Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp (Trang 81 - 85)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Quy trình nghiên cứu

3.2.2 Nghiên cứu định lượng

3.2.2.1 Nội dung phiếu điều tra - Phần mở đầu:

Giới thiệu sơ bộ về mục đích nghiên cứu, vai trò và ý nghĩa của thông tin thu thập đối với kết quả nghiên cứu. Cung cấp một số thông tin về chủ đề nghiên cứu giúp người trả lời có cái nhìn khái quát về nghiên cứu.

- Phần nội dung chính:

Các câu hỏi liên quan tới các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và cơ hội khởi nghiệp.

- Phần thông tin chung:

Phần này bổ sung những thông tin về nhân khẩu học và những nội dung có liên quan tới đối tượng phỏng vấn.

3.2.2.2 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu

Như đã phân tích ở trên, đối tượng điều tra tác giả chọn là sinh viên đại học, bởi vì nghiên cứu sinh cho rằng đây là đối tượng hội tụ đủ những yếu tố cần thiết nhất để nắm bắt cơ hội khởi nghiệp, đó là kiến thức, kỹ năng, tuổi trẻ dám làm dám chấp nhận rủi ro và tích cực tìm hiểu những công nghệ mới, xu hướng mới trên thế giới, do vậy chọn đối tượng này là hợp lý để kiểm định mô hình nghiên cứu. Ngoài ra để đảm bảo tính cân đối giữa khối ngành kinh tế và kỹ thuật việc chọn mẫu sẽ quan tâm cân đối tính “ngành học”, nghĩa là sẽ cân đối yếu tố này khi chọn đối tượng trả lời câu hỏi trong phiếu thu thập dữ liệu.

Mu nghiên cu

Hair JF và cộng sự (2006) trong nghiên cứu “Mulivariate Data Analysis” cho rằng khi phân tích nhân tố, kích thước mẫu ít nhất lớn gấp 5 lần số biến quan sát.

Trong nghiên cứu này có tất cả 38 biến quan sát, như vậy quy mô mẫu tối thiểu cần 38×5 = 190. Tuy kích thước mẫu cần thiết là 190 nhưng để đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy cho nghiên cứu, tác giả quyết định sử dụng 400 phiếu trả lời trực tiếp, 300 bảng hỏi khảo sát online.

Đối tượng điu tra và kết qu thu thp d liu

Nghiên cứu này điều tra đối tượng sinh viên là những sinh tại 10 trường Đại học lớn, tiêu biểu tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến hết năm học 2018-2019, hệ thống hiện có 235 trường đại học, học viện (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm.

Về quy mô đào tạo, năm học 2018-2019, tổng quy mô sinh viên đại học 1.767.879 sinh viên. Phần lớn sinh viên tập trung theo học các ngành thuộc khối ngành: Toán và thống kê; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Sản xuất chế biến; Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thuỷ sản; Thú y và khối ngành: kinh doanh quản lý, pháp luật.

Để đảm bảo tính đại diện của mẫu điều tra, nghiên cứu này tiến hành lựa chọn 10 trường trên địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trong đó 6 trường thuộc khối kinh tế - quản trị kinh doanh, 4 trường thuộc khối kỹ thuật. Trong suốt quá trình điều tra, tác giả tiến hành cân đối mẫu để đảm bảo tính đại diện giữa các ngành.

•Thu thập dữ liệu

Việc thu thập dữ liệu được tác giả tiến hành song song thông qua hai phương pháp, thứ nhất tác giả gửi bảng hỏi trên google docs qua 300 địa chỉ email mà tác giả thu thập được (địa chỉ email được thu thập từ thông tin của giáo viên chủ nhiệm và phòng quản lý sinh viên các trường mà tác giả chọn làm đối tượng nhận phiếu điều tra), trước đó, ngờ các mỗi quan hệ quen biết, NCS đã gửi danh sách xin địa chỉ email đến 10 trường đại học nói trên, sau đó gạn lọc để lấy được 30 địa chỉ mỗi trường, như vậy tổng cộng có 300 địa chỉ email sẽ nhận được thông tin khảo sát online. Một số bảng hỏi được gán lên nhóm facebook của các lớp để dễ dàng thu thập dữ liệu và tạo sự tiếp cận thông tin nhanh chóng hơn. Kết quả đã có 120 phiếu trả lời hợp lệ.

