Thực hiện tốt đánh giá thực hiện công việc của cán bộ công đoàn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn tại các công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn giáo dục việt nam (Trang 139 - 142)

Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN TẠI CÁC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRỰC THUỘCCÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT

4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn tại các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Giáo dục Việt Nam

4.2.5. Thực hiện tốt đánh giá thực hiện công việc của cán bộ công đoàn

Thống kê cơ bản về giải pháp Thực hiện tốt đánh giá thực hiện công việc của CBCĐ tại các CĐCS trực thuộc CĐGD Việt Nam cho kết quả sau:

Bảng 4.8. Thống kê cơ bản về giải pháp đề xuất Thực hiện tốt đánh giá thực hiện công việc của cán bộ CBCĐ tại các CĐCS trực thuộc CĐGD Việt Nam

Giải phát đề xuất Tổng

Rất không cần thiết

Không cần thiết

Bình thường Cần thiết Rất cần thiết Số

lượng Tỷ

lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượn

g

Tỷ lệ

% 4 557 5 0.90 4 0.72 65 11.67 353 63.38 130 23.34

Kết quả khảo sát cho thấy có 353 người được hỏi (đạt tỷ lệ 63.38%) cho rằng Thực hiện tốt đánh giá thực hiện công việc của CBCĐlà rất cần thiết.

Đánh giá đánh giá thực hiện công việc của CBCĐ là khâu quan trọng trong quá trình quản lý cán bộ, kết quả đánh giá đúng sẽ giúp động viên, khuyến khích CBCĐ nỗ lực học tập, bộc lộ tiềm năng, phát huy tối đa khả năng, góp phần cải thiện văn hoá, môi trường làm việc cho cá nhân CBCĐ cũng như cho tổ chức công đoàn, kết quả đánh giá sai sẽ gây hậu quả ngược lại. Thực hiện tốt việc đánh giá thực hiện công việc của CBCĐ sẽ giúp cho tổ chức công đoàn hoạch định kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; bố trí sắp xếp, sử dụng cán bộ công đoàn và cũng là căn cứ để trả lương (nâng lương định kỳ, nâng lương trước thời hạn).

Thời gian qua, các quy định về đánh giá cán bộ, công chức đã có những cải tiến quan trọng: Nghị định 56/2015/NĐ-CP, ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 88/2017/NĐ-CP, ngày 27/7/2017, Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định 56/2015/NĐ-CP và sau đó là Nghị định số: 02/VBHN-BNV, ngày 09/11/2017, Nghị định về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức của Bộ Nội vụ - đây là Nghị định hợp nhất Nghị định 56/2015/NĐ-CP và Nghị định 88/2017/NĐ-CP, các văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan, tổ chức thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức

theo quy trình, thủ tục chặt chẽ. Các quy định trong các Nghị định nêu trên đã có bước chuyển từ cách thức tự kiểm điểm và bình bầu sang đánh giá trên các nội dung: chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm trong công tác; chú trọng đến kết quả thực hiện được giao; phương pháp đánh giá kết hợp giữa hình thức tự đánh giá của CBCĐ, các góp ý của tập thể đơn vị công tác, và ý kiến của thủ trưởng đơn vị để xếp loại cán bộ, công chức hàng năm theo 4 mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ.

Tuy nhiên, “Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu nhưng chậm được khắc phục, nhìn chung kết quả đánh giá vẫn chưa phản ánh đúng thực chất. Phương pháp, quy trình và tiêu chí đánh giá còn bất cập, chưa gắn với kết quả đầu ra và sản phẩm cụ thể…” (Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương ba khóa VIII về

“Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”).

Căn cứ kết quả khảo sát và những hạn chế trong việc đánh giá cán bộ trong thời gian qua (đã phân tích ở Chương 3), để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCĐ thì CĐGD Việt Nam cần thực hiện những nội dung sau:

Một là: Cần xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá CBCĐ theo từng vịtrí, chức danh công việc với những mô tả chi tiết công việc; yêu cầu, nhiệm vụ của từng vị trí việc làm, mức độ hoàn thành công việc ra sao... Nếu khi đánh giá không căn cứ vào hệ thống tiêu chuẩn cụ thể thì rất dễ dẫn đến đánh giá theo cảm tính, thiếu khách quan và thậm chí có thể đánh giá sai cán bộ, hậu quả là lãng phí nhân lực, gây mất đoàn kết nội bộ trong tổ chức và làm nhụt ý chí của cán bộ.

