CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG KHỞI NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM
4.2 Thực trạng khởi nghiệp tại Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tình hình số doanh nghiệp đăng ký mới, số doanh nghiệp trở lại hoạt động và số doanh nghiệp giải thể hoàn toàn có biến động tăng qua các năm, cụ thể số liệu năm 2015 có 90.132 doanh nghiệp đăng ký mới thì đến năm 2019 có tới 138.139 doanh nghiệp đăng ký. Mặt khác số doanh nghiệp hoạt động trở lại sau một thời gian hoạt động có chiều hướng tăng, nếu như năm 2015 con số này là 16.012 doanh nghiệp thì đến năm 2019 có tới 43.130 doanh nghiệp đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, số doanh nghiệp giải thể cũng gia tăng đáng kể, năm 2015 có 9.410 thì đến năm 2019 con số này là 16.840 doanh nghiệp giải thể.
Các số liệu trên cho thấy tình hình khởi nghiệp tại Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn vừa qua, có nhiều nguyên nhân cho kết quả này, trong đó có vai trò to lớn của các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp do các cấp chính quyền ban hành, các chính sách này thu hút và tạo động lực thành lập mới, cũng như duy trì và phát triển doanh nghiệp. Số doanh nghiệp giải thể tuy cũng tăng, nhưng số liệu thống kê cho thấy mức tăng này chậm hơn so với hai chỉ số còn lại là số lượng doanh nghiệp đăng ký mới và số lượng doanh nghiệp hoạt động trở lại, mặt khác việc giải thể những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả cũng là cách để giảm bớt gánh nặng cho các cấp quản lý cũng như tạo điều kiện cho những doanh nghiệp đang hoạt động phát triển.
Bảng 4.5: Số liệu đăng ký doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2019
Năm 2015 2016 2017 2018 2019
Số doanh nghiệp đăng ký mới 90.132 112.231 126.859 131.275 138.139 Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt
động
16.012 20.210 25.012 34.714 43.130
Số doanh nghiệp đã giải thể 9.410 11.224 12.113 19.675 16.840 Nguồn: Nghiên cứu sinh tự tổng hợp năm 2019 4.2.2 Doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam
Theo thông cáo báo chí sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019, Tổng cục Thống kê cho biết hiện nay cả nước có 714.755 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 9,2%
so với năm 2017 theo số liệu chốt đến ngày 31/12/2018. Trong đó phần lớn các doanh nghiệp đăng ký tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Có một số địa phương có các kết quả tăng trưởng doanh nghiệp ấn tượng như Bình Dương (17,4%), Bắc Giang (15,7%), Sóc Trắng (15,4%), ngược lại cũng có những địa phương tỷ lệ tăng số lượng doanh nghiệp còn thấp như Hà Giang (0,3%) hay Cà Mau (2,1%). Như vậy có thể nhận định số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ. Cũng theo số liệu từ Tổng cục Thống kê năm 2018, cả nước hiện nay có bình quân 14,7 doanh nghiệp trên 1000 số dân trong độ tuổi lao động, tỷ lệ này cao nhất tại TP Hồ Chí Minh (54,4) và thấp nhất là tại Hà Giang (2,5), số liệu này cũng phản ánh đúng thực trạng phát triển kinh tế của các địa phương trên.
Theo thống kê về số doanh doanh nghiệp đang có kết quả sản xuất kinh doanh, Tổng cục thống kê báo cáo hiện có 560.417 doanh nghiệp, tăng so với năm 2017 là 11%, cụ thể phân theo các ngành như sau:
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh phân theo ngành năm 2018
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Biểu đồ 4.2 Cơ cấu các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh phân theo loại hình doanh nghiệp năm 2018
Nguồn: Tổng cục thống kê 2018 Như vậy doanh nghiệp Nhà nước chiếm gần 1% (2486 DN) còn doanh nghiệp ngoài khối này lên đến 99% (541.753 DN), số liệu thống kê đã chỉ rõ định hướng phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước.
4.2.3 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Hiệu suất sử dụng lao động: bình quân cả năm 2017 các doanh nghiệp có hiệu suất sử dụng lao động là 14,7 trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước có hiệu suất lao động cao nhất là 18,0 trong khi khu vực doanh nghiệp FDI thấp nhất là 12,3. Nếu
Dịch vụ 70%
Công nghiệp và Xây dựng
29%
Nông lâm nghiệp và thủy sản
1%
S lư ng doanh nghi p
Doanh nghi p Nhà nư c
Doanh nghi p ngoài
Nhà nư c
S lư ng doanh nghi p
phân theo khu vực kinh tế thì khu vực dịch vụ có hiệu suất cao nhất đạt 18,8 trong khi khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt chỉ số thấp nhất là 7,0.
