Bồi thường thiệt hại phát sinh trong tương lai

Một phần của tài liệu Phạm vi bồi thường thiệt hại theo quy định công ước vienna 1980 (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHẠM VI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO

1.2 Phân loại bồi thường thiệt hại theo Công ước Vienna 1980

1.2.2 Bồi thường thiệt hại phát sinh trong tương lai

Chi phí luật sư là loại thiệt hại gây nhiều tranh cãi trong việc xem xét có phải thuộc phạm vi bồi thường hay không. Thông thường, loại thiệt hai này được bồi thường theo luật trong nước, không có nguồn luật quốc tế nào quy định cụ thể về vấn đề này. Đối với các quốc gia là thành viên của CISG, khi tranh chấp xảy ra, tùy trường hợp một trong hai nguyên tắc đối lập giữa Anh và Mỹ được áp dụng: (1) Nguyên tắc “Người thua phải trả tiền” (Loser-pays Rule hay còn gọi là English Rule) và (2) Nguyên tắc “Mỗi bên tự chịu chi phí pháp lý riêng” (American Rule).

Hai nguyên tắc này hoàn toàn trái ngược nhau, vì vậy, việc áp dụng nguyên tắc nào cũng sẽ gây vấn đề tranh cãi cho nguyên tắc còn lại. Nhưng không có quy định nào cho thấy Tòa án hoặc Trọng tài CISG áp dụng nhất quán một nguyên tắc. Vì vậy, có trường hợp sẽ được bồi thường, trường hợp không.20 Pháp luật quốc tế công nhận chi phí luật sư là một khoản bồi thường đáng chú ý. Vì mức chi phí này không phải là một khoản tiền nhỏ, nhiều vụ tranh chấp lớn, kéo dài, chi phí luật sư đắt đỏ, ngoài khoản bồi thường mà bên vi phạm phải chịu nếu cộng gộp luôn cả khoản chi phí luật sư sẽ là một khoản bồi thường có thể quá sức đối với doanh nghiệp đó. Theo CISG, về mặt quy định phạm vi bồi thường, không quy định chi phí luật sư có là

vay ngắn hạn của quốc gia có đồng tiền thanh toán. Nếu không xác định được cả hai tỷ lệ lãi trên, thì tỷ lệ lãi suất là tỷ lệ lãi thích hợp được xác định bởi luật của quốc gia có đồng tiền thanh toán.

20 Jarno Vanto (2003), Attorney’s Fees as Damages in International Commercial Litigation, Pace International Law Review, (15), tháng 4/2003, tr. 203, 204.

một trong những vấn đề được bồi thường hay không, nhưng ở Điều 74 đã quy định, những tổn thất mà hai bên có thể nhìn thấy được trong hợp đồng thì khi vi phạm xảy ra, chi phí này là tổn thất đáng để cân nhắc về trách nhiệm bồi thường. Hai bên có thể thỏa thuận mỗi bên cùng chịu hoặc phân trách nhiệm rõ trong hợp đồng nếu vi phạm xảy ra. Mặc khác, chi phí luật sư là khoản tiền phát sinh trong suốt thời gian xảy ra tranh chấp, nếu bên vi phạm không vi phạm hợp đồng thì loại chi phí này không phát sinh, do đó có thể xem xét trách nhiệm bồi thường này là một trong những khoản bị mất đi của bên bị vi phạm và truy cứu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên có thể thấy, Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thuộc sự điều chỉnh của Công ước Vienna 1980, còn chi phí luật sư trong quá trình tranh tụng là thuộc về tố tụng. Vì vậy, Tòa án không có nghĩa vụ phải giải quyết vấn đề này.

Song, chi phí luật sư là có thể xem là một trong những chế tài hợp đồng. Tuy không quy định rõ trong CISG nhưng vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này.

