Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN
2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn
2.2.1. Tiêu chí về thể lực
CBCĐ muốn hoàn thành nhiệm vụ được giao rất cần một thể lực tốt, một sức khỏe dồi dào.
- Thể lực là tình trạng sức khỏe của CBCĐ bao gồm nhiều yếu tố cả về thể chất lẫn tinh thần và phải đảm bảo được sự hài hòa giữa bên trong và bên ngoài.
Chất lượng cán bộ được cấu thành bởi năng lực tinh thần và năng lực thể chất, tức là nói đến sức mạnh và tính hiệu quả của những khả năng đó, trong đó năng lực thể chất chiếm vị trí vô cùng quan trọng.
- Hiến chương của tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nêu: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải là không có bệnh hoặc thương tật”.
+ Sức khỏe thể chất của CBCĐ: được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ bạn là người khoẻ mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường, khả năng hoàn thành và khả năng chịu được áp lực của công việc của CBCĐ.
+ Sức khỏe tinh thần của CBCĐ: là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành hành động thực tiễn, là hiện thân của sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản, ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở những quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh. Sức khoẻ tinh thần là sự biểu hiện của nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức. Cơ sở của sức mạnh tinh thần là sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm.
+ Sức khoẻ Xã hội của CBCĐ: Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa các thành viên: gia đình, nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi công cộng, cơ quan... Nó thể hiện ở sự được tán thành và chấp nhận của xã hội. Càng hoà nhập với mọi người, được mọi người đồng cảm, yêu mến càng có sức khỏe xã hội tốt và ngược lại. Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là sự hoà nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
- Sức khỏe của CBCĐ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: sự phát triển của nền kinh tế, giống nòi của dân tộc, sự phát triển của cơ sở vật chất, điều kiện y tế và dinh dưỡng … Đặc biệt là cơ sở vật chất ngành y tế có đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng, kiến thức của người dân về vấn đề dân số, sinh sản, dinh dưỡng, môi trường và được phản ánh thông qua các chỉ tiêu có thể đo lường như: chiều cao, cân nặng, ngoại hình, sức bền, độ dẻo dai, khả năng mang vác vật nặng, tình trạng bệnh tật, …
- Theo Quyết định số: 1613/BYT-QĐ, ngày 15/8/1997, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ”
cho người lao động:
+ Theo tiêu chuẩn thì có 5 mức phân loại sức khỏe:
Loại I: rất khỏe; Loại II: khỏe.; Loại III: trung bình.; Loại IV: yếu; Loại V:
rất yếu.
+ Việc phân loại sức khỏe theo Quy định 1613/BYT-QĐ dựa vào 13 chỉ số khám bệnh:
(1). Thể lực chung; (2). Mắt; (3). Tai mũi họng; (4). Răng hàm mặt; (5). Tâm thần, thần kinh.; (6). Tuần hoàn; (7). Hô hấp; (8). Tiêu hóa; (9). Tiết niệu - sinh dục; (10).
Hệ vận động; (11). Ngoài da - da liễu; (12). Nội tiết - chuyển hóa; (13). U các loại;
+ Phân loại sức khỏe sau khi khám:
Loại I: cả 13 chỉ số đều đạt loại I.
Loại II: chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất loại II, xếp loại II.
Loại III: chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất loại III, xếp loại III.
Loại IV: chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất loại IV, xếp loại IV.
Loại V: chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất loại V, xếp loại V.
+ Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe:
Bảng 2.1. Phân loại sức khỏe theo thể lực Loại
sức khỏe
Nam Nữ
Chiều cao (cm)
Cân nặng
(kg)
Vòng ngực
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)
Vòng ngực 1 1603 trở lên 50 trở lên 82 trở lên 155 trở lên 45 trở lên 76 trở lên
2 158-162 47-49 79-81 151-154 43-44 74-75
3 154-157 45-46 76-78 147-150 40-42 72-73
4 150-153 41-44 74-75 143-146 38-39 70-71
5 Dưới 150 Dưới 40 Dưới 74 Dưới 143 Dưới 38 Dưới 70 Sức khỏe CBCĐ là vấn đề quan tâm hàng đầu của tổ chức công đoàn. Nếu không có đủ sức khỏe thì dù có trí tuệ, yêu nghề, nhiệt huyết đến bao nhiêu đi chăng nữa thì đội ngũ CBCĐ cũng khó có thể làm việc, cống hiến cho tổ chức. Vì vậy các cấp công đoàn cần quan tâm tới việc rèn luyện thể lực cho đội ngũ CBCĐ trong suốt quá trình công tác, coi việc tổ chức các hoạt đông văn hóa, thể thao nâng cao
sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất, sức khỏe xã hội là việc làm thường xuyên của tổ chức công đoàn.