CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TỚI NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.4. Tác động của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tới năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trên địa bàn Thành phố Cần Thơ - Phân tích kết quả khảo sát chính thức
4.4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo khảo sát chính thức
+ Đối với thang đo Kết quả đào tạo, hệ số tin cậy bằng 0.787, mức độ tương quan của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3, và không có biến nào cần phải loại bỏ để tăng độ tin cậy.
+ Đối với thang đo Kiến thức, hệ số tin cậy là 0.850, các biến có sự tương quan tốt với tổng thể thang đo, hệ số tương quan đều lớn hơn 0.5, không có biến nào cần loại bỏ để tăng độ tin cậy của thang đo Kiến thức.
+ Đối với thang đo Kỹ năng, hệ số tin cậy khá cao, bằng 0.911, các biến quan sát tương quan tốt với tổng thể thang đo, với hệ số tương quan lớn hơn 0.6, có thể khẳng định thang đo Kỹ năng có mức độ tin cậy là tốt.
+ Đối với thang đo Thái độ, hệ số tin cậy cũng ở mức cao, bằng 0.917, với 8 biến quan sát, hệ số tương quan biến-tổng của các biến đều lớn hơn 0.6, và không có biến quan sát nào bị loại bỏ để làm tăng độ tin cậy của thang đo.
+ Đối với thang đo Đặc điểm bản thân, có 10 biến quan sát, với hệ số tin cậy là 0.841, hệ số tương quan của mỗi biến quan sát với tổng thể thang đo đều lớn hơn 0.7, do đó thang đo là hoàn toàn đảm bảo tính tin cậy.
sự tương quan tốt với tổng thể thang đo, hệ số tương quan đều lớn hơn 0.6, không có biến nào cần loại bỏ để tăng độ tin cậy của thang đo.
+ Đối với thang đo Cơ chế chính sách của địa phương, hệ số tin cậy là 0.838, với 5 biến quan sát có mức độ tương quan biến-tổng lớn hơn 0.6, điều này cho thấy thang đo Cơ chế chính sách có mức tin cậy cao.
+ Đối với thang đo Nhu cầu, chỉ có 02 biến quan sát, hệ số tin cậy bằng 0.706, tương quan 0.545>0.3, do đó thang đo Nhu cầu cũng đảm bảo tính tin cậy.
+ Đối với thang đo Mục tiêu, hai biến quan sát có mức tương quan là 0.567 với thang đo, và độ tin cậy bằng 0.724, do đó thang đo Mục tiêu là đảm bảo độ tin cậy.
+ Đối với thang đo Lựa chọn cán bộ, ba biến quan sát có mức độ tương quan biến-tổng lớn hơn 0.5, hệ số tin cậy là 0.764, do đó thang đo lựa chọn cán bộ có độ tin cậy.
+ Đối với thang đo Xây dựng nội dung đào tạo, có 12 biến quan sát, với hệ số tin cậy là 0.840, hệ số tương quan của mỗi biến quan sát với tổng thể thang đo đều lớn hơn 0.5, do đó thang đo là hoàn toàn đảm bảo tính tin cậy.
+ Đối với thang đo Xác định hình thức đào tạo, hệ số tin cậy là 0.913, với 6 biến quan sát có mức độ tương quan biến-tổng lớn hơn 0.6, điều này cho thấy thang đo Xác định hình thức đào tạo có mức tin cậy cao.
+ Đối với thang đo Chính sách hỗ trợ, hệ số tin cậy là 0.890, với 6 biến quan sát, hệ số tương quan biến-tổng của các biến đều lớn hơn 0.6 và không có biến quan sát nào bị loại bỏ để làm tăng độ tin cậy của thang đo.
+ Đối với thang đo Đánh giá kết quả, hệ số tin cậy là 0.734, với 3 biến quan sát, các biến quan sát tương quan tốt với tổng thể thang đo, với hệ số tương quan lớn hơn 0.6, có thể khẳng định thang đo Đánh giá kết quả có mức độ tin cậy là tốt.
+ Đối với thang đo Mức kinh phí, hệ số tin cậy là 0.789, với 3 biến quan sát, các biến quan sát tương quan tốt với tổng thể thang đo, với hệ số tương quan lớn hơn 0.6, có thể khẳng định thang đo Mức kinh phí có mức độ tin cậy là tốt.
Nói tóm lại, các thang đo đều có mức độ tin cậy cao, không cần phải loại bỏ biến quan sát nào trước các phân tích tiếp theo.
KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy. 0.878
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-
Square 39625.055
df 3916
Sig. 0.000
Phương sai trích 57.714
Eigenvalues 1.135
Kết quả phân tích nhân tố khám phá với các biến quan sát thể hiện các khái niệm của biến trong mô hình nghiên cứu cho kết quả tốt, thể hiện ở hệ số KMO = 0,878, Sig= 0,000, đều cho thấy rằng kết quả phân tích nhân tố khám phá là có sự tin cậy cao. Giá trị tổng phương sai trích của chín nhân tố và giá trị hệ số hội tụ eigenvalues của nhân tố thứ chín, lần lượt là 57.714>50%, 1.135>1, từ đó cho thấy, các biến quan sát ban đầu có sự hội tụ ở 15 nhân tố, các nhân tố này biểu diễn được 57.714% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát. Như vậy, các thang đo đạt được sự hội tụ cao. Kết quả cụ thể được trình bày trong phụ lục của luận án.
4.4.1.3 Phân tích nhân tố khẳng định trong khảo sát chính thức
Kết quả phân tích CFA các chỉ tiêu đo lường độ phù hợp của mô hình cho thấy CMIN/DF = 1.645<3, GFI = 0.810>0.8, NFI = 0.827>0.8, TLI= 0.921>0.8, CFI = 0.924>0.9, RMSEA = 0.030
Thang đo Độ tin cậy tổng hợp Tổng phương sai trích
Thái độ 0.918 0.583
Kỹ năng 0.912 0.534
Kiến thức 0.875 0.540
Mức kinh phí 0.790 0.557
Chính sách hỗ trợ 0.944 0.680
Đánh giá kết quả 0.957 0.569
Thang đo Độ tin cậy tổng hợp Tổng phương sai trích
Xác định hình thức 0.914 0.639
Xây dựng chương trình 0.940 0.568
Cách thức 0.764 0.519
Mục tiêu 0.725 0.569
Nhu cầu 0.711 0.554
Kết quả 0.898 0.527
Cơ chế chính sách 0.839 0.510
Đặc điểm địa phương 0.911 0.631
Đặc điểm bản thân 0.941 0.616
Hệ số tổng phương sai trích và độ tin cậy tổng hợp của các thang đo đều đạt giá trị cao hơn 0.5, kết hợp với hệ số Cronbach-alpha của các thang đo đều lớn hơn 0.7, vì thế, có thể khẳng định thang đo đạt được độ tin cậy.
Kết quả các giá trị P-value của các biến quan sát biểu diễn các nhân tố đều có giá trị bằng 0.000, các trọng số chuẩn hóa của các thang đo đều cao (>0.5) do đó các biến quan sát được khẳng định có khả năng biểu diễn tốt cho nhân tố trong mô hình CFA và các thang đo có sự hội tụ cao. Kết quả cụ thể được trình bày trong phụ lục của luận án.