Xét về nguyên tắc bồi thường “kịp thời” và “đầy đủ” thì “bên có quyền có quyền đòi bồi thường toàn bộ những thiệt hại mà mình đã phải gánh chịu từ việc không thực hiện”. Điều này có nghĩa, chi phí luật sư là khoản bồi thường hợp lí vì nếu không có vi phạm xảy ra thì không bên nào trong hợp đồng tranh chấp phải gánh chịu. Ngoài ra, chi phí luật sư có thể được xem là một dạng thiệt hại vật chất. Vì nếu chứng minh được và kê khai được khoản chi phí đã hao tốn trong suốt quá trình tranh tụng thì vẫn theo lí thuyết sẽ được bồi thường đúng như quy định. Vậy, nếu đã là thiệt hại về vật chất, có thể đo lường và chứng minh được tổn thất thì việc bù đắp khôi phục khoản tiền đó là điều dĩ nhiên và hoàn toàn hợp lí. Trên thực tế, nhiều phán quyết đã cho phép bồi thường chi phí luật sư cho bên bị vi phạm căn cứ quy định của CISG.21 Với mục tiêu áp dụng thống nhất CISG tại các quốc gia thành viên, chi phí luật sư cần được công nhận là một dạng thiệt hại được bồi thường.22 Bởi vì bản thân Điều 74 CISG không loại trừ chi phí luật sư ra khỏi tổn thất được bồi thường.

Và khi đáp ứng các yêu cầu của Điều 74 thì loại thiệt hại này cần được bồi thường.23 Hiện nay, có rất nhiều những khoản bồi thường còn gây tranh cãi và chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Chi phí luật sư là khoản bồi

21 Harry M. Flechtner (2002), Recovering Attorneys' Fees as Damages under the U.N. Sales Convention: A Case Study on the New International Commercial Practice and the Role of Case Law in CISG Jurisprudence, with Comments on Zapata Hermanos Sucesores, S.A. v. Hearthside Baking Co., Northwestern Journal of International Law & Business, (22), tr. 121-159.

22 Peter Huber, Alastair Mullis (2007), xem chú thích số 54, tr 279.

23 “While the Convention does not expressly state that future losses are recoverable, its recovery is consistent with the principle of full compensation. This approach is in accord with the PECL Article 9:501(2) (b) and UNIDROIT Principles Article 7.4.3, which allow for recovery of future losses.”

http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/CISG-AC-op6.html, mục 3.19

thường có thể thấy trước được khi có tranh chấp xảy ra, vì vậy việc xem xét quy định về vấn đề này là cần thiết.

1.2.2.2 Bồi thường thiệt hại về mặt uy tín, danh tiếng, thương hiệu

Ngoài thiệt hại thực tế thì tồn tại một loại bồi thường thiệt hại phát sinh trong tương lai là “Bồi thường thiệt hại về mặt uy tín, danh tiếng, thương hiệu”. Song, để chứng minh sự tồn tại và xác định trách nhiệm bồi thường là việc khó khăn, chưa có cơ sở và chưa được công nhận nhiều trong các văn bản pháp luật về hợp đồng buôn bán hàng hóa. Tại thời điểm xét xử, thiệt hại phát sinh trong tương lai vẫn chưa diễn ra nên vấn đề bên yêu cầu cần đáp ứng những điều kiện gì để được bồi thường cần được làm rõ. Uy tín, danh tiếng, thương hiệu sau vi phạm khó xác định và chứng minh được. Doanh nghiệp kiểm kê doanh thu và xác định số lượng hợp đồng hay tỉ lệ bán hàng, doanh thu giảm nhiều so với trước đó, chứng minh việc buôn bán của doanh nghiệp là thất thoát sau vụ vi phạm thì việc thiệt hại vô hình này có được bù đắp hay không đó vẫn vẫn câu đố đối với các nhà làm luật. Danh tiếng được hiểu là

