạt động ĐTBD cho đội ngũ CBCC cấp xã trong thời gian tới.

xã cần phải đặt trong tiến trình đổi mới và hoàn thiện các chính sách của Nhà nước đối với cán bộ công chức nhà nước

Quan điểm, nguyên tắc xây dựng đội ngũ CBCC nhà nước nói chung và CBCCCQCX nói riêng bao gồm hai bộ phận cấu thành: “xây dựng đội ngũ cán bộ công chức” và “đổi mới công tác cán bộ”. Hai bộ phận này liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại, phải được tiến hành đồng thời trên những nguyên tắc chung về tổ chức quyền lực nhà nước. Vì vậy, đổi mới hoạt động ĐTBD CBCCCQCX cần phải đặt trong tiến trình đổi mới và hoàn thiện các chính sách của Nhà nước đối với cán bộ công chức nhà nước. Nghĩa là, triệt để tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm tính toàn diện trên tất cả các phương diện, các lĩnh vực từ chủ trương, cơ chế chính sách cho đến tổ chức hoàn thiện, đồng thời phải tiến hành đồng bộ trên tất cả các khâu từ quy hoạch, ĐTBD, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, phân công phân cấp quản lý; mọi phương hướng đổi mới công tác ĐTBD CBCCCQCX phải đảm bảo sự phù hợp với điều kiện thực tế mà quá trình đổi mới đặt ra, thích ứng với nhiệm vụ CNH, HĐH đất nước trong điều kiện hội nhập, phù hợp với thông lệ quốc tế.

5.1.2.5. Hoàn thiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã phải bảo đảm sự đồng bộ giữa số lượng với nâng cao chất lượng, đồng bộ về cơ cấu

ĐTBD CBCCCQCX không chỉ thể hiện ở sự gia tăng về số lượng, mà cơ bản hơn là sự chuyển biến về chất lượng và đồng bộ hoá về cơ cấu. Có như vậy đội ngũ CBCCCQCX mới đáp ứng được yêu cầu phát triển đa dạng hoá về ngành nghề, ngày một hiện đại của CNH, HĐH. Chất lượng đội ngũ CBCCCQCX được bảo đảm bằng thể chất tốt, có sức chịu đựng với các áp lực công việc; nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCCQCX từ việc rèn luyện, xây dựng những phẩm chất cần có của những lao động chuyên nghiệp trên mọi lĩnh vực mà quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đang đòi hỏi.

Những phẩm chất đó cho phép phát huy cao nhất những giá trị truyền thống, khắc phục những tâm lí, những thói quen đang là rào cản, đặc biệt là trau dồi tình cảm với quê hương, với nghề nghiệp, có khả năng vượt qua những khó khăn, thử thách vươn lên.

Đồng bộ hoá về cơ cấu bao gồm từ cơ cấu về độ tuổi, về giới, có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm sự thành công của chính sách phát triển đội ngũ CBCCCQCX và thành công của quá trình CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động đào tạo bồi dưỡng tới năng lực quản lý của cán bộ công chức chính quyền cấp xã nghiên cứu tại thành phố cần thơ (Trang 166 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(205 trang)