CHƯƠNG 5 HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
5.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
5.2.4. Hoàn thiện công tác xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
Từng vị trí công việc, từng chức danh sẽ có các yêu cầu khác nhau, các kỹ năng khác nhau, do đó, công tác ĐTBD phải xem việc ĐTBD theo nhu cầu là một nội dung quan trọng để nâng cao năng lực thực thi công vụ cho công chức. Công việc này cũng đòi hỏi gắn với bảng mô tả công việc, công tác khảo sát đánh giá chất lượng các kỹ năng của công chức và cần có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý công chức và cơ quan quản lý công tác ĐTBD CBCC.
Những chương trình cần ĐTBD cho các chức vụ, chức danh CBCCCQCX trên địa bàn TPCT được định hướng theo bảng sau:
Bảng 5.2: Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho các chức vụ, chức danh cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
Chức danh
Kiến thức ĐTBD
Kiến thức cần đào tạo Kỹ năng cần ĐTBD Thái độ Chủ tịch,
PCT HĐND
• “Trung cấp chuyên môn trở lên”
• “Trung cấp quản lý hành chính Nhà nước”;
• “Quản lý kinh tế”
• “Trung cấp lý luận
• “Chủ toạ, điều hành các cuộc họp”
• “Quan hệ với cấp trên, với cấp dưới và với dân”
• “Giám sát việc thực hiện công việc đã phân
• “Chủ động”
• “Cầu tiến”
• “Sáng tạo”
• “Liêm chính”
• “Trung thực”
• “Công bằng”
• “Minh bạch”
danh Kiến thức cần đào tạo Kỹ năng cần ĐTBD Thái độ chính trị”
• “Tin học văn phòng”
• “Anh văn giao tiếp”
công”
• “Diễn thuyết trước công chúng”
• “Hòa đồng”
• “Yêu nghề”
CT, PCT UBND
• “Trung cấp chuyên môn trở lên”
• “Trung cấp quản lý hành chính Nhà nước”;
• “Quản lý kinh tế”
• “Trung cấp lý luận chính trị”
• “Tin học văn phòng”
• “Anh văn giao tiếp”
• “Quản lý, điều hành công việc của UBND”
• “Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”
• “Lãnh đạo và tổ chức thực hiện thu, chi ngân sách”
• “Thực hiện quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai”
• “Giám sát việc thực hiện công việc đã phân công”
• “Chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội”
• “Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân”
• “Quan hệ với cấp trên, với cấp dưới và với dân”
• “Soạn thảo văn bản và viết báo cáo”
• “Quản lý sự thay đổi, xử lý các vấn đề thay đổi”
• “Tiếp dân và giải quyết
• “Chủ động”
• “Cầu tiến”
• “Sáng tạo”
• “Liêm chính”
• “Trung thực”
• “Công bằng”
• “Minh bạch”
• “Hòa đồng”
• “Yêu nghề”
danh Kiến thức cần đào tạo Kỹ năng cần ĐTBD Thái độ khiếu nại, tố cáo của
dân”
• “Thực hiện các dự án vừa và nhỏ ở địa phương”
• “Giải quyết tranh chấp đất đai ở cơ sở”
• “Chủ toạ, điều hành các cuộc họp”
• “Quy hoạch, lựa chọn và sử dụng công chức cấp xã và cán bộ thôn”
• “Quản lý về giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao”
• “Quản lý di sản văn hoá, phát triển văn hoá dân tộc”
• “Thực hiện công tác an ninh, quốc phòng”
• “Xây dựng và thực hiện Quy chế làm việc”
• “Diễn thuyết trước công chúng” Công chức
Tài chính - Kế toán
• “Trung cấp Tài chính - Kế toán”.