- Chỉ số nợ: bình quân chỏ số nợ cả năm 2017 của các doanh nghiệp là 2,5 trong đó khu vực nhà nước có chỉ số cao nhất là 4,1 còn khu vực doanh nghiệp FDI có chỉ số thấp nhất là 1,6. Nếu phân theo khu vực kinh tế thì ngành dịch vụ có chỉ số cao nhất là 3,3 còn nông lâm ngư nghiệp chỉ có chỉ số là 0,7.
- Chỉ số quay vòng vốn: bình quân cả nước năm 2017 là 0,7 trong đó cao nhất là các doanh nghiệp FDI là 1,1 còn thấp nhất là các doanh nghiệp nhà nước đạt 0,3.
- Hiệu suất ROA: bình quân cả nước đạt 2,9% trong đó doanh nghiệp khu vực nhà nước đạt 2,2% doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 1,8% còn doanh nghiệp FDI đạt 7,0%.
Như vậy, các chỉ tiêu trên cho thấy hiệu quả kinh doanh của các loại hình và khu vực doanh nghiệp khác nhau, điều này cũng là cơ sở để các chinh sách hỗ trợ khởi nghiệp tập trung hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp năm 2017
Hiệu suất sử
dụng lao động (lần)
Chỉ số nợ (lần)
Chỉ số quay vòng vốn (lần)
Hiệu suất sinh lợi
trên tài sản (ROA)(%)
Hiệu suất sinh lời trên doanh
thu thuần (ROS)
(%)
Toàn bộ doanh nghiệp 14,7 2,5 0,7 2,9 4,2
Chia theo loại hình doanh nghiệp
+ Khu vực DN nhà nước 18,0 4,1 0,3 2,2 6,4
+ Khu vực DN ngoài nhà nước 15,5 2,3 0,7 1,8 2,5
+ Khu vực DN FDI 12,3 1,6 1,1 7,0 6,6
Chia theo khu vực kinh tế
Nông lâm nghiệp và thủy sản 7,0 0,7 0,4 1,6 4,4
Công nghiệp và xây dựng 12,3 1,6 1,0 4,9 5,0
Dịch vụ 18,8 3,3 0,5 1,8 3,5
Nguồn: Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019
4.2.4 Thực trạng phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Theo thống kê của Echelon - một trong những tạp chí hàng đầu về khởi nghiệp tại Đông Nam Á, Việt Nam hiện có khoảng 3.000 startup. Theo thống kê của tổ chức Topica Founder Institute (TFI) năm 2017, Việt Nam tiếp nhận 92 thương vụ đầu tư với tổng số vốn 291 triệu USD - tăng gần gấp đôi về số lượng thương vụ và gần 50% về tổng số vốn đầu tư so với năm 2016 (50 thương vụ với 205 triệu USD). Mặc dù có sự tăng trưởng tương đối mạnh, nhưng nguồn vốn đầu tư cho KNST tại Việt Nam vẫn tương đối khiêm tốn so với khu vực và trên thế giới. Theo Tech in Asia năm 2017, Đông Nam Á đã thu hút 7,86 tỷ USD đầu tư vào khởi nghiệp như vậy, số vốn đầu tư Việt Nam thu hút được chiếm tỷ phần rất nhỏ - chưa đến 5%. Theo tạp chí uy tín về khởi nghiệp CB Insights, Việt Nam đứng thứ tư về lượng vốn thu hút được cho khởi nghiệp từ năm 2012 tới nay, sau Singapore, Indonesia và Malaysia. Tại Việt Nam, hiện nay có 40 quỹ đầu tư cho Khởi nghiệp sáng tạo (KNST) (số liệu tính đến hết năm 2017) với sự tham gia của các tập đoàn lớn, các tổ chức thúc đẩy kinh doanh và nhà đầu tư cá nhân (hay còn gọi là “nhà đầu tư thiên thần”); đã có gần 50 khu làm việc KNST chung, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Việt Nam đang trong giai đoạn có nguồn nhân lực trẻ dồi dào, tỷ lệ người có mong muốn khởi sự kinh doanh cao. Đây là một động lực tốt cho tăng trưởng cũng như cho KNST. Với vai trò cơ bản là cung cấp nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng, các trường đại học trong nước đang nỗ lực tăng cường chất lượng đào tạo. Một số trường đã rất năng động trong việc đào tạo về khởi sự kinh doanh, mở các vườn ươm, có các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp. Song về quy mô tổng thể, số lượng trường đại học có các chương trình đào tạo, hỗ trợ khởi nghiệp còn khá nhỏ so với số lượng DN KNST trên cả nước, nhiều trường đại học có khả năng hỗ trợ còn hạn chế do các hạn chế về tài chính cũng như kinh nghiệm cho hỗ trợ KNST.