CHƯƠNG II: THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH PHẠM VI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO CÔNG ƯỚC VIENNA 1980 VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
2.3 So sánh chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam với Công ước Vienna 1980 và một số đề xuất
2.3.1 So sánh quy định bồi thường thiệt hại theo Công ước Vienna 1980 và pháp luật Việt Nam
So với các chế tài thương mại khác, BTTH mang tính thống nhất cao được quy định cụ thể trong pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế. Đối với pháp luật Việt
78 Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật Hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức, tr.406
79 Tọa đàm “Thực tiễn áp dụng CISG về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”
80 Đỗ Văn Đại (2014), Luật BTTH ngoài hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận bản án (xuất bản lần thứ 2), NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr 492.
Nam, vấn đề này được cụ thể hóa thành điều luật trong Luật Thương mại 2005, song còn nhiều hạn chế hơn so với CISG.
Thứ nhất, về trách nhiệm BTTH, tại khoản 1 điều 302 LTM 2005 quy định rõ: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”. Theo quy định này, toàn bộ những tổn thất do vi phạm hợp đồng gây ra đều sẽ được bồi thường. Giá trị bồi thường nhấn mạnh bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.81 Công ước không nhấn mạnh giá trị bồi thường nhưng lại quy định về tổn hại được phép bồi thường như sau: “Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu qủa của sự vi phạm hợp đồng.
Tiền bồi thường thiệt hại này không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu qủa có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết”. Nhìn chung, cả luật Việt Nam và CISG đều công nhận bồi thường thiệt hại gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ. LTM 2005 nhấn mạnh tổn thất trực tiếp, thực tế, CISG nhấn mạnh tính dự đoán, tiên liệu trước về thiệt hại. Sự khác biệt này là phụ thuộc vào tình hình kinh tế và xã hội của quốc gia. CISG có tính chuẩn mực cao, mang tính quốc tế vì vậy quy định phù hợp hóa với tình hình phát triển của các quốc gia là thành viên.
Thứ hai, về phạm vi BTTH, ngoài những thiệt hại được thống nhất như vật chất, khoản lợi bỏ lỡ hay lãi suất do chậm thanh toán hợp đồng… thiệt hại về chi phí luật sư và thiệt hại về uy tín, danh tiếng, thương hiệu là điểm bất cập cần xem xét nhất trong LTM 2005. Vấn đề bồi thường thiệt hại này đã được quy định rõ ràng tại Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004. Điều này lý giải một thực tế rằng hầu hết các nước tham gia CISG đều tham gia luôn Unidroit để hai điều ước này bổ khuyết, bù đắp thiếu hụt của nhau về các quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Không có điều nào quy định rõ về việc BTTH uy tín, danh tiếng, thương hiệu tại CISG, song về nguyên tắc bồi thường đầy đủ, vấn đề này vẫn được giải quyết ổn thỏa và trở thành án lệ cho các tranh chấp về sau. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, khi đã trở thành thành viên của Công ước, các yêu cầu về bồi thường thiệt hại về uy tín, danh tiếng, thương hiệu trong quan hệ thương mại
81 Khoản 2 điều 302 LTM 2005 2005
nội địa là phù hợp. Về vấn đề BTTH về mặt uy tín, danh tiếng, thương hiệu trong hợp đồng thương mại ở Việt Nam, có học giả lập luận rằng thiệt hại về mặt uy tín, danh tiếng, thương hiệu có thể áp dụng quy định trong khoản 1 Điều 302 LTM 2005 để giải quyết bồi thường thiệt hại.82 Ý kiến này có giá trị xem xét nhất định bởi lẽ cho đến nay không có một giải thích luật nào khẳng định rằng các tổn thất quy định trong Điều 302 LTM 2005 chỉ là những tổn thất vật chất. Tuy nhiên, với truyền thống áp dụng trực tiếp các quy phạm pháp luật, không chấp nhận giải thích luật và các án lệ của tòa án Việt Nam hiện nay, lập luận nói trên khó được chấp nhận. Vì vậy, cách an toàn nhất để yêu cầu bồi thường thiệt hại về mặt uy tín, danh tiếng, thương hiẹu trong quan hệ hợp đồng thương mại là sử dụng quy tắc áp dụng Bộ luật dân sự trong trường hợp LTM 2005 không có quy định để yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần để giải quyết.83 Một loại thiệt hại đáng bàn cãi có được bồi thường hay không đó là chi phí luật sư. Pháp luật thương mại Việt Nam không xét loại chi phí này thuộc phạm vi được bồi thường. Vấn đề này không những chỉ riêng Việt Nam mà với các quốc gia trên thế giới đều sử dụng luật trong nước để giải quyết.