• “Lý luận chính trị”
• “Quản lý nhà nước”
• “Tin học văn phòng”
• “Anh văn giao tiếp”
• “Phần mềm Kế toán”
• “Kỹ năng soạn thảo văn bản”
• “Ứng xử, giao tiếp với công dân, tổ chức”
• “Kiến thức về nghiệp vụ và luật kế toán”
• “Chủ động”
• “Cầu tiến”
• “Sáng tạo”
• “Liêm chính”
• “Trung thực”
• “Công bằng”
• “Minh bạch”
• “Hòa đồng”
• “Yêu nghề”
danh Kiến thức cần đào tạo Kỹ năng cần ĐTBD Thái độ Công chức
Tư pháp - Hộ tịch
• “Trung cấp Luật”
• “Lý luận chính trị”;
• “QLNN”
• “Tin học văn phòng”
• “Anh văn giao tiếp”
• “Kiến thức về pháp luật”
• “Luật Hành chính”
• “Giao tiếp với công dân, tổ chức”
• “Kỹ năng soạn thảo văn bản”
• “Chủ động”
• “Cầu tiến”
• “Sáng tạo”
• “Liêm chính”
• “Trung thực”
• “Công bằng”
• “Minh bạch”
• “Hòa đồng”
• “Yêu nghề”
“Công chức Địa chính - xây dựng - đô thị/
công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường”
• “Trung cấp Địa chính hoặc Xây dựng, nông nghiệp, môi trường”
• “Lý luận chính trị”
• “QLNN”
• “Tin học văn phòng”
• “Anh văn giao tiếp”
• “Kỹ năng khảo sát, đo đạc và lập hồ sơ địa chính”
• “Phần mềm tin học chuyên ngành”
• “Kỹ năng soạn thảo văn bản”
• “Ứng xử với công dân, tổ chức”
• “Kiến thức về pháp luật, Quản lý đất đai”
• “Chủ động”
• “Cầu tiến”
• “Sáng tạo”
• “Liêm chính”
• “Trung thực”
• “Công bằng”
• “Minh bạch”
• “Hòa đồng”
• “Yêu nghề”
Công chức Văn phòng - Thống kê
• “Trung cấp Văn thư - Lưu trữ”;
• “Trung cấp Hành chính hoặc trung cấp Luật”
• “Lý luận chính trị”
• “QLNN”
• “Tin học văn phòng”
• “Anh văn giao tiếp”
• “Kỹ năng soạn thảo văn bản”
• “Kiến thức về pháp luật”
• “Kinh tế kế hoạch”
• “Thống kê kinh tế”
• “Thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin”
• “Chủ động”
• “Cầu tiến”
• “Sáng tạo”
• “Liêm chính”
• “Trung thực”
• “Công bằng”
• “Minh bạch”
• “Hòa đồng”
• “Yêu nghề” Công chức • “Trung cấp Văn hóa • “Kiến thức về pháp luật” • “Chủ động”
danh Kiến thức cần đào tạo Kỹ năng cần ĐTBD Thái độ
“Văn hoá - Xã hội”
- Nghệ thuật hoặc trung cấp quản lý văn hóa thông tin hoặc trung cấp nghiệp vụ Lao động - thương binh - Xã hội”
• “Lý luận chính trị”
• “QLNN”
• “Tin học văn phòng”
• “Anh văn giao tiếp”
• “QLNN về lao động,
• văn hóa và xã hội”
• “Ứng xử, giao tiếp với công dân, tổ chức”
• “Kỹ năng soạn thảo văn bản”
• “Cầu tiến”
• “Sáng tạo”
• “Liêm chính”
• “Trung thực”
• “Công bằng”
• “Minh bạch”
• “Hòa đồng”
• “Yêu nghề”
Trưởng công an xã
• “Trung cấp chuyên môn ngành Công an”
• “Lý luận chính trị”
• “QLNN”
• “Tin học văn phòng”
• “Anh văn giao tiếp”
• “Kiến thức về pháp luật”
• “Kiến thức quản lý an ninh, trật tự an toàn xã hội”
• “Kỹ năng sử dụng quân trang, quân dụng”
• “Kỹ năng soạn thảo văn bản”
• “Chủ động”
• “Cầu tiến”
• “Sáng tạo”
• “Liêm chính”
• “Trung thực”
• “Công bằng”
• “Minh bạch”
• “Hòa đồng”
• “Yêu nghề” Chỉ huy
trưởng Quân sự
