Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN TẠI CÁC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRỰC THUỘCCÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT
3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn tại các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Giáo dục Việt Nam 96 1. Kết quả điểm số trung bình của các nhân tố ảnh hưởng
3.4.2. Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ công chức và các tiêu chí cấu thành
3.4.2.1. Sự tác động của các nhân tố tới CLĐNCBCĐ
Với mẫu khảo sát tại các CĐCS của CĐGD Việt Nam và kết quả phân tích nhân tố ở trên, mô hình hồi quy nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố (biến độc lập) tới CLĐNCBCĐ (biến phụ thuộc) được đề xuất như sau:
CLĐNCBCĐ = β0 + β1*FAC1_1i+ β2*FAC1_2i+ei
Trong đó: i là quan sát thứ i trong mẫu khảo sát (i=1, 557); β0 là hệ số chặn;
các hệ số hồi quy riêng phần βj (j=1,2) là các tham số ước lượng của mô hình, phản ảnh mức độ, chiều hướng tác động của các biến độc lập (các nhân tố) đến biến phụ thuộc (CLĐNCBCĐ).
Kết quả chạy hồi quy (Xem chi tiết Phụ lục số 30):
Ma trận hệ số tương quan cho thấy biến phụ thuộc CLĐNCBCĐ có tương quan chặt với các biến độc lập với mức ý nghĩa Sig. ≤ 0.05, giữa các biến độc lập không có sự tương quan.
Đánh giá độ phù hợp của mô hình: Hệ số R2 - hiệu chỉnh (Adjusted R Square) đạt 60.5 % với giá trị kiểm định F ở mức ý nghĩa Sig. ≤ 0.001 cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu khảo sát và có thể sử dụng được. Kết quả phản ánh các biến độc lập giải thích được 60.5% sự thay đổi của biến phụ thuộc, điều này đồng nghĩa với việc còn khoảng 39.5% sự thay đổi của CLĐNCBCĐ là do các yếu tố khác mà mô hình chưa quan sát được (xem chi tiết tại Phụ lục số 31).
Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Giá trị kiểm định F trong phân tích ANOVA với mức ý nghĩa Sig. ≤ 0.001 cho thấy mô hình phù hợp với mẫu khảo sát và có thể sử dụng được, các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc với độ tin cậy trên 95% (xem chi tiết ở Phụ lục 32).
Ý nghĩa của hệ số hồi quy: Các hệ số hồi quy riêng phần βj cho thấy sự thay đổi trong giá trị trung bình của biến phụ thuộc CLĐNCBCĐ khi biến độc lập FAC1_J (J=1,2) thay đổi một đơn vị khi các biến khác không đổi.
Theo kết quả xử lý trên SPSS (xem chi tiết ở Phụ lục số 33), mô hình ước lượng được thể hiện theo bảng trên đây cho thấy tất cả các biến độc lập đều có giá trị Sig. ≤ 0.001. Điều này phản ảnh các hệ số hồi quy riêng phần của mô hình có ý nghĩa thống kê (hệ số khác không) với độ tin cậy trên 95%. Kết quả ước lượng mô hình trên có thể viết lại như sau:
CLĐNCBCĐ = 3.771 + 0.371*FAC1_2i + 0.163*FAC2_2i
Mô hình cho thấy vai trò tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới CLĐNCBCĐ.
Tầm quan trọng của các nhân tố: Để xác định tầm quan trọng của các biến độc lập, đo lường khả năng giải thích sự biến thiên của biến phụ thuộc trong mô hình, các nhà nghiên cứu đã sử dụng hệ số tương quan riêng (Partial Correlation
Coefficient) trong kết quả hồi quy. Hệ số này thể hiện sự tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập thứ k khi ảnh hưởng tuyến tính của các biến độc lập khác trong mô hình đối với biến độc lập k và cả biến phụ thuộc bị loại bỏ (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Từ kết quả hệ số tương quan riêng (Phụ lục số 33) có thể chuyển đổi thành bảng so sánh tầm quan trọng của các nhân tố dưới dạng % (xem chi tiết ở Phụ lục số 34):
Như vậy, kết quả hồi quy cho phép khẳng định trong số 2 nhân tố tác động tới CLĐNCBCĐ, nhân tố FAC1_2 (chính sách hiện hành với CBCĐ) có vai trò quan trọng nhất, giải thích đến 62.74% sự thay đổi của biến CLĐNCBCĐ. Còn lại, FAC2_2 (các nhân tố ảnh hưởng khác) chiếm 37.26% sự biến động của CLĐNCBCĐ.