Hầu như Tòa án Việt Nam áp dụng quy tắc người Mỹ (American Rule) là mỗi bên tự chịu trách nhiệm về khoản chi phí pháp lý. Đối với các quốc gia là thành viên của CISG khác, vấn đề này vẫn gây tranh cãi vì không phải trường hợp nào cũng đòi bồi thường thành công chi phí pháp lý. Về loại thiệt hại phát sinh trong tương lai, kể cả thiệt hại về mặt uy tín, danh tiếng, thương hiệu hay chi phí luật sư, CISG sử dụng nguyên tắc được phổ biến rộng rãi là “Nguyên tắc bồi thường đầy đủ”, do vậy, việc tranh chấp đòi bồi thường về khoản tiền này hoàn toàn hợp lí. Không có sự vi phạm doanh nghiệp không bị ảnh hưởng về danh tiếng, thương hiệu, không có tranh chấp kiện tụng sẽ không phải mất khoản chi phí pháp lý. Ngoài ra, Công ước thể hiện sự chi tiết hơn pháp luật Việt Nam bằng quy định tính tiền bồi thường thiệt hại trong trường hợp hủy hợp đồng (Điều 75, 76 CISG). Về vấn đề tiền lãi do chậm thanh toán, CISG và LTM 2005 đều trao quyền cho các bên được đòi tiền lãi đối với số tiền chậm trả. Riêng LTM 2005 còn quy định cụ thể về lãi suất trong trường hợp này (Điều 306). Chung quy, LTM 2005 Việt Nam khá tiến bộ và gần như tiệm cận với công ước quốc tế về phạm vi BTTH. Song, với vị trí hiện tại, là thành viên của CISG, Việt Nam cần học hỏi, sửa đổi và bổ sung về LTM 2005 để phù hợp hóa với
82 TS. Đỗ Văn Đại, Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia 2010, tr.99.
83 TS. Phan Thị Thanh Thủy, Bàn về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 2/2014, tr.27.
luật quốc tế. Vì lẽ đó, người viết xin phép đưa ra kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện LTM 2005 như sau:
Thêm quy định về “Nguyên tắc bồi thường thiệt hại đầy đủ” vào Luật Thương mại Việt Nam. Theo Công ước Vienna 1980 và Bộ nguyên tắc Unidroit thì việc quy định này là cần thiết và chính đáng. Mọi thiệt hại xảy ra do vi phạm hợp đồng, chứng minh được có thiệt hại xảy ra thì đều được bồi thường. Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ thương mại, cần cụ thể hóa quy định về “Nguyên tắc bồi thường đầy đủ” thành điều luật cụ thể để dễ dàng hơn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan.
Tính đến nay, nguồn luật quốc tế CISG đã giải quyết rất nhiều tranh chấp đảm bảo công bằng và bảo vệ tối đa quyền cũng như lợi ích của các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa thương mại quốc tế. Tuy nhiên còn rất nhiều tranh cãi trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại phát sinh trong tương lai. Vấn đề tồn đọng thứ nhất là loại thiệt hại phát sinh trong tương lai khó công nhận, thứ hai là khả năng xác định về tổn thất do thiệt hại phát sinh trong tương lai gặp nhiều khó khăn. Chí ít, pháp luật thương mại Việt Nam quy định
“Nguyên tắc bồi thường đầy đủ” sẽ là cơ sở đầu tiên để xem xét khả năng bồi thường thiệt hại, đảm bảo bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng. Hơn nữa, nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp so với các nguồn luật thương mại quốc tế khác, việc cụ thể hóa nguyên tắc này thành điều luật góp phần hoàn thiện pháp luật thương mại Việt Nam, đưa Việt Nam tiến gần với các quốc gia là thành viên của CISG hơn. Nguyên tắc này không đảm bảo sẽ giải quyết tối ưu các tranh chấp xảy ra trong thương mại, công nhận việc bồi thường đầy đủ, toàn bộ trong pháp luật thương mại Việt Nam mang tính chuẩn mực đạo đức. Các bên khi tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa, khi chưa có nhiều kinh nghiệm và khả năng tiên đoán về những trường hợp tranh chấp có thể xảy ra vẫn sẽ giảm bớt phần nào mối lo khi pháp luật Việt Nam ngày một hoàn thiện và mang tính công tâm, giải quyết công bằng hơn.