CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
2.4. Tác động của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tới năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
2.4.1. Mối quan hệ giữa đào tạo, bồi dưỡng và năng lực quản lý của cán bộ, công chức Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh mối quan hệ tích cực giữa ĐTBD với năng lực của đội ngũ CBCC.
Guest (1997) “thực hiện nghiên cứu của mình và chứng minh ĐTBD là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng kiến thức, kỹ năng và năng lực của đội ngũ CBCC”.
Harrison (2000) cho rằng nâng cao năng lực CBCC thông qua ĐTBD là biện pháp then chốt trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức và cũng là biện pháp hữu hiệu lấp khoảng trống giữa tiêu chuẩn và năng lực thực tế của đội ngũ CBCC.
Theo Swart và cộng sự (2005), để nâng cao năng lực cho đội ngũ CBCC thì việc thực hiện đào tạo, tái đào tạo là cần thiết. Công tác ĐTBD đạt hiệu quả sẽ tạo thuận lợi cho tổ chức nâng cao kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ của đội ngũ CBCC trong tổ chức. Khi tổ chức lựa chọn được các phương pháp, chương trình đào tạo thích hợp sẽ giúp tổ chức giải quyết mọi vấn đề và tăng cường mức độ động viên CBCC nâng cao năng lực đáp ứng các yêu cầu của tổ chức.
Theo Wright và Geroy (2001), NLQL của đội ngũ CBCC thay đổi thông qua các chương trình ĐTBD hiệu quả. Công tác ĐTBD không chỉ cải thiện hiệu suất tổng thể trong thực hiện công việc hiện tại của CBCC mà còn nâng cao kiến thức, kỹ năng, năng lực và thái độ của đội ngũ CBCC cho công việc trong tương lai. Thông qua đào tạo, năng lực của CBCC được phát triển và hoàn thiện hơn.
Obisi (2001) cho rằng ĐTBD là một quá trình có hệ thống để nâng cao kiến thức, kỹ năng, năng lực làm việc và thái độ của đội ngũ CBCC trong các tổ chức.
ĐTBD là mấu chốt để đội ngũ cán bộ nâng cao NLQL giúp họ quản lý tổ chức tốt hơn.
Như vậy, có thể thấy tồn tại mối quan hệ tích cực giữa công tác ĐTBD với năng lực làm việc, NLQL của đội ngũ CBCC nói chung và CBCCCQCX nói riêng. ĐTBD giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ và NLQL của CBCC do công tác đào tạo giúp bổ sung những kiến thức thực tiễn đáp ứng các yêu cầu công việc của đội ngũ CBCC.
2.4.2. Mô hình nghiên cứu về tác động của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tới “năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã”
Xây dựng mô hình nghiên cứu về tác động của hoạt động ĐTBD tới NLQL của CBCCCQCX, tác giả sẽ tiếp cận theo các mô hình mối quan hệ giữa ĐTBD với hiệu quả thực hiện công việc trong tổ chức. Thực hiện tiếp cận nghiên cứu thông qua hiệu quả thực hiện công việc là do:
(1) Chưa có nghiên cứu thực hiện toàn diện về sự tác động của hoạt động ĐTBD tới NLQL của CBCCCQCX (tác giả không có cơ sở kế thừa).
(2) NLQL và hiệu quả thực hiện công việc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
NLQL càng cao thì công việc thực hiện càng hiệu quả (Purcell et al., 2003).
(3) Công tác ĐTBD tác động tích cực đến NLQL của đội ngũ cán bộ từ đó giúp cán bộ thực hiện công việc đạt hiệu quả, hiệu suất cao hơn (Wright và Geroy, 2001).
ĐTBD tác động đến hiệu quả thực hiện công việc thông qua việc tăng cường NLQL. NLQL là nguồn gốc quan trọng là cái được tạo ra trước và sau đó quyết định đến hiệu quả công việc. Do đó, tác giả có thể đo lường sự tác động của ĐTBD tới NLQL thông qua hiệu quả công việc và ngược lại, các biến của công tác ĐTBD tác động đến hiệu quả thực hiện công việc cũng là các biến tác động đến NLQL của CBCC.