Hai là: xây dựng, hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá:

* Tiêu chí về đạo đức cán bộ công đoàn: Trung thành với sự nghiệp cách mạng; có mối liên hệ mật thiết với đoàn viên, người lao động; Dám làm, dám chịu trách nhiệm.

* Tiêu chí về phẩm chất cán bộ công đoàn: Tinh thần trách nhiệm với công việc; chấp hành kỷ luật; thành thạo công việc; sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ; ý chí cầu tiến, luôn luôn phấn đấu trong công việc; Tinh thần thân ái, hợp tác với

đồng nghiệp trong thực hiện công việc; Vận dụng linh hoạt các phương pháp hoạt động công đoàn; Trau dồi kinh nghiệm

* Tiêu chí đánh giá trình độ:

- Hiểu biết chung, gồm các chỉ số: kiến thức về nhà nước, pháp luật; kiến thức quản lý nhà nước; hiểu biết chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của CBCĐ; khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học trong công việc;

- Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ: sự đáp ứng chuyên môn, nghiệp vụ đối với công việc; hiểu biết về pháp luật chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ được giao; hiểu biết về đối tượng quản lý trong lĩnh vực của đơn vị; hiểu biết về quy trình thực hiện công việc; sự phù hợp của chuyên môn được đào tạo với công việc được giao; kinh nghiệm công tác.

* Tiêu chí đánh giá kỹ năng, phương pháp hoạt động công đoàn, gồm: khả năng thu thập thông tin, xác định vấn đề chính để đạt mục tiêu; khả năng phân tích thông tin để giải quyết các vấn đề cơ bản; khả năng xác định nhiệm vụ và nguồn lực thực hiện nhiệm vụ; khả năng xác định nhiệm vụ ưu tiên; khả năng xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả với đồng nghiệp; khả năng phân bổ thời gian thực hiện công việc; khả năng giữ tập trung, sử dụng thời gian hiệu quả.

* Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc:

- Đối với CBCĐ không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cần đánh giá theo các chỉ số: mức độ hoàn thành công việc được giao; chất lượng công tác tham mưu (có giải quyết được vấn đề đặt ra trong thực tiễn hay không? có đáp ứng được yêu cầu của cấp lãnh đạo hay không?); thời gian thực hiện nhiệm vụ; phương pháp thực hiện công việc (đánh giá về kế hoạch, sự chủ động, sự sáng tạo trong thực hiện công việc);

- Đối với CBCĐ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, ngoài những chỉ số như đối với CBCĐ trên đây, cần đánh giá thêm các chỉ số: chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành; sự quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ CBCĐ thuộc quyền trong thực hiện nhiệm vụ; sự minh bạch trong sử dụng nguồn lực của đơn vị; sự công bằng trong công tác quy hoạch, đề bạt bổ nhiệm CBCĐ …

Ba là: mời nhân sự hay tổ chức đánh giá chuyên trách để đánh giá kết quả thực hiện công việc đảm bảo khách quan.

Như vậy, đánh giá thực hiện công việc của CBCĐ là một trong những nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCĐ. Xây dựng Quy chế với các nội dung, tiêu chí đánh giá, phân loại được định lượng một cách rõ nét sẽ giúp cho người đứng đầu dễ dàng so sánh kết quả thực hiện nhiệm vụ giữa các CBCĐ; thông qua việc đánh giá đã chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu, những việc làm được chưa làm được, đồng thời có cơ sở để đối chiếu xem xét việc phát huy hoặc khắc phục của CBCĐ. Việc triển khai thực hiện nghiêm quy định về đánh giá CBCĐ sẽ làm thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi của đội ngũ CBCĐ đặc biệt là đối với đội ngũ đội ngũ CBCĐ là lãnh đạo, quản lý; khắc phục được tình trạng đánh giá qua loa chiếu lệ, cào bằng theo lối mòn cũ; góp phần khuyến khích động viên CBCĐ có động cơ làm việc, chấp hành quy định của Nhà nước và thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn tại các công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn giáo dục việt nam (Trang 139 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)