Lý thuyết nền tảng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp (Trang 65 - 68)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mô hình nghiên cứu và thang đo

3.1.1 Lý thuyết nền tảng

3.1.1.1 Khung nghiên cứu của GEM (2016)

Các nhóm chính sách cơ bản tác động đến tăng cơ hội phát triển kinh tế quốc gia, phát triển cơ hội khởi nghiệp, đảm bảo sự ổn định, bền vững khi nghiên cứu so sánh kết quả khởi nghiệp kinh doanh giữa các quốc gia (GEM, 2016):

(1) Các yêu cầu cơ bản bao gồm thể chế, cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục tiểu học

(2) Tăng cường các chính sách gồm giáo dục & đào tạo đại học, phát thị trường hàng hóa, thị trường lao động hiệu quả, tăng cường hiệu quả thị trường tài chính, công nghệ.

(3) Các chương trình hỗ trợ tài chính cho doanh nhân, giáo dục khởi nghiệp, R

& D, thương mại, cơ sở hạ tầng, và các loại thuế, hoạt động xuất nhập khẩu.

3.1.1.2 Khung OECD (2016)

Khung này bao gồm các yếu tố quyết định để cải thiện cơ hội, kỹ năng và động lực để phát triển doanh nhân tại các quốc gia:

(1) Các quy định, chính sách để giảm các rào cản hành chính, thuế, (2) Sự sẵn có của thị trường trong và ngoài nước,

(3) Tài chính, đầu tư mạo hiểm,

(4) Giáo dục và đào tạo cho các công ty khởi nghiệp, (5) Các chương trình văn hóa và sự kiện khởi nghiệp.

Các lĩnh vực chính sách này sẽ cải thiện, nâng cao hiệu quả tạo mới doanh nghiệp và phát triển chúng (OECD, 2016).

3.1.1.3 Khung của Hall & Sobel (2006)

Khung này cho thấy các yếu tố ảnh hưởng của sự phát triển khởi nghiệp là một quá trình, bao gồm:

Các yếu tố đầu vào và các nguồn lực như vốn đầu tư mạo hiểm và nguồn nhân

lực lành nghề. Công nghệ và cơ sở hạ tầng sẵn có,vấn đề bằng sáng chế về hàng hóa và dịch vụ mới.

Tuy nhiên, kết quả kinh doanh được tạo ra từ các yếu tố đầu vào nhất định phụ thuộc chủ yếu vào các chính sách công (ví dụ: thuế, luật kinh doanh,hệ thống pháp lý / tư pháp,) mà theo đó các doanh nhân tuân thủ. Khung này cho thấy việc gia tăng cơ hội kinh doanh có thể được thực hiện bằng cách tăng đầu vào hoặc cải thiện chính sách công cho doanh nhân (Hall & Sobel, 2006).

3.1.1.4 Khung phát triển doanh nhân của Lundstrom & Stevenson (2006)

Khung hướng đến ba khía cạnh (động lực, cơ hội và kỹ năng) hướng tới phát triển tinh thần kinh doanh. Theo khung này, tỷ lệ khởi nghiệp trong một cộng đồng sẽ tăng lên,nếu mọi người quan tâm đến khởi nghiệp như một lựa chọn có thể nắm bắt và sẵn sàng theo đuổi nó (động lực) có đủ kiến thức, kỹ năng và khả năng theo đuổi nó (kỹ năng) và hỗ trợ đầy đủ để thành lập doanh nghiệp(cơ hội) như khả năng tiếp cận thông tin, dịch vụ tư vấn, nguồn tài chính và ưu đãi.Dựa trên khung này chính sách phát triển khởi nghiệp nên xây dựng dựa trên ba khía cạnh này.

3.1.1.5 Khung phát triển doanh nhân dựa trên một số nghiên cứu khi so sánh chính sách khởi nghiệp giữa các quốc gia khác nhau:

Các lĩnh vực nghiên cứu chính sách khởi nghiệp ở các quốc gia khác nhau đã chứng minh rằng có hai loại tương ứng với hai mục tiêu tác động đến doanh nhân: Tạo thái độ tích cực hơn đối với tinh khởi nghiệp trong xã hội(quảng bá văn hóa) và loại bỏ các rào cản để bắt đầu kinh doanh (loại bỏ các trở ngại). Các chính sách này có thể được phân loại thành sáu nhóm (Lundstrom & Stevenson, 2006).

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp: những chính sách này cố gắng nâng cao nhận thức của xã hội về tinh thần khởi nghiệp và thúc đẩy một thái độ tích cực đối với tinh thần kinh doanh bao gồm các chương trình truyền hình, các cuộc thi, các hội nghị khoa học liên quan đến khởi nghiệp…

Giáo dục khởi nghiệp: những chính sách này nhấn mạnh vào hoạt động khởi nghiệp trong hệ thống giáo dục,chương trình giảng dạy, đào tạo đại học…

Cải thiện môi trường để gia nhập và phát triển doanh nghiệp: các chính sách này nhằm cải thiện môi trường kinh doanh thông qua việc tạo điều kiện, đơn giản các quy trình thành lập doanh nghiệp, cải cách các quy định liên quan đến cạnh tranh, phá sản, sở hữu trí tuệ, thuế và lao động.