• “Trung cấp quân sự của sĩ quan dự bị”
cấp phân đội trở lên
• “Lý luận chính trị”
• “QLNN”
• “Tin học văn phòng”
• “Anh văn giao tiếp”
• “Kiến thức về pháp luật”
• “Kiến thức về an ninh quốc phòng”
• “Kỹ năng sử dụng” quân trang, quân dụng”
• “Kỹ năng soạn thảo văn bản”
• “Chủ động”
• “Cầu tiến”
• “Sáng tạo”
• “Liêm chính”
• “Trung thực”
• “Công bằng”
• “Minh bạch”
• “Hòa đồng”
• “Yêu nghề” Nguồn: Tổng hợp của tác giả 5.2.5. “Hoàn thiện công tác lựa chọn loại hình và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
“Đa dạng hóa đào tạo đang trở thành xu thế tất yếu, nó gắn bó chặt chẽ với phương châm xã hội hóa giáo dục, tạo ra một xã hội học tập. Đa dạng hóa ĐTBD CBCC nói chung, CBCCCQCX nói riêng là con đường cơ bản thực hiện mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa”.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, nhiều người không có điều kiện đến trường, đến lớp học nhưng họ vẫn phát huy được khả năng tự học rất hiệu quả. Vì vậy, không nên quan niệm cứng nhắc việc học của CBCC là phải đến trường, đến lớp. CBCC có thể nâng cao trình độ bằng kiến thức tự học của họ, bởi kiến thức trên tất cả các lĩnh vực luôn được cập nhật, bổ sung và đổi mới nhanh chóng.
Những người không thường xuyên nắm bắt, cập nhật những thông tin, kiến thức mới, tự bằng lòng với những hiểu biết phổ thông hoặc lượng kiến thức cơ bản được học trên ghế nhà trường sẽ nhanh chóng lạc hậu so với yêu cầu công việc, với thời đại. Vì vậy, tự học trở thành phương thức đào tạo quan trọng nhất đối với CBCC. Có hai hình thức cơ bản trong tự học liên quan chặt chẽ với nhau: thông qua thực tiễn công việc và nghiên cứu lý luận. Cả hai việc đều quan trọng, không thông qua thực tiễn thì nhận thức lý luận trở thành kinh viện, không sâu sắc, sống động, không phản ánh đúng thực tiễn; không nghiên cứu, không có lý luận, không cập nhật kiến thức thì không thể nhìn nhận đúng đắn tình hình thực tiễn, không giải quyết được các vấn đề của thực tiễn.
Trong thực tiễn hiện nay, việc tự học của công chức hành chính có phần bị xem nhẹ, nhiều người ít đọc, ngại đọc, ngại nghiên cứu. Tự học trước hết phụ thuộc vào mong muốn của người học để nâng cao trình độ, nâng cao sự hiểu biết bản thân, đồng thời phụ thuộc vào yêu cầu của công việc, vào phong trào chung, không khí chung trong cộng đồng. Để phát triển phong trào tự học cần tác động vào cả ba yếu tố nói trên. Cần có những quy chế động viên, khuyến khích công chức hành chính tích cực nâng cao trình độ bằng phương pháp tự học; công chức hành chính phải coi tự học như là một giải pháp hữu ích để tự “làm mới” mình, làm cho mình “lớn lên” để có thể đáp ứng và giải quyết được các vấn đề đặt ra trong công việc, trong cuộc sống. Từ đó, giảm dần phạm vi bao cấp của nhà nước trong ĐTBD CBCC; tránh tràn lan, lãng phí.
