CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐẾN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP
1.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài
Khởi nghiệp kinh doanh được coi là một yếu tố quan trọng trong việc giải thích sự tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia (Baughn và Neupert 2003; Martínez- Fierro et al. 2016). Điều này giải thích tại sao cần làm rõ các yếu tố thúc đẩy và định hình hoạt động kinh doanh rất quan trọng đối với các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là về kinh tế, kinh doanh, xã hội học và tâm lý học (Simón-Moya et al. 2014). Hiện tại, quan điểm về thể chế, chính sách đã nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi vì nó giúp giải thích lý do tại sao một số quốc gia phát triển kinh tế mạnh mẽ trong khi một số quốc gia khác thì không (Amorós và Bosma 2014). Tuy nhiên, tỷ lệ khởi nghiệp là khác nhau và không chỉ phụ thuộc số lượng các cá nhân có xu hướng khởi nghiệp có sẵn mà còn từ môi trường, bối cảnh thể chế, chính sách thích hợp cũng như việc có được môi trường kinh tế, xã hội và chính trị thuận lợi (Mueller và Thomas 2000; Van et al. 2005).
Baumol (1996) nhấn mạnh, có hai kiểu tác động đến nỗ lực khởi nghiệp kinh doanh: đầu tiên liên quan đến mức độ thực thi luật pháp ở trong nước trong khi kiểu thứ hai là liên quan đến mức độ mà pháp luật hỗ trợ cho những nỗ lực kinh doanh.
Martínez-Fierro và cộng sự (2016) đã khảo sát và kết luận, một nền kinh tế phát triển, cơ hội khởi nghiệp được thúc đẩy bằng các yêu cầu cơ bản, như phát triển thể chế, cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục.
Mặc dù các học giả có xu hướng đồng đồng thuận yếu tố thể chế có thể ảnh hưởng đến cơ hội khởi nghiệp kinh doanh, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt khi đánh giá các yếu tố tác động tới nhận thức về cơ hội khởi nghiệp. Chẳng hạn, có một số nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố văn hóa và xã hội (Thai và Turkina 2014; George và Zahra 2002), ở khía cạnh khác một số nghiên cứu coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo trong kinh doanh tuy nhiên một số nghiên cứu lại tập trung làm rõ vai trò của các chương trình và chính sách của chính phủ đối với cơ hội khởi nghiệp (Bruton et al. 2010; Thai và Turkina 2014).
Dựa vào mô hình của GEM (2016) ; Pinho, J. C. (2016) các tác giả Ali Davaria và Taraneh Farokhmanesh (2017) trong bối cảnh tại Iran đã nghiên cứu các chính sách
tác động đến cơ hội khởi nghiệp bao gồm văn hóa và xã hội, các chương trình và chính sách của chính phủ, giáo dục phổ thông (tiểu học và trung học) và giáo dục sau đại học, các chính sách hỗ trợ tài chính, phi tài chính.
1.1.1 Thể chế
Thể chế là khả năng thiết lập các quy tắc, kiểm tra hoặc xem xét sự tuân thủ của người khác đối với chúng và khi cần thiết có các biện pháp trừng phạt nhằm thực hiện điều chỉnh đối với hành vi trong tương lai (Scott 1995).
Phù hợp với các tác giả trước đây, người ta cho rằng quy định của chính phủ về hoạt động kinh tế thúc đẩy hoạt động kinh doanh (McMullen và cộng sự 2008);
(Valdez và Richardson, 2013). Theo khảo sát của GEM (2016), các chương trình của chính phủ và các chính sách của chính phủ được đưa vào như các biến quan sát để đo lường tác động của chúng trong mô hình suy rộng về cơ hội khởi nghiệp, cụ thể các chính phủ sẽ đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả bằng cách loại bỏ các điều kiện tạo ra rào cản gia nhập thị trường và quy định không cần thiết (Bruton et al. 2010).
