Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Một phần của tài liệu Phạm vi bồi thường thiệt hại theo quy định công ước vienna 1980 (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHẠM VI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO

1.3 Căn cứ áp dụng bồi thường thiệt hại và miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Công ước Vienna 1980

1.3.2 Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Khi một bên không thực hiện đúng hoặc thực hiện không đủ nghĩa vụ thì vi phạm hợp đồng nhưng không phải trường hợp nào thì cũng phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp đó là trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường.

Miễn trách nhiệm BTTH nghĩa là bên vi phạm dù vi phạm nghĩa vụ cơ bản hợp đồng nhưng không cần phải bồi thường vì những lí do chính đáng. Trong trường đó, bên vi phạm được giải thoát khỏi chế tài BTTH thông thường khi có vi phạm xảy ra. Về tính chất, điều khoản về trường hợp miễn trách chính là loại trừ yếu tố lỗi của bên vi phạm. Và có những trường hợp được miễn trách sau đây:

Thứ nhất, miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.29 Đây là sự kiện nằm ngoài khả năng tính toán của các bên trong hợp đồng và có ba loại sự kiện thường gặp đó là: Thiên tai; hỏa hoạn; chiến tranh. Để xác định được đó có phải là thuộc trường hợp bất khả kháng hay không thì còn cần có sự can thiệp của cơ quan chức năng. Công ước Vienna 1980 quy định rằng “Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.”

Như vậy, khi sự kiện xảy ra, sự kiện đó không nằm trong khả năng lường trước và vượt ngoài tầm kiểm soát của bên vi phạm thì mới được xem xét về trách nhiệm miễm trừ. Bên vi phạm có thể yêu cầu miễn trách nhiệm từ bên bị vi phạm và chấp nhận đó là một rủi ro không thể tiên liệu tại lúc kí kết hợp đồng. Nhưng không có nghĩa, bên vi phạm không cần làm gì để khắc phục hậu quả đó, bên vi phạm có nghĩa vụ phải thông báo cho bên bị vi phạm về trường hợp đã xảy ra và cần khoảng thời gian để tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ của hợp đồng. Điều này được quy định rất rõ tại khoản 4 Điều 79 CISG: “Bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải báo cáo cho bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ. Nếu thông báo không tới tay bên kia trong một thời hạn hợp lý từ khi bên không thực hiện nghĩa vụ đã biết hay đáng lẽ phải biết về trở ngại đó thì

29 Khái niệm sự kiện bất khả kháng https://thukyluat.vn/news/binh-luan/su-kien-bat-kha-khang-la-gi- 16575.html

họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên kia” không nhận được thông báo. Pháp luật Việt nam quy định điều này rất rõ: Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 296 LTM 2005.30 Qua đó có thể thấy mặc dù CISG không sử dụng “sự kiện bất khả kháng” nhưng công nhận việc được miễn trách nhiệm cho bên vi phạm nếu bên vi phạm chứng minh được mình nằm ngoài khả năng kiểm soát khi xảy ra trường hợp như vậy.

Thứ hai, miễn trách do bên thứ ba trong hợp đồng gặp sự kiện bất khả kháng.

Trong thực tế, trong hợp đồng mua bán hàng hóa, rất ít khi hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ phụ thuộc vào hai bên tham gia giao kết hợp đồng. Hợp đồng thương mại thường xuất hiện với vai trò là bên thứ ba do bản chất của thương mại chính là mua đi bán lại để tạo sự chênh lệch và đem đến lợi nhuận cho bên bán. Bên thứ ba là đương sự của một bên trong quan hệ hợp đồng gặp sự kiện bất khả kháng. Do đó, bên bán cho hợp đồng này là bên mua cho hợp đồng thương mại khác. Và không ít trường hợp việc bên thứ ba vi phạm hợp đồng dẫn đến thiệt hại cho bên thứ nhất.

Theo CISG “Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó thì bên ấy chỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp: (a). Ðược miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của khoản trên, và (b). Nếu người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của khoản trên được áp dụng cho họ.” Như vậy, đối với trường hợp bất khả kháng là điều không mong muốn và nằm ngoài khả năng dự đoán thì trường hợp này bên vi phạm và bên bị vi phạm đều được miễn trách. Bởi lẽ, khi xảy ra trường hợp bất khả kháng thì bên được miễn trách đầu tiên là bên thứ ba, nên nếu bắt vi phạm chịu trách nhiệm bồi thường là không hợp lí. Việc CISG quy định như vậy là có cơ sở vì nếu quy trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng thì vừa trái nguyên tắc suy đoán lỗi vừa mất công bằng bởi bên thứ ba gặp sự kiện bất khả kháng đã được miễn trách nhiệm theo hợp đồng giữa họ với bên vi phạm còn bên vi phạm lại phải chịu trách nhiệm trước bên bị vi phạm. Tuy nhiên làm sao để xác định trách nhiệm của bên thứ ba có xảy ra hay không. Một là, nếu sự kiện bất khả kháng xảy ra đối với bên thứ ba trước khi hai bên ký kết hợp đồng thì bên thuê

