Khái niệm, mục tiêu chính sách hỗ trợ khởi nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐẾN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP

2.2 Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp

2.2.1 Khái niệm, mục tiêu chính sách hỗ trợ khởi nghiệp

Thuật ngữ “Chính sách” được sử dụng rất phổ biến, từ những chính sách vĩ mô như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa đến tầm vi mô như chính sách của một công ty. Ở tầm vĩ mô, mỗi khi có vấn đề gì nổi cộm trong xã hội thì công chúng lại trông chờ vào những phản ứng của chính quyền. Những phản ứng đó khi định hình và thể hiện một cách chính thức được gọi dưới tên là “chính sách”. Chính sách cũng có thể hàm chứa những tính toán, định hướng dài hạn của Chính phủ, mối quan tâm đến một nhóm đối tượng nào đó hay đơn thuần chỉ là sự áp đặt mang tính “gia trưởng” của Nhà

nước. Thuật ngữ chính sách được sử dụng với hàm ý chính sách công, trong đó Nhà nước là nhân vật then chốt, là chủ thể cho ra đời các sản phẩm là chính sách. Chính sách là biện pháp can thiệp của Nhà nước vào một ngành, một lĩnh vực hay toàn bộ nền kinh tế nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định, với những công cụ và giải pháp nhất định và trong một thời hạn xác định. Theo khái niệm trên, “chính sách” bao hàm các nội dung:

- Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra;

- Chính sách được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế

- Chính sách được ban hành bao giờ cũng nhằm đến mục đích nhất định; nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó, chính sách được ban hành đều có sự tính toán và chủ đích rõ ràng. Khi một vấn đề kinh tế - xã hội cần được giải quyết, chính quyền sẽ đưa ra mục tiêu và cách thức giải quyết (để cho vấn đề tự phát triển cũng là một cách giải quyết). Sự lựa chọn cách giải quyết đưa đến những quyết định và toàn bộ quy trình này được đặt trong một môi trường tương tác của các tác nhân chính sách, tạo ra hàng loạt các ràng buộc trước khi chính sách xuất hiện và các tác động sau đó. Chính sách không tự nhiên xuất hiện, nó chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, được thể hiện cụ thể qua sự can thiệp của Nhà nước đối với các thất bại thị trường, những giá trị chính trị thịnh hành, tâm lý công chúng vào thời điểm đó, cấu trúc của chính quyền, các quy phạm xã hội của quốc gia và địa phương và hàng loạt các biến cố khác. Từ sự chi phối của những điều kiện này, dẫn đến cách thể hiện khác nhau trong các vai trò chính sách và quy trình chính sách. Chính sách của Nhà nước đưa ra nhằm tác động vào các ngành, lĩnh vực, khu vực như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất, tiêu dùng,… Từ cách tiếp cận chính sách như trên, mỗi lĩnh vực nhà nước có chính sách riêng, ta có khái niệm chính sách hỗ trợ khởi nghiệp như sau: Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp là công cụ để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và nhà đầu tư, bao gồm các chế độ, các biện pháp, các quy định cụ thể từ hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp, xây dựng và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp ,đảm bảo đơn giản hóa môi trường pháp lý, hỗ trợ vốn, tín dụng hỗ trợ quản lý, kỹ thuật, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng văn hóa khởi nghiệp cấp quốc gia,…nhằm đạt được mục tiêu chiến lược khởi nghiệp quốc gia.

Mục tiêu của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp:

Peng & Lee (2013) cho rằng, mục tiêu của các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp được phân thành hai hướng chính: thứ nhất tối đa hóa lợi nhuận cho các doanh nghiệp

khởi nghiệp, điều này được hiểu là các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sẽ hướng tới việc giúp doanh nghiệp đạt được mức loại nhuận tối đa có thể nhằm duy trì và phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp này, thứ hai là giảm thiểu các thiệt hại khi chấm dứt kinh doanh đối với chủ doanh nghiệp khởi nghiệp (phá sản, giải thể), điều này là hoàn toàn hợp lý vì thực tế bản thân những doanh nhân khởi nghiệp tự thân thành công thường không ít lần trải qua những thất bại trước đó, vấn đề là những bài học thất bại đó có để lại cái giá quá cao đối với họ hay không?! Như vậy các chính sách hỗ trợ cũng phải hướng đến việc giảm thiểu các mất mát cho các chủ doanh nghiệp khi chấm dứt kinh doanh. Pinho (2016) khi nghiên cứu về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ở các quốc gia điển hình đã chia các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp thành 5 nhóm chính : Yếu t th chế, văn hóa, giáo dc, h tr tài chính, và h tr cơ s vt cht. Kế thừa từ nghiên cứu này, các tác giả Ali Davaria và Taraneh Farokhmanesh (2017) đã khẳng định cách phân chia trên là có cơ sở trong một nghiên cứu về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại IRAN (Impact of entrepreneurship policies on opportunity to startup).

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam NCS xây dựng cây mục tiêu cho chính sách hỗ trợ khởi nghiệp như sau:

Hình 2.1 Cây mục tiêu chính sách hỗ trợ khởi nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)