CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN QUỐC (VKFTA)
2.4. Cơ sở lý thuyết về tác động của VKFTA đến thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam
2.4.2. Mô hình phân tích tác động của VKFTA đến quan hệ thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với Hàn Quốc
2.4.2.1. Mô hình đánh giá tác động
Bên cạnh các yếu tố đã phân tích ở trên, theo NCS, việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng công nghệ thông tin sẽ là yếu tố thúc đẩy hoạt động sản xuất, giúp sản phẩm và dịch vụ cung ứng của Việt Nam phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường Hàn Quốc. Do vậy, mô hình phân tích tác động của VKFTA đến thương mại của Việt Nam và Hàn Quốc được thể hiện như sau:
* Mô hình tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc:
lnEXVt = a0 + a1* lnEXRVKt + a2* lnFKt + a3*InfrVKt + a4*CPIVKt + a5*AKFTA + a6*VKFTA + a7*HS + a8*GDPKt + ui
Trong đó:
lnEXVt là giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc được thể hiện dưới dạng lô-ga-rít tại thời điểm t
lnEXRKt là tỷ giá danh nghĩa giữa VND của Việt Nam và KRW của Hàn Quốc, được tính bằng phương pháp tỷ giá chéo giữa USD/VND và USD/KRW
lnFKt là dạng logarit của Đầu tư trực tiếp Hàn Quốc vào năm t
InfrKVt là chênh lệch giữa cơ sở hạ tầng (được đo bằng tỷ lệ sử dụng internet trên dân số) giữa Hàn Quốc và Việt Nam.
CPIVKt là chênh lệch giữa chỉ số giá tiêu dùng giữa hai quốc gia trong năm t AKFTA và VKFTA là 2 biến giả, nhận giá trị 0 trước khi Việt Nam tham gia Hiệp định và nhận giá trị 1 từ thời điểm Việt Nam tham gia.
HS là mã số HS của các mặt hàng, được xác định theo chương (mã HS 2 số)
GDPKt: GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc a0: hệ số chặn
t: từ năm 1991 đến năm 2018 ui: sai số
Với mô hình trên, dự đoán: Chỉ số GDP bình quân của Hàn Quốc và Việt Nam tác động cùng chiều, Tỷ giá danh nghĩa (RER) tác động chưa rõ ràng tác động ngược chiều, VKFTA tác động thuận chiều đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc.
* Mô hình tác động đến nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Hàn Quốc:
lnImVt = a0 + a1* lnEXRVKt + a2* lnFKt + a3*InfrVKt + a4*CPIVKt + a5*AKFTA + a6*VKFTA + a7*HS + a8*GDPVt + ui
Các biến tương tự như mô hình tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam LnImVt là giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc được thể hiện dưới dạng lô-ga-rít tại thời điểm t
* Mô hình tác động đến xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam sang Hàn Quốc Do các hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ của các quốc gia thường chịu tác động bởi các hoạt động như đầu tư, sự di chuyển của các thể nhân và di chuyển dịch vụ cung cấp qua biên giới theo 4 phương thức chủ yếu. Chính vì vậy, một số yếu tố như hệ thống cơ sở hạ tầng, số lượng khách du lịch, năng suất lao động sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ của các chủ thể trong nền kinh tế.
LnEXSVt = a0 + a1* LnGIMV + a2*LnExV + a3* AKFTA + a4* VKFTA + a5*
Lninfrv + a6* Lnfk + ui
LniIMSVt = a0 + a1* LnGIMV + a2*LnExV + a3* VKFTA + a4* AKFTA + a5*
Lninfrv + a6* lnfk + ui Trong đó:
LnEXSV: giá trị dạng logarit của xuất khẩu dịch vụ từ Việt Nam sang Hàn Quốc LniIMSVt: giá trị dạng logarit của nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam từ Hàn Quốc Lninfrv: Chỉ số cơ sở hạ tầng của Việt Nam
lnfk: Chỉ số về đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam
LnGIMV: Chỉ số nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc của Việt Nam LnExV: Chỉ số xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc
2.4.2.2. Nguồn dữ liệu sử dụng trong tính toán:
Do không có đủ dữ liệu tính toán theo cùng một nguồn, nên tác giả sử dụng nhiều nguồn tham khảo khác nhau trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến năm 2018 (đối với thương mại hàng hóa), và trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2018 đối với thương mại dịch vụ , trong đó:
- Kim ngạch XNK theo từng mã HS 2 số được thu thập từ nguồn dữ liệu thống kê của tổ chức KITA Hàn Quốc
- Số liệu về GDP/ người và dân số của Việt Nam và Hàn Quốc được lấy từ dữ liệu của Ngân hàng thế giới (WB)
- Tác giả tính toán tỷ giá RER (VND và KRW) theo phương pháp tỷ giá chéo giữa hai cặp tỷ giá USD/KRW và USD/VND; đồng thời sử dụng thêm chỉ số CPI của 2 nước Việt Nam và Hàn Quốc thu thập từ dữ liệu của Ngân hàng thế giới.
- Các chỉ số khác như đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam được lấy từ nguồn của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam.
- Chỉ số cơ sở hạ tầng được tính trên cơ sở sử dụng chỉ số internet/GDP (%) của WB
- Chỉ số CPI được sử dụng từ nguồn dữ liệu của WB
Đối với các dữ liệu của thương mại dịch vụ, các chỉ số được tính toán và sử dụng tại các nguồn như sau:
- Các giá trị của AKFTA và VKFTA sẽ được nhận giá trị 0 khi Hiệp định chưa được ký kết, và nhận giá trị 1 khi Hiệp định được ký kết và đi vào hoạt động.
Bên cạnh các dữ liệu sơ cấp thu thập được, do vấn đề về thương mại dịch vụ tương đối phức tạp nên để bổ sung cho các kết quả nghiên cứu, NCS sử dụng thêm các thông tin và dữ liệu thu thập từ phỏng vấn sâu các chuyên gia, là lãnh đạo một số doanh nghiệp và các chuyên gia đến từ KOTRA Hà Nội và các trường Đại học.
Dựa trên cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu, Luận án sẽ đi sâu phân tích thực trạng thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Hàn Quốc, nhất là trong bối cảnh trước và sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) được ký kết. Trên cơ sở đó, Luận án đánh giá được việc ký kết VKFTA có tác động như thế nào đến việc đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai quốc gia.