Sambharya và Musteen (2014) cho rằng các quốc gia đặt ra các yêu cầu về giấy phép kinh doanh, vốn tối thiểu, an toàn tiêu dùng, luật lao động và các thủ tục khác để bắt đầu khởi nghiệp là rất khác nhau. Đó có thể là nguyên nhân tạo ra môi trường kinh doanh không thân thiện chẳng hạn như tạo ra các rào cản tiếp cận vốn làm giảm sự hưng phấn của doanh nhân (Bruton et al. 2010). Về vấn đề này, Khoury và Prasad (2015) tuyên bố rằng thể chế chính thức có thể tác động tiêu cực đến cơ hội khởi nghiệp thông qua sự tham nhũng của chính phủ, hệ thống tư pháp không công bằng theo lợi ích nhóm, tiếp cận hạn chế giáo dục hoặc lợi ích công cộng, hạn chế tự do dân sự, hạn chế thương mại quốc tế, sự kiểm soát về truyền thông của nhà nước, hoặc những nguy cơ liên tục vì bất ổn chính trị.
Hall & Sobel (2006) cho rằng hệ thống chính sách công như (thuế, các quy định về kinh doanh, hệ thống tư pháp, tự do kinh tế) tác động mạnh mẽ đến cơ hội kinh doanh, trong khi khung nghiên cứu của UNCTAD (2005) cho rằng cần cái thiện các chính sách xuất nhập khẩu, hạn chế các rào cản thương mại quốc tế nhằm gia tăng cơ hội khởi nghiệp. Ở một cách nhìn khác, Lee et al (2013) lại chia nhóm các chính sách tác động đến khởi nghiệp thành 2 nhóm, nhóm thứ nhất là các chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp mới thành lập bao gồm các chính sách loại bỏ các rào cản gia nhập thị trường, chống độc quyền còn nhóm thứ hai là các chính sách nhằm hạn chế các tổn thất khi phá sản. Trước đó khi nêu quan điểm về vấn đề này, Golden et al (2003) ủng hộ việc khuyến khích phát triển tinh thần kinh doanh bằng cách giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc phá sản.
1.1.2 Chuẩn mực văn hóa và xã hội
Valdez và Richardson (2013) coi nhận thức của các doanh nhân về các chuẩn mực xã hội liên quan đến khả năng tận dụng cơ hội khởi nghiệp của họ. Các chuẩn mực văn hóa và xã hội định hình hành vi của con người và có thể được xem như sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa những người sống trong cùng một môi trường xã hội (Hofstede 1991).
Mặc dù Hofstede (1991) không đề cập trực tiếp đến mối quan hệ giữa văn hóa và hoạt động khởi sự kinh doanh, tuy nhiên mối liên hệ này được nghiên cứu bởi một số tác giả (Mitchell và cộng sự 2000; Kreiser et al. 2010). Một số tác giả đã nghiên cứu sự khác biệt văn hóa, đặc biệt là vai trò của văn hóa đề cao chủ nghĩa cá nhân, tính tự chủ, đặc điểm hình thành nhận thức kinh doanh và ảnh hưởng đến khả năng bắt đầu một doanh nghiệp mới (Mitchell et al. 2000). Có rất nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận rằng một số loại văn hóa nhất định có định hướng hỗ trợ xã hội nhiều hơn, có tác động lớn hơn đến hiệu quả (Stephan và Uhlaner 2010). Những nền văn hóa này không chỉ đánh giá thành công cá nhân đạt được thông qua những nỗ lực cá nhân mà còn nhấn mạnh đến sự tự chủ, và chủ động của cá nhân. Trong những nền văn hóa như vậy, các cá nhân thường bị thu hút bởi việc tự làm chủ vì họ hy vọng rằng điều này sẽ mang lại lợi ích lớn hơn, nâng cao địa vị xã hội của chính họ (Mitchell et al. 2000; Stephan và Uhlaner 2010).