3.4.2.2. Sự ảnh hưởng của các nhân tố tới các tiêu chí cấu thành chất lượng đội ngũ cán bộ CĐGD Việt Nam.
a) Sự ảnh hưởng của các nhân tố tới tiêu chí Tâm lực của đội ngũ CBCĐ(Tiêu chí 1)
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố tới Tâm lực của đội ngũ CBCĐ, mô hình hồi quy được đề xuất như sau:
Tieuchi1 = β0 + β1*FAC1_2i+ β2*FAC2_2i+ ei
Kết quả chạy hồi quy, ma trận hệ số tương quan cho thấy biến phụ thuộc Tieuchi1 có tương quan tuyến tính với các nhân tố FAC1_2, Mô hình tổ chức và qui mô FAC2_2, với mức ý nghĩa Sig. ≤ 0.05 (xem chi tiết tại Phụ lục số 35).
Đánh giá độ phù hợp của mô hình (xem chi tiết tại Phụ lục số 36) có R2 hiệu chỉnh = 0.513 với mức ý nghĩa Sig. ≤ 0.001, điều này cho phép kết luận mô hình phù hợp với dữ liệu khảo sát, các biến độc lập giải thích được 51.3% sự biến động của biến phụ thuộc với độ tin cậy trên 95%.
Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Giá trị kiểm định F trong phân tích ANOVA với mức ý nghĩa Sig. ≤ 0.001 cho thấy mô hình phù hợp với mẫu khảo sát và có thể sử dụng được, các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc với độ tin cậy trên 95% (xem chi tiết tại Phụ lục số 37):
Ý nghĩa của hệ số hồi quy: Các hệ số hồi quy riêng phần βj cho thấy sự thay đổi trong giá trị trung bình của biến phụ thuộc CLĐNCBCĐ khi biến độc lập FAC1_J (J=1.2) thay đổi một đơn vị khi các biến khác không đổi.
Theo kết quả chạy hồi quy (xem chi tiết tại Phụ lục số 38), mô hình ước lượng cho thấy 2 biến độc lập đều có hệ số B > 0 thể hiện sự tương quan tuyến tính thuận chiều với biến phụ thuộc, trong đó, ba biến độc lập có giá trị Sig. ≤ 0.001, đạt ý nghĩa thống kê ở mức α=0.05. Điều này khẳng định trong mô hình có 2 nhân tố có sự tương quan dương với độ tin cậy 95%. Hệ số đo độ phóng đại phương sai của tất cả các biến VIF =1.000 cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả ước lượng mô hình trên có thể viết lại như sau:
Tieuchi1 = 3.910 + 0.392*FAC1_2i + 0.155*FAC2_2i
Mức độ đóng góp của từng nhân tố giải thích cho sự biến động của biến phụ thuộc được tính dựa trên hệ số tương quan riêng của từng biến độc lập cho kết quả:
Nhân tố 1 giải thích 66.12%, nhân tố 2 giải thích 33.88% (Xem chi tiết ở Phụ lục 39) b) Sự ảnh hưởng của các nhân tố tới tiêu chí Trí lực của đội ngũ CBCĐ(Tiêu chí 2)
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố tới Trí lực của đội ngũ CBCĐ, mô hình hồi quy được đề xuất như sau:
Tieuchi2 = β0 + β1*FAC1_2i+ β2*FAC2_2i+ ei
Kết quả chạy hồi quy, ma trận hệ số tương quan (xem chi tiết tại Phụ lục số 40) cho thấy biến phụ thuộc Tieuchi2 có tương quan tuyến tính với các nhân tố FAC1_2, Mô hình tổ chức và qui mô FAC2_2, với mức ý nghĩa Sig. ≤ 0.05.
Đánh giá độ phù hợp của mô hình, kết quả hồi quy (xem chi tiết tại Phụ lục số 41) dưới đây có R2 hiệu chỉnh = 0.464 với mức ý nghĩa Sig. ≤ 0.001, điều này cho phép kết luận mô hình phù hợp với dữ liệu khảo sát, các biến độc lập giải thích được 46.4% sự biến động của biến phụ thuộc với độ tin cậy trên 95%.
Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Giá trị kiểm định F trong phân tích ANOVA với mức ý nghĩa Sig. ≤ 0.001 cho thấy mô hình phù hợp với mẫu khảo sát và có thể sử dụng được, các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc với độ tin cậy trên 95% (xem chi tiết tại Phụ lục số 42).
Ý nghĩa của hệ số hồi quy: Các hệ số hồi quy riêng phần βj cho thấy sự thay đổi trong giá trị trung bình của biến phụ thuộc CLĐNCBCĐ khi biến độc lập FAC1_J (J=1.2) thay đổi một đơn vị khi các biến khác không đổi.
Theo kết quả chạy hồi quy (xem chi tiết tại Phụ lục số 43), mô hình ước lượng cho thấy 2 biến độc lập đều có hệ số B > 0 thể hiện sự tương quan tuyến tính thuận chiều với biến phụ thuộc, trong đó, ba biến độc lập có giá trị Sig. ≤ 0.001, đạt ý nghĩa thống kê ở mức α=0.05. Điều này khẳng định trong mô hình có 2 nhân tố có sự tương quan dương với độ tin cậy 95%. Hệ số đo độ phóng đại phương sai của tất cả các biến VIF =1.000 cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả ước lượng mô hình trên có thể viết lại như sau:
Tieuchi2 = 3.529 + 0.373*FAC1_2i + 0.166*FAC2_2i
Mức độ đóng góp của từng nhân tố giải thích cho sự biến động của biến phụ thuộc được tính dựa trên hệ số tương quan riêng của từng biến độc lập cho kết quả:
Nhân tố 1 giải thích 64.58%, nhân tố 2 giải thích 35.42% (xem chi tiết ở Phụ lục 44) c) Sự ảnh hưởng của các nhân tố tới tiêu chí Thể lực của đội ngũ CBCĐ (Tiêu chí 3).
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố tới Thể lực của đội ngũ CBCĐ, mô hình hồi quy được đề xuất như sau:
Tieuchi3 = β0 + β1*FAC1_2i+ β2*FAC2_2i+ ei
Kết quả chạy hồi quy, ma trận hệ số tương quan cho thấy biến phụ thuộc Tieuchi3 có tương quan tuyến tính với các nhân tố FAC1_2, Mô hình tổ chức và qui mô FAC2_2, với mức ý nghĩa Sig. ≤ 0.05 (xem chi tiết tại Phụ lục số 45).
Đánh giá độ phù hợp của mô hình, kết quả hồi quy có R2 hiệu chỉnh = 0.297 với mức ý nghĩa Sig. ≤ 0.001, điều này cho phép kết luận mô hình phù hợp với dữ liệu khảo sát, các biến độc lập giải thích được 29.7% sự biến động của biến phụ thuộc với độ tin cậy trên 95% (xem chi tiết tại Phụ lục số 46).
Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Giá trị kiểm định F trong phân tích ANOVA với mức ý nghĩa Sig. ≤ 0.001 cho thấy mô hình phù hợp với mẫu khảo sát và có thể sử dụng được, các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc với độ tin cậy trên 95% (xem chi tiết tại Phụ lục số 47).
Ý nghĩa của hệ số hồi quy: Các hệ số hồi quy riêng phần βj cho thấy sự thay đổi trong giá trị trung bình của biến phụ thuộc CLĐNCBCĐ khi biến độc lập FAC1_J (J=1.2) thay đổi một đơn vị khi các biến khác không đổi (xem chi tiết tại Phụ lục số 48).
Theo kết quả xử lý trên SPSS, mô hình ước lượng được thể hiện theo bảng trên đây cho thấy tất cả các biến độc lập đều có giá trị Sig. ≤ 0.001. Điều này phản ảnh các hệ số hồi quy riêng phần của mô hình có ý nghĩa thống kê (hệ số khác không) với độ tin cậy trên 95. Hệ số đo độ phóng đại phương sai của tất cả các biến VIF =1.000 cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả ước lượng mô hình trên có thể viết lại như sau:
Tieuchi3 = 3.867 + 0.273*FAC1_2i + 0.136*FAC2_2i
Mức độ đóng góp của từng nhân tố giải thích cho sự biến động của biến phụ thuộc được tính dựa trên hệ số tương quan riêng của từng biến độc lập cho kết quả:
Nhân tố 1 giải thích 64.25%. nhân tố 2 giải thích 35.75% (Xem chi tiết ở Phụ Lục 49) d) Sự ảnh hưởng của các nhân tố tới tiêu chí Cơ cấu của đội ngũ CBCĐ(Tiêu chí 4)
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố tới Tâm lực của đội ngũ CBCĐ, mô hình hồi quy được đề xuất như sau:
Tieuchi4 = β0 + β1*FAC1_2i+ β2*FAC2_2i+ ei
Kết quả chạy hồi quy, ma trận hệ số tương quan (xem chi tiết tại Phụ lục 50) cho thấy biến phụ thuộc Tieuchi4 có tương quan tuyến tính với các nhân tố FAC1_2, Mô hình tổ chức và qui mô FAC2_2, với mức ý nghĩa Sig. ≤ 0.05.