30 Hành vi vi phạm được miễn trách https://luatdaiha.com/hanh-vi-vi-pham-duoc-mien-trach-nhiem-trong- hop-dong-thuong-mai-19092920.html

bên thứ ba thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ hợp đồng sẽ biết hoặc phải biết rõ về bất khả kháng. Theo đó, rõ ràng bên vi phạm sẽ không được hưởng miễn trách nhiệm do bản thân họ có thể tránh được hậu quả đó cũng như có thể tính toán được trở ngại vào lúc ký kết hợp đồng. Hai là, nếu sự kiện bất khả kháng xảy ra đối với bên thứ ba sau khi hai bên ký kết hợp đồng thì bên vi phạm có quyền được hưởng miễn trách nhiệm. Xét theo nguyên tắc suy đoán lỗi thì bên vi phạm hoàn toàn không có lỗi. Họ không thể tính toán trước được một sự kiện bất khả kháng có thể xảy ra đối với bên thứ ba trong quá trình thực hiện hợp đồng, do đó bất khả kháng đối với người thứ ba cũng là bất khả kháng đối với người thứ hai.31 Theo LTM 2005 thì không quy định về trường hợp miễn trách do bên thứ ba vi phạm kể cả đó là do trường hợp bất khả kháng. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đã gia nhập Công ước Vienna 1980 do vậy, việc xem xét bổ sung trường hợp này là điều cần thiết cho pháp luật thương mại Việt Nam.

Thứ ba, miễn trách do lỗi của bên bị vi phạm. Trường hợp này được quy định tại điều 80 của CISG như sau: “Một bên không được viện dẫn một sự không thực hiện nghĩa vụ của bên kia trong chừng mực mà sự không thực hiện nghĩa vụ đó là do những hành vi hay sơ suất của chính họ”.Theo đó, nếu một bên vi phạm hợp đồng nhưng việc vi phạm đó không phải là lỗi của bên vi phạm mà là lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm đối với vi phạm đó.

Như vậy, căn cứ để miễn trách nhiệm trong trường hợp này phải là do lỗi của vi phạm. Lỗi này có thể là hành động hoặc không hành động của bên bị vi phạm.Điều này trên thực tế có thể do hai bên thỏa thuận bên mua sẽ thanh toán 50% giá trị hợp đồng để bên bán mua nguyên liệu sản xuất ra hàng hóa là đối tượng của hợp đồng, nhưng bên mua đã không thanh toán khiến cho bên bán không đủ chi phí mua nguyên liệu dẫn đến giao hàng chậm. Đó không phải là lỗi giao hàng chậm của bên bán mà là lỗi thanh toán chậm của bên mua dẫn đến việc giao hàng chậm của bên bán. Do vậy, trường hợp này bên mua không có quyền đòi yêu cầu bồi thường từ bên bán hay nói cách khác, bên bán được miễn trách. Như vậy, đối với trường hợp xác định lỗi vi phạm không phải do bên vi phạm thì bên vi phạm được miễn trách trong trường họp này. Công ước Vienna 1980 quy định điều này là hợp lí so với các văn bản pháp luật thương mại quốc tế khác.

31 Miễn trách của bên thứ ba http://trungcapluatdonghoi.edu.vn/vi/news/Nghien-cuu-trao-doi/Mien-trach- nhiem-do-loi-cua-ben-thu-ba-tham-gia-thuc-hien-mot-phan-hoac-toan-bo-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-theo- quy-dinh-cua-phap-luat-quoc-te-776.html

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong pháp luật thương mại quốc tế, Công ước Vienna 1980 đóng vai trò vô cùng quan trọng. Không những thống nhất luật áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; giảm xung đột pháp luật, hạn chế tranh chấp phát sinh mà hơn hết Công ước Vienna 1980 còn tạo điều kiện thúc đẩy thương mại hàng hóa giữa các quốc gia. Thực tế, việc mua bán xảy ra tranh chấp là điều không thể tránh khỏi.

Trách nhiệm BTTH là chế tài hiệu quả nhất để bù đắp những thiệt hại xảy ra đối với các bên trong hợp đồngmua bán hàng hóa. Tuy nhiên, việc xác định được phạm vi BTTH là điều không hề dễ dàng. Có những loại thiệt hại hữu hình, vô hình, loại thiệt hại được công nhận và có rất nhiều án lệ để áp dụng. Mặc khác cũng có rất nhiều loại thiệt hại còn gây khó khăn trở ngại trong việc xác định trách nhiệm bồi thường. Việc nghiên cứu về phạm vi bồi thường thiệt hại của một văn bản pháp luật quốc tế như Công ước Vienna 1980 nhằm làm rõ những ưu điểm và bất cập trong việc giải quyết tranh chấp đó. Cách xác định trách nhiệm BTTH cũng như căn cứ xác định được Công ước Vienna 1980 quy định cụ thể để các bên trong hợp đồng buôn bán hàng hóa có thể dễ dàng nhận biết được vi phạm nghĩa vụ hợp đồng trong trường hợp nào sẽ được bồi thường và miễn trách. Để các bên có thể lường trước được những hậu quả khi không thực hiện hoặc thực hiện chưa đủ nghĩa vụ của mình. Hơn nữa, qua những lý luận về pháp luật thương mại quốc tế, có thể so sánh được những điểm thiếu sót trong quy định về luật pháp Việt Nam trong hợp đồng thương mại để kịp thời tiếp thu và bổ sung để phù hợp hóa với pháp luật quốc tế. Và kể từ 01/01/2017 Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 84 của Công ước Vienna 1980. Từ thời điểm này hầu hết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được giao kết giữa thương nhân Việt Nam và các nước thành viên công ước sẽ được điều chỉnh bởi công ước. Vì vậy, từ những phân tích ở trên, sẽ góp phần làm rõ một số những vướng mắc và những điểm cần lưu ý cho mọi doanh nghiệp muốn tham gia vào hợp đồng buôn bán hàng hóa quốc tế.

Một phần của tài liệu Phạm vi bồi thường thiệt hại theo quy định công ước vienna 1980 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)