1.1.3 Giáo dục và đào tạo
Busenitz et al (2000) cho rằng kiến thức và kỹ năng mà người dân ở một quốc gia có liên quan đến việc thành lập và điều hành một doanh nghiệp mới, điều này phù hợp với kết quả khảo sát của GEM (2016), khảo sát này đã đưa giáo dục và đào tạo về hoạt động khởi nghiệp được đưa vào như một biến để giải thích nhận thức cơ hội khởi nghiệp của doanh nhân. Khi phân tích tác động của giáo dục và đào tạo đối với hoạt động khởi nghiệp của một quốc gia, cần phân biệt giữa giáo dục chung và giáo dục khởi nghiệp (Verheul et al. 2001). Dựa trên quan điểm này O’Connor (2013) đã phân biệt hai loại hình giáo dục:
(1) giáo dục phổ thông và (2) giáo dục và đào tạo về khởi nghiệp, ông lập luận rằng các nước phát triển (hoặc có định hướng đổi mới) có tỷ lệ thành công kinh doanh cao hơn khi họ chứng minh trình độ giáo dục phổ thông cao hơn (Leffler và Svedberg 2005; O'Connor 2013 ). Trong khi đó, Triniti et al. (2006) đã tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa các cấp học cao hơn và hoạt động kinh doanh khởi nghiệp giữa các quốc gia. Giáo dục phổ thông không chỉ góp phần mở rộng tầm nhìn kiến thức giúp cá nhân nhận thức rõ hơn về các cơ hội tiềm năng trên thị trường mà còn cung cấp những kiến thức cần thiết và sự linh
hoạt để tận dụng những cơ hội này. Paỗo et al. (2015) tổng hợp vai trũ của giỏo dục và nhận định giáo dục là điều kiện cần để (1) cung cấp cho các nhà khởi nghiệp tương lai ý thức độc lập, tự chủ và tự tin; (2) làm cho mọi người nhận thức được các lựa chọn nghề nghiệp thay thế; (3) mở rộng tầm nhìn của mọi người làm cho họ có nhiều khả năng nhận thức các cơ hội thị trường tiềm năng; và để (4) cung cấp kiến thức có thể được sử dụng bởi các cá nhân để phát triển các cơ hội kinh doanh mới.
Tuy nhiên, các tác giả khác cho rằng vai trò của giáo dục và đào tạo trong khởi nghiệp là hiệu quả hơn để thúc đẩy và kích thích các kỹ năng và kiến thức kinh doanh (Verheul et al. 2001, p. 34), do đó thực hiện ảnh hưởng lớn đến thái độ doanh nhân.
GEM (2016) phân chia giáo dục thành giáo dục tiểu học, trung học và đại học trong nghiờn cứu cỏc tỏc động đến cơ hội khởi nghiệp. Paỗo et al (2011) lại cho rằng thỏi độ cá nhân là rất quan trọng để giải thích ý định khởi nghiệp các tác giả nhấn mạnh, giáo dục và đào tạo nên tập trung nhiều hơn vào việc thay đổi /kích thích thái độ cá nhân thuận lợi đối với tinh thần kinh doanh hơn là cung cấp kiến thức kỹ thuật về kinh doanh. Cụ thể, trong nghiên cứu hiện nay giáo dục khởi nghiệp được định nghĩa là đào tạo các cá nhân để tạo mới hoặc quản lý các doanh nghiệp được đưa vào trong các hệ thống giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp (Amorós và Bosma 2014).
1.1.4 Hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp
Xây dựng môi trường khởi nghiệp tích cực là một yếu tố quan trọng để tăng và duy trì khả năng cạnh tranh quốc gia. Chính sách tài chính và đầu tư đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh doanh. Nhiều chính phủ công nhận lợi ích của đầu tư mạo hiểm và họ đã nỗ lực tài trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các chính sách tài chính và đầu tư là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu ở các nước đang phát triển để hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và các tập đoàn xuyên quốc gia đang đầu tư vào các quốc gia này. Chính sách hỗ trợ các công ty ở giai đoạn phát triển ban đầu bằng cách sử dụng vốn đầu tư mạo hiểm mang lại tiềm năng thay đổi kinh tế (David, Hall, &
Toole, 2000; Hall & van Reenen, 2000; Hyytinen & Toivanen, 2005; Mani, 2004).
Chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các hỗ trợ tài chính và đầu tư phát triển để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (OECD, 2016). Các biện pháp chính sách công để hỗ trợ phát triển doanh nhân bao gồm các chương trình tài chính khác nhau như cho vay, tài trợ, nghiên cứu và phát triển, ưu đãi thuế, tài chính, đầu tư mạo hiểm (Mani, 2004). Chính sách công nên tập trung vào việc loại bỏ những trở ngại cho sự sáng tạo và khởi tạo doanh nghiệp mới. Cụ thể, các chính sách của chính phủ cần tạo
cơ hội để hỗ trợ sự phát triển về công nghệ cho các doanh nghiệp . Ngoài ra, chính phủ có thể đóng vai trò hàng đầu trong việc cung cấp các chương trình tài chính để thúc đẩy năng lực đổi mới quốc gia (Carlsson, 2006; Wonglimpiyarat, 2007).