Giá trị R2 hiệu chỉnh = 0.465 với mức ý nghĩa Sig. ≤ 0.001 cho phép kết luận mô hình phù hợp với dữ liệu khảo sát, các biến độc lập giải thích được 46.5% sự biến động của biến phụ thuộc với độ tin cậy trên 95%(xem chi tiết tại Phụ lục 51):
Kiểm định F = 242.371 trong phân tích phương sai (ANOVA) với mức ý nghĩa Sig. ≤ 0.001 cho thấy mô hình phù hợp với mẫu khảo sát và có thể sử dụng được (xem chi tiết tại Phụ lục số 52).
Kết quả hồi quy (xem chi tiết tại Phụ lục số 53) cho thấy các hệ số hồi quy (B) của các biến độc lập FAC1_2. FAC2_2 đều khác không với mức ý nghĩa Sig. ≤ 0.001, đảm bảo mức ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% đặt ra với mô hình. Hệ số đo độ phóng đại phương sai (VIF) của các biến = 1.000 cho phép khẳng định mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến:
Mô hình được xây dựng là:
Tieuchi4 = 3.810 + 0.387*FAC1_2i + 0.209*FAC2_2i
Mức độ đóng góp của từng nhân tố giải thích cho sự biến động của biến phụ thuộc được tính dựa trên hệ số tương quan riêng của từng biến độc lập cho kết quả:
Nhân tố 1 giải thích 61.04%, nhân tố 2 giải thích 38.96%. (Xem chi tiết ở Phụ Lục 54) Tổng hợp kết quả hồi quy giữa 4 tiêu chí cấu thành CLĐNCB với các nhân tố ảnh hưởng theo bảng sau:
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả hồi quy các tiêu chí cấu thành với các nhân tố ảnh hưởng
Variable
Tiêu chí 1:
Tâm lực của đội ngũ cán bộ
công đoàn (Model 1)
Tiêu chí 2:
Trí lực của đội ngũ cán bộ công đoàn.
(Model 2)
Tiêu chí 3:
Thể lực đội ngũ cán bộ công
đoàn.
(Model 3)
Tiêu chí 4:
Cơ cấu đội ngũ cán bộ.
(Model 4) Constant
(Hệ số chặn) 3.910 3.529 3.867 3.810
Hệ số hồi quy
FAC1_2 0.392 0.373 0.273 0.387
Hệ số hồi quy
FAC2_2 0.155 0.166 0.136 0.209
R2 hiệu chỉnh 0.513 0.464 0.297 0.465
F 293.450 242.070 118.708 242.371
Kết quả 4 mô hình đều phù hợp với dữ liệu khảo sát, có mối quan hệ tương quan tuyến tính thuận chiều giữa từng tiêu chí với các nhân tố ảnh hưởng trong mỗi mô hình, không có hiện tượng đa cộng tuyến. Mức độ tác động của từng nhân tố với mỗi tiêu chí ở nhiều mức độ khác nhau và có thể so sánh được qua bảng dưới đây:
Bảng 3.8. Tầm quan trọng của mỗi nhân tố đối với các tiêu chí
VARIABLE
Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 Hệ số
tương quan
Tỷ lệ (%)
Hệ số tương quan
Tỷ lệ (%)
Hệ số tương quan
Tỷ lệ (%)
Hệ số tương quan
Tỷ lệ (%) FACT1_2 0.691 66.12 0.649 64.58 0.505 64.25 0.636 61.04 FACT2_2 0.354 33.88 0.356 35.42 0.281 35.75 0.406 38.96
Tổng 1.045 100 1.005 100 0.786 100 1.042 100
Bảng tổng hợp trên cho thấy nhân tố FACT1_2 là nhân tố rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn tới sự biến động của các tiêu chí cấu thành CLĐNCBCĐ.