danh” và “tiếng”, bao gồm tên doanh nghiệp và cả uy tín, đẳng cấp của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp thường phải mất rất nhiều năm để xây dựng danh tiếng nhưng chỉ bằng hành động nhỏ mà danh tiếng có thể bị hủy hoại vĩnh viễn. Danh tiếng là phần giá trị quan trọng nhất của doanh nghiệp trên thị trường: có những công ty mà giá trị của danh tiếng chiếm đến 80-90%.24 Như vậy, giá trị hữu hình của công ty ít nhiều đã mất vị thế hàng đầu để nhường chỗ cho những tài sản vô hình. Danh tiếng là tài sản vô giá của công ty bởi thứ tài sản vô hình này có thể tạo ra những tài sản và lợi ích hữu hình không thể đo đếm được.Thương hiệu bao gồm giá trị hiện tại và tiềm năng. Thương hiệu được coi là tài sản vô hình và rất có giá trị của doanh nghiệp. Giá trị thương hiệu không thể định lượng cụ thể, nhờ thương hiệu mà hàng hóa có giá trị hơn. Lợi nhuận và tiềm năng mà doanh nghiệp có được nhờ sự nổi tiếng của thương hiệu sẽ quy định giá trị tài chính của thương hiệu.

Doanh nghiệp sẽ có khá là nhiều lợi ích kinh tế do thương hiệu mang lại: Tăng doanh số bán hàng; Tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho doanh nghiệp; Mở rộng và duy trì thị trường; Tăng sản lượng và doanh số bán hàng… Chính sự nổi tiếng của thương hiệu như là một đảm bảo cho lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp.25 Thương hiệu giống như là một bội số, nó thúc đẩy khách hàng lựa chọn sản phẩm

24 Bài báo “Danh tiếng là tài sản vô giá của công ty” của tác giả Khuất Quang Hưng

25 Bài viết “Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp” trên web http://www.luatdaiviet.vn/xem-tin- tuc/vai-tro-cua-thuong-hieu-doi-voi-doanh-nghiep

của doanh nghiệp. Danh tiếng là giá trị tích lũy của doanh nghiệp trong suốt một quá trình mà người mua cảm nhận. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tài sản hữu hình của doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 1/4 tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là, giá trị tài sản vô hình hay giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm đến 3/4, cá biệt chiếm đến trên 90% giá trị tài sản của doanh nghiệp. Vì thế, với vai trò đặc biệt quan trọng và những lợi ích mà danh tiếng, thương hiệu đem lại cho doanh nghiệp, nên khi xảy ra tranh chấp trong mua bán hàng hóa, các doanh nghiệp cần phải được Nhà nước bảo vệ, được bồi thường thiệt hại khi có sự xâm hại đến uy tín, danh tiếng, thương hiệu của doanh nghiệp mình.

Thiệt hại này xảy ra trong tương lai làm giảm đi uy tín và hoạt động làm ăn của doanh nghiệp. Về Công ước Vienna 1980, quy định về loại thiệt hại này cũng được đề cập đến tuy nhiên chưa được cụ thể hóa. Muốn suy xét trách nhiệm bồi thường cần đảm bảo điều kiện là bên bị thiệt hại có sự giải thích hợp lý chắc chắn về sự tổn thất tài chính do vi phạm hợp đồng. Trên thực tế, bản thân như thiệt hại về uy tín, danh tiếng, thương hiệu rất khó có thể được bồi thường vì sự khó khăn trong chứng minh thiệt hại và đáp ứng các điều kiện của Điều 74. Ngay cả khi thiệt hại đã xảy ra thì việc tính toán khoản thiệt hại cũng rất khó khăn. Song, thiệt hại về mặt uy tín, danh tiếng, thương hiệu nên được bồi thường vì nó đóng vai trò rất quan trọng và có thể tác động lớn tới hiệu quả kinh doanh trong tương lai, do đó, dạng thiệt hại này nên được điều chỉnh để đảm bảo bù đắp những tổn thất cho bên bị thiệt hại.

Hơn nữa về mặt lý luận, thiệt hại ở dạng tổn thất danh tiếng cũng được xem là một dạng thiệt hại và có thể được bồi thường theo nguyên tắc bồi thường đầy đủ. Tóm lại, thiệt hại nào xảy ra thì cũng làm mất đi quyền và lợi ích của doanh nghiệp, nên thiệt hại về mặt uy tín, danh tiếng trong thương mại cần được quy định để giải quyết vấn đề được trọn vẹn và công bằng hơn.

Một phần của tài liệu Phạm vi bồi thường thiệt hại theo quy định công ước vienna 1980 (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)