Thị trường chứng khoán rất cần thiết cho các nhà đầu tư mạo hiểm để nâng cao tính thanh khoản của nó có thể có tác động tích cực đáng kể đến các khoản đầu tư của các nhà đầu tư mạo hiểm ở giai đoạn đầu (Gompers & Lerner, 1998; Groh, von Liechtenstein, & Lieser, 2010). Hầu hết các nhà đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư đều không thích rủi ro. Họ thấy rằng rủi ro lớn là rủi ro không lấy lại được tiền từ một khoản đầu tư và do đó thích đầu tư vào các doanh nghiệp có lợi nhuận. IPO gây quỹ cho công ty phát hành cũng như cung cấp nhanh chóng một lối ra cho nhà đầu tư. Do đó, thị trường chứng khoán riêng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp là lối thoát rất quan trọng cho các nhà đầu tư mạo hiểm (Barnes, Cahill, &Mccarthy, 2003; Black &
Gilson, 1998; Gompers, 1998; Gompers & Lerner, 1998, 1999, 2001; Hellmann, 2000;
Jeng & Wells, 2000; Lerner, 1999, 2002).
1.1.5 Cơ sở hạ tầng
Ali Davaria và Taraneh Farokhmanesh (2017) cho rằng , hỗ trợ về cơ sở hạ tầng cần chú trọng tăng chất lượng, số lượng các dịch vụ tư vấn, dịch vụ kỹ thuật & đào tạo. Cần cải thiện khả năng tiếp cận thông tin về nguồn tài chính, hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn, quản trị mạng và các dịch vụ công cộng để cân bằng các cơ hội khởi nghiệp đối với mọi đối tượng (OECD, 2016). Cụ thể, nghiên cứu khảo sát chỉ ra trợ cấp công cộng và cơ sở hạ tầng hướng tới nền tảng bền vững và đổi mới tạo ra sự thuận lợi trong nhận thức cơ hội khởi nghiệp (Dirk Engel, 2003). Nghiên cứu này cũng chỉ ra sự thu hút các nhà sáng lập tiềm năng là do cơ sở hạ tầng có thể làm giảm chi phí của công ty. Một số nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của các liên kết giao thông được thiết lập tốt đối với vị trí các công ty, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp chuyên sâu về chi phí vận chuyển.
Khung nghiên cứu của UNCTAD (2005) về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đã đo lường tác động của các chính sách hỗ trợ kỹ thuật, quản lý, cơ sở hạ tầng đưa vào mô hình các chính sách tác động làm tăng cơ hội khởi nghiệp cá nhân.
1.1.6 Cơ hội khởi nghiệp
Davidsson (2015) cho rằng cơ hội là một khái niệm không thể xác định một cách rõ ràng, người ta thấy rằng có ít tác phẩm đưa ra một định nghĩa rõ ràng về cơ hội, do đó, các tác giả đã có những tranh cãi định nghĩa để áp dụng một quan điểm một
cách nhất quán. Tuy nhiên, có một sự đồng thuận rộng rãi rằng các cơ hội không tự nhiên mà có mà là kết quả của những nỗ lực quyết tâm hành động và phát triển của các doanh nhân (Alvarez et al. 2015). Urbano và Alvarez (2014) cho rằng có một số biện pháp chính sách của chính phủ có thể thúc đẩy các cơ hội tạo ra các doanh nghiệp mới.
Những biện pháp này bao gồm hạ thấp các rào cản gia nhập để hình thành công ty mới; giảm các rào cản để mở rộng và tăng trưởng, bao gồm cả những khó khăn trong việc tuyển dụng và sa thải lao động, chế độ thuế, hoặc đóng cửa kinh doanh; cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng; và cung cấp thông tin, đào tạo và hỗ trợ phi tài chính khác cho các doanh nhân. Ngược lại, sự hiện diện của các quy định nghiêm ngặt có thể ức chế các cơ hội kinh doanh khi họ hạn chế tự do kinh tế và tăng chi phí giao dịch liên quan đến việc ra mắt một doanh nghiệp mới. Một ví dụ điển hình là nước Anh với quyết định Brexit.
Cơ hội khởi nghiệp chịu ảnh hưởng của môi trường thể chế và chính sách khởi nghiệp. Những cơ hội này góp phần khởi tạo, sáng tạo, khởi nghiệp, các công ty tăng trưởng cao và gia tăng lợi thế cạnh tranh (Pinho, 2016). Cơ hội khởi nghiệp còn tạo ra đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường (Hall et al., 2010). Chính sách khởi nghiệp dẫn đến nhiều cơ hội cuối cùng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế tốt hơn.