Như vậy, sau khi nghiên cứu các mô hình về sự tác động của công tác ĐTBD đến kết quả thực hiện công việc của CBCC trong tổ chức được thực hiện bởi nhiều tác giả trên thế giới (tác giả đã đề cập trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu). Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu của đề tài được thể hiện dưới dạng hình như sau:
Tác động
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CBCCCQCX
Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết công việc KẾT QUẢ CÔNG VIỆC CỦA CBCCCQCX
Hình 2.2: “Mô hình nghiên cứu về tác động của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đến năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã và kết quả công việc
của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã”
Nguồn: Đề xuất của tác giả
CÔNG TÁC ĐTBD CCCQCX CỦA CQ ĐỊA PHƯƠNG
NHÓM YẾU TÓ ẢNH HƯỞNG CÁC YẾU TỐ CẤU
THÀNH
NĂNG LỰC QUẢN
LÝ CỦA CBCC CQCX
Xác định nhu cầu ĐTBD
Xác định mục tiêu ĐTBD
Lựa chọn đối tượng ĐTBD
Xác định kiến thức cần ĐTBD
Lựa chọn hình thức và cơ sở ĐTBD
Kinh phí hỗ trợ ĐTBD
Chính sách cho CBCC được ĐTBD
Đánh giá công tác ĐTBD NHÓM YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG
Khách quan
Chủ quan
TÁC ĐỘNG
Kiến thức quản lý
Kỹ năng quản lý
Thái độ, phẩm chất
Bản thân CBCCCQCX
Đặc điểm địa phương
Cơ chế chính sách về CBCCCQCX
Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra gồm:
Giả thiết của mô hình nghiên cứu 1: Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến NLQL đối với CBCCCQCX
H1: Nhóm nhân tố thuộc về bản thân CBCCCQCX có ảnh hưởng thuận chiều đến NLQL của CBCCCQCX
H2: Nhóm nhân tố thuộc về đặc điểm địa phương có ảnh hưởng thuận chiều đến NLQL của CBCCCQCX
H3: Nhóm nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách CBCCCQCX có ảnh hưởng thuận chiều đến NLQL của CBCCCQCX;
Giả thiết của mô hình nghiên cứu 2: Các nhóm nhân tố hoạt động đào tạo bồi dưỡng ảnh hưởng đến NLQL đối với CBCCCQCX
H4: Việc xác định nhu cầu ĐTBD có ảnh hưởng tới NLQL của CBCCCQCX.
H5: Việc xác định mục tiêu ĐTBD có ảnh hưởng tới NLQL của CBCCCQCX.
H6: Việc lựa chọn đối tượng ĐTBD có ảnh hưởng tới NLQL của CBCCCQCX.
H7: Việc xác định kiến thức đào tạo có ảnh hưởng tới NLQL của CBCCCQCX.
H 8: Việc lựa chọn hình thức và cơ sở ĐTBD có ảnh hưởng tới NLQL của CBCCCQCX tại TPCT.
H9: Đảm bảo kinh phí cho đào tạo bồi dưỡng có ảnh hưởng tới NLQL của CBCCCQCX.
H10: Cơ chế chính sách phù hợp cho CBCCCQCX đi ĐTBD ảnh hưởng tới NLQL của CBCCCQCX
H11: Việc đánh giá công tác ĐTBD thấy có ảnh hưởng tới NLQL của CBCCCQCX tại TPCT.
Giả thiết của mô hình nghiên cứu 3: Các yếu tố cấu thành NLQL của CBCCCQCX ảnh hưởng đến kết quả công việc của CBCCCQCX
“H12: Kiến thức quản lý của CBCCCQCX có quan hệ thuận chiều với kết quả công việc CBCCCQCX
H13: Kỹ năng lãnh đạo của CBCCCQCX có quan hệ thuận chiều với kết quả công việc CBCCCQCX
H14: Phẩm chất lãnh đạo của CBCCCQCX có quan hệ thuận chiều với kết quả công việc của CBCCCQCX”.
Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát dưới đây sẽ được sử dụng để kiểm định các giả thuyết đã được đưa ra.
Tóm lại, chương này đã hệ thống nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động ĐTBD và NLQL của CBCCCQCX. Trong đó, làm rõ khái niệm về cấp xã, chính quyền cấp xã;
khái niệm, vai trò, đặc điểm của cán bộ cấp xã, công chức cấp xã; năng lực, NLQL của cán bộ công chức cấp xã; yêu cầu tiêu chuẩn của CBCC cấp xã; các nhân tố ảnh hưởng đến NLQL của CBCC cấp xã;
Cùng với đó, luận án cũng luận giải nội dung lý thuyết công tác ĐTBD CBCC cấp xã của chính quyền địa phương: khái niệm ĐTBD cán bộ công chức cấp xã; mục tiêu; các nội dung ĐTBD (xác định đối tượng, xây dựng kế hoạch ĐTBD, chương trình, cơ sở đào tạo, đánh giá kết quả ĐTBD,...). Từ đó, luận án đề xuất mô hình lý thuyết để đánh giá tác động của hoạt động ĐTBD tới NLQL của CBCCCQCX.
CHƯƠNG 3