Thực hiện tốt công tác bầu cử cán bộ công đoàn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn tại các công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn giáo dục việt nam (Trang 153 - 157)

Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN TẠI CÁC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRỰC THUỘCCÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT

4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn tại các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Giáo dục Việt Nam

4.2.10. Thực hiện tốt công tác bầu cử cán bộ công đoàn

Thống kê cơ bản về giải pháp đề xuất thực hiện tốt công tác bầu cửCBCĐ tại các CĐCS trực thuộc CĐGD Việt Nam cho kết quả sau:

Bảng 4.13. Thống kê cơ bản về giải pháp đề xuất thực hiện tốt thực hiện tốt công tác bầu cửCBCĐtại các CĐCS trực thuộc CĐGD Việt Nam

Giải phát đề xuất Tổng

Rất không cần thiết

Không cần thiết

Bình thường Cần thiết Rất cần thiết Số

lượng Tỷ

lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượn

g

Tỷ lệ

% 9 557 5 0.90 4 0.72 51 9.16 282 5.63 215 38.60

Kết quả khảo sát cho thấy có 289 người được hỏi (đạt tỷ lệ 50.63%) cho rằng thực hiện tốt thực hiện tốt công tác bầu cửCBCĐlà cần thiết.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, ở đâu làm tốt công tác bầu cử thì ở đó thực sựu đã lựa chọn cho mình một “thủ lĩnh” công đoàn tốt, ở đó phong trào công nhân, hoạt động công đoàn phát triển tốt, năng lực của CBCĐ được phát huy triệt để, đem lại hiệu quả công việc cao; ngược lại, ở đâu công tác bầu cử CBCĐ không xuất phát từ yêu cầu phong trào công nhân, hoạt động công đoàn, thì ở đó hoạt động công đoàn hiệu quả hạn chế, thậm chí có thể dẫn đến nội bộ mất đoàn kết, đoàn viên không gắn bó với công đoàn, CBCĐ hoạt động được thời gian ngắn thì xin thôi tham gia vào ban chấp hành công đoàn.

Trong thực tế những năm qua cho thấy công tác bầu cử còn có một số hạn chế, để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCĐ, CĐGD Việt Nam cần:

- Quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hoạt động của tổ chức Công đoàn, trong đội ngũ CBNGNLĐ trong ngành Giáo dục; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm tập hợp đông đảo CBNGNLĐvào tổ chức công đoàn, xây dựng công đoàn vững mạnh, góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Đánh giá đúng thực trạng tình hình CBNGNLĐ và hoạt động công đoàn;

kết quả thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cấp mình, nghị quyết đại hội công đoàn cấp trên; rút ra những bài học kinh nghiệm, chỉ rõ yếu kém, tồn tại và nguyên nhân; đề ra phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp trong nhiệm kỳ tới, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế; đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

- Lựa chọn bầu vào ban chấp hành công đoàn những cán bộ, đoàn viên công đoàn có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, có khả năng tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội, có trách nhiệm, tâm huyết, dám đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBNGNLĐ, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, nâng cao uy tín, vị thế công đoàn giáo dục các cấp trong giai đoạn mới.

- Đại hội công đoàn các cấp phải thực sự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng và dân chủ của đoàn viên, người lao động và tổ chức công đoàn; tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả; tăng cường đoàn kết, phát huy trí tuệ, trách nhiệm của ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn các cấp; coi trọng chất lượng, tránh phô trương hình thức, tiết kiệm về thời gian và kinh phí.

Tiểu kết chương 4

Trên cơ sở nghiên cứu một số các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CBCĐ tại các CĐCS trực thuộc CĐGD Việt Nam và thực trạng nâng cao năng lực đội ngũ CBCĐ, luận án đã đưa ra 10 giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn chất lượng đội ngũ cán bộ CBCĐ tại các CĐCS trực thuộc CĐGD Việt Nam.

Cụ thể:

Một là: Đề xuất xây dựng Bộ tiêu chí cho CBCĐ các CĐCS trực thuộc CĐGD Việt Nam

Hai là: CĐCS cần phải có chiến lược cụ thể trong công tác cán bộ, đặc biệt cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng công tác qui hoạch CBCĐ.

Ba là: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống:

Bốn là: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCĐ.

Năm là: Thực hiện tốt việc sử dụng và đánh giá thực hiện công việc của CBCĐ

Sáu là: Thực hiện tốt cơ chế chính sách bảo vệ, đãi ngộ.

Bảy là: Chăm lo hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.

Tám là: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng công nghệ thông tin.

Chín là: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao kỹ năng mềm cho CBCĐ.

Mười là: Làm tốt công tác bầu cử CBCĐ.

Nâng cao CLĐNCBCĐ các CĐCS trực thuộc CĐGD Việt Nam phải gắn với xây dựng đội ngũ CBCĐ đảm bảo về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, phải chú ý đến tính đồng bộ, toàn diện đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm.

Nâng cao CLĐNCBCĐ phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của phong trào công nhân, hoạt động công đoàn nhằm góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của đất nước, của giai cấp công nhân và của tổ chức công đoàn. Đồng thời, phải quán triệt quan điểm của giai cấp công nhân, của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ và phải trên cơ sở xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo động lực cho CLĐNCBCĐ. Do vậy, nâng cao CLĐNCBCĐ phải tiến hành đồng bộ các giải

pháp từ đổi mới nhận thức về vai trò của cán bộ và công tác cán bộ đến xác định tiêu chuẩn cán bộ, nâng cao chất lượng công tác bầu cử, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ, xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách đối với cán bộ công đoàn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn tại các công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn giáo dục việt nam (Trang 153 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)