Thứ 2, tác giả sử dụng bảng hỏi giấy được phát ngẫu nhiên cho sinh viên 2 năm cuối trên các lớp theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, 400 phiếu câu hỏi đã được phát tới sinh viên của 10 trường đại học. Tác giả sử dụng mối quan hệ quen biết với các giáo viên chủ nghiệm, lớp trưởng để nhờ phát ngẫu nhiên trên các lớp học. Danh sách lớp trưởng được NCS xin ở các giáo vụ các khoa trọng điểm của trường (Ví dụ:

Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh là khoa Cơ khí chế tạo và Khoa Động lực, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh NCS chọn khoa Quản trị Kinh doanh). Nhờ đặc thù công việc của NCS khi học tập ở Hà Nội (đại học, thạc sỹ và nghiên cứu sinh tiến sĩ) nhưng lại sinh sống và công tác tại TP Hồ Chí Minh, do vậy NCS có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận, xây dựng mối quan hệ với nhiều trường đại học lớn cả về khối Kinh tế và khối Kỹ thuật. Mặc dù chọn phương pháp lấy mẫu thuận tiện, tuy nhiên để cân đối tính chất ngành nghề (kinh tế và kỹ thuật) cũng như đặc trung của từng trường, NCS phân bổ mỗi trường 40 phiếu phát trực tiếp, việc phát phiếu tại TP Hồ Chí Minh chủ yếu là NCS kết hợp với người quen ở các trường trực tiếp xin lên lớp phát ngẫu nhiên.

Đối với các trường ở Hà Nội, NCS từ mối quan hệ bạn học cùng khóa 36, cùng với việc có mặt trực tiếp (2 trường) đã tiến hành phát 40 phiếu/trường trong tổng số 4 trường tại đây. Cuối cùng kết quả thu về 365 phiếu, sau đó NCS loại tiếp những phiếu trả lời bị điền thiếu hoặc trả lời đối phó, tác giả thu được 355 phiếu đủ điều kiện để sử dụng cho phân tích định lượng.

Như vậy có tổng cộng 475 phiếu được sử dụng để phân tích định lượng trong nghiên cứu này.

3.2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20, phương pháp kiểm định đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được sử dụng để kiểm định thang đo. Sau đó phân tích hồi quy đa biến được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 Trong chương 3, NCS hoàn thành những nội dung sau:

Trình bày tóm lược các lý thuyết điển hình về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, các khung nghiên cứu chính của GEM(2016), OECD(2016), Hall et all(2005), Pinho(2016), Kuziwa (2005), UNCTAD (2005), nhằm xây dựng khung lý thuyết “ Tác động của các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp” gồm 7 biên độc lập và 1 biến phụ thuộc với tổng số 37 quan sát (Iterm)

Xây dựng bộ thang đo dựa trên những thang đo đã được kiểm định, công nhận, thang đo được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, có tham khảo ý kiến của chuyên gia ngôn ngữ Anh.

Hiệu chỉnh thang đo bằng nghiên cứu định tính, tham khảo, phỏng vấn chuyên gia của Bộ Khoa học và Công nghệ, cán bộ quản lý cấp sở, đại diện start–up và nhóm sinh viên. Kết quả của bước này là thang đo đã hiệu chỉnh, trong đó NCS quyết định thêm quan sát “nhà nước quan tâm đến việc xây dựng thị trường chứng khoán thứ cấp cho doanh nghiệp khởi nghiệp huy động vốn” vào biến độc lập “hỗ trợ tài chính” dựa trên những dữ liệu định tính thu thập được. Như vậy mô hình chính thức áp dụng để nghiên cứu định lượng có 38 quan sát (iterm).

NCS thực hiện khảo sát đại trà bằng việc phát bảng hỏi qua email và chuyển bản in trực tiếp, kết quả thu được 475 phiếu hợp lệ để phân tích định lượng. Số lượng phiếu này đã đạt yêu cầu đối với phân tích nhân tố tác động.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)