“Đa dạng hóa hình thức tổ chức đào tạo là tạo điều kiện thuận lợi cho mọi loại đối tượng có nhu cầu có thể được đào tạo. Ngoài những hình thức tổ chức đào tạo phổ biến hiện nay như: chính quy tập trung”; vừa học, vừa làm, cần đặc biệt quan tâm đến các hình thức “ĐTBD gắn với chuyển giao công nghệ”, “ĐTBD CBCCCQCX theo chương trình, dự án”. “Điều này góp phần khắc phục nhược điểm rất lớn và phổ biến trong công tác ĐTBD ở nước ta” là “nặng tính lý thuyết” mà “yếu tính thực tiễn” và
Vì vậy, Thành phố Cần Thơ cần rà soát danh mục phân cấp tổ chức ĐTBD CBCC dựa trên phân cấp quản lý của các cơ quan quản lý và năng lực hoạt động của các cơ sở ĐTBD để phối hợp để lựa chọn hình thức ĐTBD CBCCCQCX trên địa bàn để từ đó lựa chọn những cơ sở sẽ tổ chức đào tạo ở TPCT (bao gồm cả ĐTBD CBCCCQCX TPCT và các địa phương trong vùng) và những cơ sở sẽ gửi CBCCCQCX đi ĐTBD ở các ngành, địa phương trong cả nước. Đồng thời, tập trung nguồn lực lựa chọn một số cơ sở đào tạo có khả năng và thế mạnh ĐTBD để hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, giáo trình giảng dạy. Đặc biệt, Trường Chính trị Thành phố và các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận, huyện cần tham gia nhiều hơn trong ĐTBD CBCCCQCX, đổi mới công tác tổ chức đào tạo ở trường để trường trở thành một trung tâm ĐTBD trung cấp lý luận chính trị, quản lý nhà nước và quản lý kinh tế cho CBCCCQCX của Thành phố.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các trường đào tạo, tổng kết và phổ biến những mô hình đào tạo tiên tiến, hiệu quả của Thành phố cũng như ở địa phương khác. Tổ chức đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm đào tạo nghề ở các địa phương, cơ sở đào tạo nghề điển hình.
5.2.6. “Hoàn thiện công tác xây dựng nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã”
“Trong những năm qua, thành phố đặc biệt quan tâm đầu tư kinh phí cho công tác ĐTBD CBCCCQCX trên địa bàn, tuy nhiên, so với yêu cầu thì còn nhiều hạn chế.
Thực tế, kinh phí phân bổ cho hoạt động đào tạo, công chức hàng năm mới đáp ứng 60% nhu cầu. Do vậy, cần quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa kinh phí để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo công chức”.
- Mức hỗ trợ: Về ngân sách đào tạo, Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các CBCC tham gia chương trình đào tạo; phần còn lại do chính CBCC tự lo. Theo đó, mức hỗ trợ đào tạo của Nhà nước gồm: Hỗ trợ tiền học phí, hỗ trợ tiền tàu xe...
Xác định ngân sách cho đào tạo: Mức kinh phí hỗ trợ để xác định ngân sách đào tạo như sau:
Học phí: Mức học phí trung bình đối với các trường đại học công lập hiện nay là: 3.500.000 đồng/năm học.
Thời gian tập trung học tập/năm: 10 tháng.
Mức hỗ trợ của Nhà nước cho mỗi công chức học tập trong thời gian 1 năm như sau:
đồng/người/tháng) = (10 x 200.000) = 2.000.000 đồng/người/năm.
+ Hỗ trợ học phí: (Mức học phí x 70%) = (3.500.000 đồng/người/năm x 70%) = 2.450.000 đồng/người/năm.
+ Hỗ trợ khác: Hỗ trợ này chỉ được tính riêng cho các công chức là nữ
= (Thời gian tập trung học tập/năm x 100.000 đồng/người/tháng) = (10 x 100.000) = 1.000.000 đồng/người/năm.
Như vậy với những qui định trên trong thời gian tới cần quan tâm hơn nữa việc đầu tư kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo công chức đảm bảo sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng khóa học cần thiết và đúng đối tượng.
Ngoài ra, UBND “thành phố cần đảm bảo nguồn kinh phí ĐTBD CBCC cấp xã theo phân cấp. Đồng thời tranh thủ các nguồn ngân sách của trung ương, các chương trình, dự án ở trong và ngoài nước nhằm đáp ứng yêu cầu công tác ĐTBD CBCC cấp xã trong thời gian tới”.
5.2.7. “Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã”
“Kiểm tra, đánh giá công tác ĐTBD là một khâu quan trọng trong chuỗi quá trình ĐTBD khép kín. Do đó, công tác ĐTBD CBCCCQCX trên địa bàn thành phố cần được đánh giá thường xuyên. Các đơn vị cần tổ chức đánh giá ngay, trong và sau khi kết thúc quá trình ĐTBD. Đơn vị có thể chủ động đánh giá kết quả ĐTBD ngay sau khi hoàn thành khóa học qua việc sử dụng bảng câu hỏi. Kết quả khảo sát sẽ giúp đơn vị rút kinh nghiệm cho những khóa ĐTBD tổ chức sau”.
