Căn cứ bồi thường thiệt hại

Một phần của tài liệu Phạm vi bồi thường thiệt hại theo quy định công ước vienna 1980 (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHẠM VI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO

1.3 Căn cứ áp dụng bồi thường thiệt hại và miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Công ước Vienna 1980

1.3.1 Căn cứ bồi thường thiệt hại

Không phải trong trường hợp nào, bên vi phạm gây ra thiệt hại đều phải có trách nhiệm BTTH vì vậy việc xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường rất quan trọng. Điều này không chỉ là cơ sở xác định bên vi phạm có phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường hay không mà còn xác định được mức bồi thường xứng đáng cho việc vi phạm và cả những khoản lợi mà bên bị thiệt hại bị bỏ lỡ do vi phạm đó.

Cụ thể hóa trong pháp luật Việt Nam, trách nhiệm BTTH trong hợp đồng thương mại Việt Nam phát sinh khi đầy đủ các yếu tố: “1. Có hành vi vi phạm hợp đồng; 2.

Có thiệt hại thực tế; 3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.”26 Hành vi vi phạm hợp động và thiệt hại xảy ra có mối quan hệ nhân quả với nhau, thiệt hại xảy ra phải do chính hành vi vi phạm gây ra thì việc bồi thường mới có căn cứ để phát sinh. Công ước Vienna 1980 không quy định rõ cụ thể về căn cứ để bồi thường. Song, để việc bồi thường xảy ra phải có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, thiệt hại phải xảy ra và buộc phải có lỗi của bên vi phạm thì mới được xem xét về khả năng bồi thường thiệt hại.

Thứ nhất, vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện hoặc thiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng. Luật hợp đồng ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới chia việc vi phạm hợp đồng thành hai loại: Vi phạm thường và vi phạm cơ bản. Điểm khác nhau giữa hai loại vi phạm này ở chỗ vi phạm thường thì không là căn cứ để một bên áp dụng biện pháp hủy hợp đồng; và ngược lại vi phạm cơ bản được xem là căn cứ để bên bị vi phạm áp dụng chế tài hủy hợp đồng. CISG không đưa ra định nghĩa cụ thể thế nào là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nhưng theo Điều 25 Công ước Vienna 1980 có quy định vi phạm cơ bản: “một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu qủa đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự.” Như vậy, ngoài "vi phạm hợp đồng", hai điều kiện nữa phải được thỏa mãn là thiệt hại có thể thấy trước và phải có mối liên hệ nhân quả giữa "vi phạm hợp đồng" và tổn thất. Khi một vi phạm xảy ra, tối thiểu vi phạm ở mức cơ bản thì sẽ được bồi thường. Điều này không có nghĩa một vi phạm không thuộc vi phạm cơ bản sẽ không được bồi thường. Vi phạm dù không phải “cơ bản” (người viết gọi là vi phạm thường) vẫn có khả năng được bồi thường nếu không thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm.

Thứ hai, thiệt hại là yếu tố cần thiết để xác định trách nhiệm bồi thường của bên vi phạm. Nếu có vi phạm xảy ra, nhưng không có thiệt hại thì không áp dụng biện pháp BTTH. Yêu cầu bồi thường có thể thực hiện bởi bất kì bên mua hoặc bên bán. Bên bị thiệt hại có thể được BTTH từ bên vi phạm trong trường hợp tổn thất xảy ra được chứng minh hợp lí. Thứ ba, xét về yếu tố lỗi trong vi phạm, nếu một vi

26 Điều 303. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Luật Thương mại 2005

phạm xảy ra, nhưng không có lỗi của bên vi phạm thì không thể xem xét khả năng bồi thường. Theo Điều 79 CISG: “Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.” Do đó, nếu vi phạm thuộc trường hợp bất khả kháng, được miễn trách nhiệm bồi thường thì bên vi phạm không có nghĩa vụ phải BTTH. Trường hợp này, bên vi phạm không có lỗi. Như vậy, yêu cầu bồi thường còn phụ thuộc vào yếu tố lỗi của bên vi phạm.Mặc khác, Theo Điều 74 của CISG, chỉ những thiệt hại có thể thấy trước mới có thể phục hồi được, không đề cập đến thiệt hại ngẫu nhiên.27 Vì vậy, nếu sự vi phạm dẫn đến thiệt hại không thể thấy trước được hoặc không thể làm khác đi trong trường hợp đó thì thiệt hại không thể được bồi thường. Không có gì trong lịch sử lập pháp của CISG cho thấy ý định xóa bỏ các thiệt hại ngẫu nhiên.28 Các thiệt hại có thể được coi là sự cố trong các hệ thống pháp lý khác có thể được phục hồi do các thiệt hại do hậu quả theo CISG. Nhưng thiệt hại ngẫu nhiên có thể thấy trước có thể được phục hồi theo Điều 74 đó là thiệt hại do hậu quả. Điều này đồng nghĩa với việc các bên trong hợp đồng phải lường trước được những hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Khả năng tiên liệu lại phụ thuộc về kinh nghiệm, khả năng nhìn nhận và tổ chức của các bên giao kết hợp đồng. Yếu tố khác quyết định yêu cầu bồi thường có phát sinh hay không đó là khả năng xác định mức độ thiệt hại. Thiệt hại hữu hình (vật chất), cách chứng minh có căn cứ và đơn giản hơn nhiều so với thiệt hại vô hình (thiệt hại về uy tín, danh tiếng, thương hiệu). Khi vi phạm vô hình xảy ra, thiệt hại (danh tiếng, uy tín, thương hiệu…) khó đo lường được vì tồn tại cả trường hợp chưa xảy ra ở thời điểm hiện tại. Không thể chứng minh thiệt hại và xác định mức thiệt hại sẽ không được bồi thường. Tóm lại, căn cứ để phát sinh trách nhiệm BTTH là phải có sự vi phạm hợp đồng và phải xác định được mức độ thiệt hại. Việc vi phạm dẫn đến thiệt hại không thuộc vào trường hợp được miễn trách. Để giảm thiểu bớt tranh chấp, các bên cần quy định cụ thể và cẩn trọng trong việc giao kết hợp đồng.

27 Xem thêm CISG, supra note 1, art. 74

28 Xem thêm Albert H. Kritzer, Guide to Practical Application of the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, 19 (1989); Arthur G. Murphey, Jr., Consequential Damages in Contracts for the International Sale of Goods and the Legacy of Hadley, 23 Geo. Wash. J. Int'l L. & Econ.

415, 459 (1989).

Một phần của tài liệu Phạm vi bồi thường thiệt hại theo quy định công ước vienna 1980 (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)