Hỗ trợ tài chính: các chính sách này tăng cường hỗ trợ tài chính như hỗ trợ khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ với lãi suất ưu đãi, bảo lãnh cho vay và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tiếp cận nhiều thông tin tài chính hơn.

Hỗ trợ cơ sở hạ tầng: tăng chất lượng và số lượng các loại hình hỗ trợ doanh nghiệp bao gồm tư vấn dịch vụ, dịch vụ kỹ thuật & đào tạo,…

Hỗ trợ các nhóm yếu thế: các chính sách này cố gắng hỗ trợ các cá nhân sáng tạo nằm trong các nhóm ít được quan tâm trong xã hội như thanh niên, phụ nữ, dân tộc thiểu số, chính sách hỗ trợ này có hai mục đích: (1)giảm các rào cản đối với sự tham gia của thiểu số và (2)cải thiện khả năng tiếp cận thông tin, nguồn tài chính, hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn, quản trị mạng và dịch vụ công cộng.

3.1.1.6 Khung phát triển doanh nhân Kuzilwa

Khung này cho rằng có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nhân:

(1) Các yếu tố bối cảnh, ví dụ: cơ hội sinh lời và mức độ tự do phát triển kinh tế.

(2) Các yếu tố thể chế, ví dụ: khả năng tiếp cận nguồn tài chính, dịch vụ tư vấn và khung pháp lý.

(3) Các yếu tố cá nhân, ví dụ: giáo dục và kinh nghiệm làm việc.

Ba yếu tố này cùng ảnh hưởng đến các hoạt động khởi nghiệp ở một quốc gia (Kuzilwa, 2005).

3.1.1.7 Khung UNCTAD

Trong nghiên cứu này, các chính sách khởi nghiệp được phân biệt với các chính sách chung (ổn định kinh tế vĩ mô,thị trường lao động, cơ sở hạ tầng địa phương).

Chính sách khởi nghiệp bao gồm các chính sách gia tăng tài trợ (cho vay, thị trường chứng khoán và đầu tư mạo hiểm), tạo điều kiện rút lui an toàn (gánh nặng hành chính thấp hơn,cải thiện luật phá sản) và các chương trình hỗ trợ (xây dựng nhận thức về DNNVV,hỗ trợ người thiểu số) (UNCTAD, 2005).

3.1.1.8 Khung chính sách của Peng & Lee (2013)

Nghiên cứu này tiến hành khảo sát các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ở các quốc gia bao gồm: Úc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Canada, Phần Lan, Ireland, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thụy Điển và Anh, các tác giả đi đến kết luận rằng các chính sách cho thấy nỗ lực khởi nghiệp ở một quốc gia, có thể là được chia thành hai lĩnh vực chính sách như sau:

(1) Tối đa hóa lợi nhuận: Những chính sách này thúc đẩy mọi người khởi nghiệp và giúp thành lập doanh nghiệp và loại bỏ các rào cản khi bắt đầu quá trình khởi nghiệp

(2) Giảm thiểu thua lỗ: các chính sách này giúp các doanh nhân phá sản giảm thiểu tổn thất chẳng hạn như cải thiện quy định phá sản cho doanh nhân; giảm rủi ro khi phá sản.

3.1.1.9 Nghiên cứu về cơ hội khởi nghiệp

Một số nghiên cứu đã trình bày khá rõ ràng về khái niệm về cơ hội. Cơ hội kinh doanh chịu ảnh hưởng của môi trường thể chế và các chính sách kinh doanh. Những cơ hội này tác động đến việc tạo doanh nghiệp mới, khởi nghiệp những công ty tăng trưởng cao và gia tăng lợi thế cạnh tranh (Pinho,2016). Hall và cộng sự (2010) kết luận chính sách khởi nghiệp dẫn đến nhiều cơ hội hơn và cuối cùng ảnh hưởng tốt hơn đến tăng trưởng kinh tế một quốc gia.

Mô hình của Pinho (2016): Nghiên cứu này xây dựng mô hình nghiên cứu về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển để rút ra tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp, tác giả đã luận giải vè xây dựng thang đo cụ thể để xác định tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp thông qua các biến phụ thuộc là : Thể chế, văn hóa, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tài chính, giáo dục khởi nghiệp để đo lường tác động đến biến phụ thuộc là cơ hội khởi nghiệp.

Mô hình của Ali Davaria và Taraneh Farokhmanesh (2017): Kế thừa nghiên cứu của Pinho (2016), Ali Davaria & Taraneh Farakhmanesh đã xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp với ba nhóm tác động chính là thể chế, giáo dục và các điều kiện hỗ trợ tài chính, phi tài chính tác động đến cơ hội khởi nghiệp.

Ngoài ra, khi nghiên cứu về tác động của chính sách, nghiên cứu sinh đã tham khảo, vận dụng các mô hình đánh giá tác động của chính sách như bộ tiêu chí đánh giá chính sách của Linda G Morra Imas (2009), Nguyên lý về chính sách (Nguyễn Thị Ngọc Huyên, Đoàn Thị Thu Hà, 2008), Ngân hàng thế giới (1996)(2013),…

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)