Nội dung đánh giá kết quả ĐTBD nhằm mục tiêu hướng đến giải quyết các vấn đề như: khoá học đã đạt mục tiêu ĐTBD ở mức độ/cấp độ nào; các vấn đề xác định trong nội dung học tập đã được giải quyết thông qua đào tạo ở mức độ nào và những nội dung gì cần hoàn thiện trong những khoá học tiếp sau.
“Hầu hết các khóa học ĐTBD đều có đánh giá chương trình ĐTBD như: đánh giá phản ứng của người học về nội dung, chương trình, giảng viên, cách tổ chức…; đánh giá kết quả học tập thông qua những bài kiểm tra để biết học viên tiếp thu được gì từ khóa học. Đây là việc đánh giá kết quả ĐTBD theo phương pháp truyền thống. Cách thức đánh giá này có ưu điểm: dễ đánh giá vì chỉ cần căn cứ vào kết quả điểm học tập và nhận xét của cơ sở, đơn vị đào tạo. Tuy nhiên, ở một mức độ nhất định, cách thức đánh giá này chưa phản ánh chính xác kết quả học tập của học viên thông qua nhận thức và
nhưng thực chất nhận thức của học viên chưa phản ánh đúng kết quả đó”.
Hiện nay, cách thức đánh giá kết quả, hiệu quả ĐTBD đã có sự thay đổi, hướng đánh giá kết quả sau đào tạo, nghĩa là đánh giá kết quả đầu ra. Vì vậy, các đơn vị chủ động tổ chức và kiểm tra quá trình áp dụng kiến thức vào thực tế công việc sau khi khóa học kết thúc. Phải thường xuyên theo dõi, so sánh kết quả hoàn thành công việc, thái độ, tác phong làm việc trước và sau khi được ĐTBD. Từ đó, đánh giá tác động, hiệu quả của tổ chức xem việc ĐTBD CBCC có tác động, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức hay không. Có thể đánh giá kết quả ĐTBD với từng mức độ cụ thể như sau:
- Mức độ 1 – Phản ứng: đánh giá học viên có hài lòng về chương trình đào tạo hay không (mức độ hài lòng, ấn tượng, cảm nhận…) thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi hoặc phỏng vấn.
- Mức độ 2 – Tiếp thu: đánh giá học viên có tiếp thu chương trình, nội dung ĐTBD (sự thay đổi kiến thức, kỹ năng, thái độ của học viên sau đào tạo) thông qua kết quả bài kiểm tra, bài thi, đề án, tiểu luận, bài thu hoạch trong khoá học và thông qua việc khảo sát bằng phỏng vấn, trắc nghiệm, quan sát, hoặc kết hợp tổng thể các phương pháp khảo sát này.
- Mức độ 3 – Hành vi: đánh giá học viên có áp dụng được những gì đã học không (đánh giá mức độ mà người học có thể áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào công việc). Sau khi học viên hoàn thành nhiệm vụ học tập, căn cứ vào công việc mà họ đang đảm nhận và nội dung đã được ĐTBD, lãnh đạo đơn vị giao việc với yêu cầu cao hơn. Thông qua kết quả công việc đã thực hiện để đánh giá chất lượng và kết quả ĐTBD.
- Mức độ 4 – Kết quả: đánh giá tác động nhất định đến kết quả hoạt động của tổ chức nơi học viên công tác. Đây là mức độ cao nhất đánh giá chất lượng của ĐTBD thông qua việc phân tích dữ liệu, đánh giá kết quả hoạt động, thực hiện nhiệm vụ được giao của tổ chức nơi học viên công tác (hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian; hiệu quả công việc nâng cao; giảm tỷ lệ sai sót...).
Đối với các mức độ 3 và mức độ 4, hàng năm cơ sở, địa phương cần phối hợp với đơn vị đào tạo thu thập kết quả làm việc của học viên đã được ĐTBD thông qua nhận xét đánh giá của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ. Căn cứ vào những nhận xét, đánh giá đó, cơ sở, đơn vị đào tạo xem xét, nghiên cứu để điều chỉnh nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và phương pháp tổ chức quản lý ĐTBD.
5.2.8. “Hoàn thiện chính sách đối với cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tham