Kinh nghiệm xây dựng, tổ chức thực thi chính sách ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐẾN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP

2.5 Bài học kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp

2.5.1 Kinh nghiệm xây dựng, tổ chức thực thi chính sách ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới

Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của Hồng Kông:

Căn cứ báo cáo của CITIE (City Initiatives for Technology, Innovation and Entrepreurship – Sáng kiến thành phố công nghệ, sáng tạo và doanh nhân) năm 2015 đánh giá Hồng Kông dựa trên khung nghiên cứu về pháp lý bao gồm 3 nhóm chính:

(1)Tính mở của chính quyền thành phố với những ý tưởng mới, doanh nghiệp mới; (2) Sự tối ưu của cơ sở hạ tầng để phù hợp với các doanh nghiệp phát triển nhanh; (3) Khả năng lãnh đạo – đánh giá việc xây dựng sự đổi mới trong các hoạt động của thành phố.

Kết quả của nghiên cứu này về Hồng Kông cụ thể như sau:

- Ưu tiên tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp toàn diện

- Là thị trường có độ mở cao, thuế thấp, cơ quan lập pháp mạnh nhờ đó thúc đẩy các công ty công nghệ và kỹ thuật phát triển

- Là một trong những nơi “tự do” kinh doanh nhất trên thế giới.

Thực tế chính quyền Hồng Kông đã công bố ra mắt trung tâm cải tiến Fintech từ năm 2016 để phối hợp các ngân hàng, các nhà khởi nghiệp nhằm thực hiện các ý

tưởng kinh doanh. Cũng trong năm này (2016) Hồng Kông đã thành lập quỹ hỗ trợ khởi nghiệp mang tên Quỹ đổi mới và sáng tạo công nghệ (ITF) với tổng giá trị dự kiến 2,3 tỷ Euro. Ngoài ra, việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất được chú trọng, hiện nay chỉ có một nửa số công ty khởi nghiệp tại đây là của người bản xứ.

Ngoài ra chính quyền Hồng Kông còn làm tốt khi thực thi các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp như: đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện cung cấp thông tin đơn qua một cửa, thuế thấp, giảm thủ tục xuất nhập cảnh, kiến tạo không gian làm việc chung cho giới khởi nghiệp, xây dựng khuôn khổ pháp lý hoạt động cho các nhà đầu tư mạo hiểm, đầu tư thiên thần,..

Ngoài Hồng Kông, một số quốc gia, vùng lãnh thổ khác cũng có những kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng thực thi các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, sau đây là một số kinh nghiệm tiêu biểu:

Kinh nghiệm của Australia: cũng như đa phần các quốc gia khác trên thế giới, Australia thực hiện việc cung cấp cơ sở hạ tầng mềm nhằm thúc đẩy khởi nghiệp phát triển như xây dựng các không gian làm việc chung, các khóa tăng tốc khởi nghiệp, huy động sự tham gia tài trợ của cộng đồng doanh nghiệp thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần, có thể kể ra đây một số chương trình hỗ trợ cụ thể mà chính phủ Australia đã thực hiện:

+ Chương trình doanh nhân: Chương trình này được hình thành từ năm 2014 nhằm giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận mạng lưới các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ khởi nghiệp, tiếp cận nguồn vốn kinh doanh thông qua 2 quỹ (Accelerating Commercialisation fund and Business Growth Grants). Các quỹ này có thể cung cấp tới 50% giá trị tổng dự án kinh doanh, trần hỗ trợ được quy định lên tới 250.000 AUD.

+ Quỹ đổi mới CSIRO: quỹ này được thành lập vào năm 2016, mục tiêu là kết nối giữa các ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phát triển thương mại hóa thành các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Mục tiêu hỗ trợ của quỹ này là các doanh nghiệp khởi nghiệp, các công ty spin –off (công ty đồng sở hữu bởi các nhà sáng chế và cơ quan nghiên cứu nhằm giúp họ thực hiện triển khai từ phát minh thành sản phẩm thương mại hóa trên thị trường), và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc giải ngân được thực hiện thông qua đánh giá các ứng viên có phù hợp với các tiêu chí hay không, chẳng hạn như: thời gian khởi nghiệp không quá 3 năm, doanh thu 2 năm gần nhất trong khoảng 1,5 triệu AUD,…

+ Quỹ Biomedical Translation Fund (BTF), thành lập từ tháng 12/2016 có số vốn lên tới 250 triệu USD. Là quỹ tập trung cung cấp hỗ trợ cho các doanh nghiệp

khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và phúc lợi. Đây là hướng khởi nghiệp được khuyến khích do tính nhân văn và bền vững của nó. Quỹ đã thực sự đầu tư có hiệu quả cho các dự án về dụng cụ thiết bị y tế, dịch vụ theo dõi chăm sóc sức khỏe, cung ứng phúc lợi.

+ Quỹ Phát triển thị trường xuất khẩu – EMDG: là quỹ được thành lập nhằm cung ứng hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, xúc tiến du lịch nội địa. Một số ưu đãi cụ thể như, các doanh nghiệp đã chi tiền cho hoạt động xúc tiến quảng bá ở thị trường nước ngoài sẽ được hoàn một phần khoản chi này.

