Cơ sở hình thành quan hệ thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc VKFTA (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN QUỐC (VKFTA)

2.2. Căn cứ hình thành và tác động đến mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia

2.2.1. Cơ sở hình thành quan hệ thương mại quốc tế

* Quan hệ đối ngoại

Rõ ràng, việc thiết lập quan hệ đối ngoại sẽ là nền tảng cho phép tạo lập các mối quan hệ về thương mại quốc tế giữa hai quốc gia. Sự ràng buộc giữa hai nhà nước ở trên cả hai mặt chính trị và kinh tế, vì vậy chính sách về đối ngoại sẽ thường đi song song với các chính sách về kinh tế. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao sẽ mở đường cho các giao dịch thương mại quốc tế của các chủ thể trong nền kinh tế giữa các quốc gia. Các dữ liệu thống kê về kim ngạch xuất nhập khẩu của hai quốc gia thường được tính từ thời điểm các quốc gia đặt mối quan hệ ngoại giao hay bình thường hóa quan hệ. Các quan điểm của mỗi nhà nước trong quan hệ đối ngoại cũng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ thương mại quốc tế. Bởi vậy, việc ổn định chính trị và thiết lập quan hệ ngoại giao trên cơ sở “hòa bình, muốn làm bạn với tất cả các quốc

gia trên thế giới” như quan điểm của Việt Nam sẽ tạo ra tác động tốt đến quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước khác trên thế giới.

* Lợi thế của mỗi quốc gia

Có thể thấy hầu hết các quốc gia khi tham gia vào thị trường quốc tế đều dựa trên cơ sở các lợi thế của mình. Như đã được giải thích trong các lý thuyết về thương mại quốc tế, phần lớn các quốc gia sẽ tăng cường xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế và nhập khẩu những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa có hiệu quả. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, sản phẩm và dịch vụ trên thế giới ngày càng đa dạng, thậm chí, việc sản xuất một mặt hàng không phải chỉ được thực hiện ở một quốc gia, mà còn có sự tham gia ngày càng sâu hơn của nhiều quốc gia khác. Chính vì vậy, sự giao thoa về mặt thương mại sẽ ngày càng trở nên phức tạp hơn. Các nước phát triển cần lợi thế về nhân công, hoặc tài nguyên từ các nước đang và chậm phát triển để làm cho giá cả của các mặt hàng trên thế giới giảm xuống. Ngược lại, lợi thế về công nghệ và các sản phẩm từ công nghệ của các nước phát triển tạo ra sự hấp dẫn đối với các nước đang và chậm phát triển. Ngoài ra, các hoạt động đầu tư quốc tế cũng góp phần làm cho dòng chảy thương mại quốc tế ngày càng mạnh mẽ hơn.

* Các nguyên tắc thực thi thương mại quốc tế

Dựa trên cơ sở các nguyên tắc công bằng, không phân biệt đối xử và đôi bên cùng có lợi, các mối quan hệ thương mại quốc tế được phát triển trên nhiều cấp độ khác nhau. Các hiệp định thương mại song phương và đa phương thường dựa trên các nguyên tắc chủ yếu như:

Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN – Most Favoured Nation): là nguyên tắc trong đó đòi hỏi các quốc gia khi dành sự đối xử tốt nhất trong quan hệ thương mại với quốc gia thứ hai thế nào thì cũng dành sự đối xử tốt nhất như thế với quốc gia thứ ba. Với cách tiếp cận quy nạp, nguyên tắc này có thể khái quát cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo yêu cầu của nguyên tắc, các quốc gia phải cắt giảm tối đa thuế quan tức là giành cho nhau ưu đãi cao nhất để mức độ cản trở thương mại được giảm thiểu và việc đó được thực hiện không phân biệt giữa các nước thành viên.

Thực chất nguyên tắc được sử dụng để bảo đảm các giao dịch thương mại quốc tế

diễn ra tự do đến mức cao nhất, giảm thiểu các rào cản bảo hộ và thực hiện đối xử minh bạch.

Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT – Nation Treatment), bắt buộc các nước thành viên không được phân biệt đối xử đối với các thể nhân và tự nhiên nhân trong nước và nước ngoài. Đây là nguyên tắc bảo đảm tính công bằng trong đối xử với các thể nhân và tự nhiên nhân của các nước thành viên hay công bằng theo chiều ngang.

Hai nguyên tắc trên là các nguyên tắc chủ đạo trong các Hiệp định thương mại quốc tế. Ngoài ra, các nước thành viên trong WTO còn phải tuân thủ các nguyên tắc như:

Nguyên tắc thương mại tự do hơn thông qua đàm phán, đặt ra yêu cầu các nước thành viên cần sử dụng đàm phán làm phương tiện để hướng tới một nền thương mại tự do với các rào cản được giảm thiểu thay vì các hành vi khác như cấm vận, trả đũa, trừng phạt... Để cuộc đàm phán diễn ra có hiệu quả, cần có sự minh bạch về thông tin cũng như sự hợp tác từ phía chính phủ nhằm giảm thiểu thương mại bị bóp méo.

Nguyên tắc giành ưu đãi đối với các nước đang phát triển tạo nền tảng để các nước đang phát triển với năng lực cạnh tranh thấp có những khoản lợi ích trong quá trình tham gia vào thương mại bình đẳng với các nước phát triển với năng lực cạnh tranh cao. Thực chất, nguyên tắc này tạo điều kiện để cán cân thương mại giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ít bị thâm hụt hơn về phía các nước đang phát triển. Nếu sự thâm hụt thương mại xẩy ra về phía các nước đang phát triển thì có thể gây ảnh hưởng lợi ích đối với các bên. Đối với các nước phát triển, nếu xuất hiện thặng dư thương mại với các nước đang phát triển cũng có nghĩa là các nước đó đã xuất khẩu cả những mặt hàng mà chúng không có lợi thế so sánh.

Ngược lại, đối với các nước đang phát triển, việc nhập khẩu ồ ạt hàng hoá và dịch vụ từ các nước phát triển thì cũng có ngụĩa là nhập khẩu cả những mặt hàng mà chúng có lợi thế so sánh. Nhìn tổng thể, với trạng thái thâm hụt hay thặng dư nghiêng về một phía thì các bên đều không đạt lợi ích tối đa. Với việc áp dụng nguyên tắc này, chẳng hạn, các nước đang phát triển có thể được trợ cấp xuất khẩu trong phạm vi cho phép hoặc được phép sử dụng một số công cụ của chính sách

thương mại để bảo hộ một ngành hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Thực chất, đây là nguyên tắc công bằng theo chiều dọc trong thương mại (Nguyễn Thường Lạng, 2011).

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc VKFTA (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)