Kinh nghiệm của Singapore: Nổi tiếng là quốc gia có nhiều sáng kiến quan trọng trong hỗ trợ khởi nghiệp, singapore tập trung xây dựng các chính sách hỗ trợ đa dạng, tập trung vào cung cấp tài chính cho khởi nghiệp. Bên cạnh đó, việc duy trì mức thuế thấp và tạo điều kiện dễ dàng cho việc gia nhập thị trường đã tạo ra sức hút lớn đối với khởi nghiệp kinh doanh tại quốc đảo này. Việc hỗ trợ tài chính trực tiếp bằng tiền mặt, cung cấp các chương trình hỗ trợ khác thiết thực giúp doanh nghiệp sống sót qua giai đoạn đầu tiên là bí quyết giúp singapore trở thành thiên đường cho giới khởi nghiệp, họ thu hút được các doanh nhân tại các quốc gia khác đến đây để kinh doanh.

Ngoài sự hỗ trợ trực tiếp đến từ chính phủ, các mạng lưới hỗ trợ tư nhân cũng được tạo điều kiện tối đa để đầu tư và phát triển bao gồm các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, vườn ươm khởi nghiệp, chương trình tăng tốc khởi nghiệp,…mạng lưới này giúp các ý tưởng kinh doanh được “thí nghiệm” hoàn hảo cho sự phát triển.

+ Quỹ tài trợ khởi nghiệp của ACE, JAM, chương trình thương mại hóa doanh nghiệp công nghệ TECS,…tham gia vào hỗ trợ khởi nghiệp ở giai đoạn đầu, giúp các doanh nghiệp đứng vững để phát triển.

+ Quỹ khởi nghiệp IPACT cấp vốn cho các công ty khởi nghiệp để họ xây dựng vị thế, giành lấy quyền tiếp cận và cung cấp dịch vụ trên thị trường, hỗ trợ tiếp thị tại thị trường nước ngoài,…Nếu muốn nhận được sự hỗ trợ này từ các quỹ trên, các doanh nghiệp cần đạt được những tiêu chí do chính phủ đặt ra.

Ngoài ra các chính sách xây dựng giáo dục khởi nghiệp, hỗ trợ hoạt động đào tạo, hỗ trợ xây dựng, xuất bản các tài liệu, sách liên quan đến khởi nghiệp, phổ biến kiến thức khởi nghiệp đến các cấp học cũng giúp Singapore đào tạo nguồn nhân lực sẵn sàng cho khởi nghiệp.

Kinh nghiệm của ISRAEL: Nói đến khởi nghiệp và xây dựng vận hành chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, rất nhiều người đều đồng tình xếp quốc gia này thuộc dạng

tiêu biểu của thế giới, không phải ngẫu nhiên mà Israel là quốc gia có tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp trên đầu người cao nhất thế giới, cứ hơn 1800 dân cư là có một công ty khởi nghiệp. Là quốc gia có nhiều doanh nghiệp niêm yết trên Sàn Chứng khoán Nasdaq Mỹ, xếp trên các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,…và cả lục địa châu Âu. Thành quả trên đến từ việc xây dựng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp từ rất sớm của họ, học xây dựng văn hóa khởi nghiệp bài bản, có chiều sâu, tích cực ủng hộ các phát minh đột phá về khoa học công nghệ, tạo mọi điều kiện cho đổi mới, sáng tạo phát triển, xây dựng và quan lý các vườn ươm khởi nghiệp hiệu quả.

- Từ những năm 1980, Israel đã quan tâm đánh giá vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong sự phát triển của đất nước. Những năm 1990 là giai đoạn Israel bắt đầu thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm, tuy nhiên họ thành lập dưới sự phối hợp của tư nhân, chính phủ không hoàn toàn quản lý các quỹ này. Điều đặc biệt là nếu các quỹ đầu tư khởi nghiệp làm ăn hiệu quả, chính phủ sẽ bán lại cho tư nhân, nếu làm ăn thua lỗ, chính phủ sẽ gánh chịu phần rủi ro. Đây được cho là đòn bẩy quan trọng nhất để giai đoạn cuối thập niên này, Israel đã hình thành một hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp với sự tham gia chủ đạo của khu vực tư nhân. Hiện nay, cai trò của chính phủ chỉ nhằm cung cấp thông tin, định hướng phát triển, việc điều hành các quỹ hỗ trợ đầu tư khởi nghiệp hoàn toàn do tư nhân điều hành và chịu trách nhiệm.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc:

Hàn quốc là một trong những quốc gia sớm quan tâm đến vấn đề xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, các chính sách của họ nhằm tập trung hoàn thiện, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp dưới nhiều hình thức, nhờ đó số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tại quốc gia này không ngừng tăng nhanh. Ủy ban dịch vụ và tài chính Hàn Quốc đã thống kê mức tăng hơn 10.000 doanh nghiệp chỉ trong 2 năm từ 2012 đến 2014, kết quả này chỉ rõ sự hiệu quả và những quyết sách đúng đắn của Hàn Quốc.

+ Sàn chứng khoán dành riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp Korea New Exchange: Được xây dựng từ tháng 7/2013, ý tưởng sáng tạo nên một sàn giao dịch riêng cho những doanh nghiệp mới khởi nghiệp, trong đo có những quy chuẩn riêng giúp giải quyết nhu cầu về vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp này.

+ Đầu tư vào các quỹ đầu tư mạo hiểm, khuyến khích nhà đầu tư “thiên thần”

Chính phủ hàn quốc dành riêng khoản tài trợ 2,91 tỷ USD để thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư thiên thần, việc này đã tạo nguồn cung vốn kinh

doanh dồi dào cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Trong hệ sinh thái khởi nghiệp, vai trò của các quỹ đầu tư mạo hiểm và các nhà nhà đầu tư “thiên thần” là đặc biệt quan trọng, do vậy đầu tư vào lực lượng này bà bước đi có tính chất quyết định đến sự thành công của các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)