Một số đề xuất cho các bên trong hợp đồng về việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại theo Công ước Vienna 1980

Một phần của tài liệu Phạm vi bồi thường thiệt hại theo quy định công ước vienna 1980 (Trang 57 - 64)

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH PHẠM VI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO CÔNG ƯỚC VIENNA 1980 VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

2.3 So sánh chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam với Công ước Vienna 1980 và một số đề xuất

2.3.2 Một số đề xuất cho các bên trong hợp đồng về việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại theo Công ước Vienna 1980

Sau khi phân tích quy định của CISG về phạm vi bồi thường thiệt hại và so sánh đối chiếu với pháp luật một số quốc gia. Người viết xin đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp các bên tranh chấp rút kinh nghiệm trong các vụ kiện sau như sau:

Thứ nhất, các bên trong tranh chấp cần chú ý đến việc chứng minh thiệt hại vì yêu cầu được bồi thường hay không phụ thuộc vào điều này. Trên thực tế, không phải trường hợp nào cũng được phép bồi thường. Mức độ thiệt hại không bắt buộc phải chính xác cao nhưng cần phải đáp ứng được mức tối thiểu (ngưỡng bồi thường thiệt hại) mà Tòa án hoặc Trọng tài cho phép.

Thứ hai, các bên trong hợp đồng cần quy định cụ thể mức lãi suất trong hợp đồng về trường hợp một bên chậm thanh toán để tránh tranh chấp khi áp dụng mức lãi suất quá cao hoặc quá thấp, không công bằng cho cả hai bên.

Thứ ba, khi giao kết hợp đồng, các bên cần chú ý quy định thêm điều khoản về việc chi trả chi phí pháp lý khi tranh chấp phát sinh. Có thể mỗi bên tự chi trả hoặc bên thua kiện sẽ chi trả… Không phải trường hợp nào bên bị thiệt hại cũng chấp nhận tự chi trả khoản phí này, về bản chất nếu bên vi phạm không vi phạm hợp đồng thì bên thị thiệt hại sẽ không tốn khoản chi phí pháp lý. Để hạn chế trường hợp này xảy ra, cần quy định rõ trong hợp đồng, tránh tranh chấp về trách nhiệm chi trả chi phí luật sư.

Thứ tư, về khoản lợi bị bỏ lỡ. Các bên trong hợp đồng cần tiên liệu trước về điều này và quy định rõ cụ thể mức phần trăm sẽ phải bồi thường cho khoản lợi nhuận bị mất khi có sự vi phạm hợp đồng. Việc đôi bên tự thỏa thuận quy định cụ thể mức phần trăm này sẽ có lợi cho cả hai thay vì kiện tụng tranh chấp, Tòa án hoặc Trọng tài xác định một mức phần trăm quá cao hay quá thấp, không công bằng cho một trong hai bên tranh chấp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Tranh chấp thương mại sẽ càng gây gắt và không có hồi kết nếu việc xác định mức thiệt hại và chứng minh thiệt hại đó gặp nhiều trở ngại. Vì lí do đó Chương II người viết tiến hành làm rõ vấn đề xác định mức thiệt hại được bồi thường là như thế nào. Từ việc tìm hiểu quy định của CISG có thể thấy rằng CISG hoàn toàn thiếu vắng những quy định về công thức xác định mức thiệt hại được bồi thường. Điều này có thể lý giải vì bản thân từng vụ việc có tính chất và tình tiết rất phong phú và đa dạng nên khó có thể đưa ra một công thức áp dụng chung. Tìm hiểu thực tiễn xét xử của CISG người viết nhận thấy, nhìn chung, dù là loại hình thiệt nào thì căn cứ để cơ quan giải quyết tranh chấp quyết định mức bồi thường vẫn là khả năng chứng minh thiệt hại của các bên. Tuy nhiên, mỗi loại hình thiệt hại thì các cơ quan xét xử vẫn có những phương pháp và công thức đặc thù để xác định mức bồi thường hợp lý nhất và người viết đã dẫn chứng một số vụ việc để làm rõ vấn đề này. Qua đó, người viết cũng đã phân tích một số vấn đề trong giải quyết tranh chấp thường mại và đã làm rõ được cách thức xác định mức thiệt hại được bồi thường làm cơ sở tham khảo cho các cơ quan giải quyết tranh chấp hoặc các thương nhân có tham gia vào quan hệ hợp đồng theo CISG.

KẾT LUẬN CHUNG

Bồi thương thiệt hại là một công cụ hữu hiệu trong việc đảm bảo các bên tham gia quan hệ thương mại tuân thủ và thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng. Thông qua trách nhiệm bồi thường thiệt hại giúp nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của các bên. Vì vậy, hoàn thiện chế tài bồi thường thiệt hại góp phần bảo vệ các quan hệ thương mại một cách tốt hơn.

Ngoài mục đích nghiên cứu với mục đích viết khóa luận tốt nghiệp, qua bài luận này người viết hi vọng đem đến một nguồn thông tin tham khảo cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại. Bài khóa luận tốt nghiệp kết hợp phân tích quy định của pháp luật và tham khảo thực tiễn xét xử cũng như quan điểm của các học giả để làm rõ vấn đề nghiên cứu và làm nổi bật nội dung quan trong nhất liên quan đến xác định thiệt hại đó là phân tích phạm vi bồi thường thiệt hại và xác định mức thiệt hại được bồi thường.

Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên của Công ước Vienna 1980 1980 để hạn chế những tranh chấp về thương mại thì một số kiến thức từ bài khóa luận này sẽ là công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp tham khảo và tìm hiểu. Từ những phân tích quy định của Công ước Vienna 1980 1980, Pháp luật Việt Nam cũng sẽ học hỏi và tiếp thu nhiều điều để hoàn thiện hơn nữa./.

DANH MỤC THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 (Luật số: 91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2015)

2. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Số: 36/2005/QH11) ngày 14 tháng 06 năm2005).

3. Công ước Vienna 1980 năm 1980 của Liên Hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

4. Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế.

5. Các nguyên tắc của Luật hợp đồng Châu Âu (PECL).

6. Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật Hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức, tr.406

7. Đỗ Văn Đại (2014), Luật BTTH ngoài hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận bản án, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

8. TS. Đỗ Văn Đại, Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia 2010, tr.99.

9. TS. Phan Thị Thanh Thủy, Bàn về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 2/2014, tr.27.

10. Tọa đàm “Thực tiễn áp dụng CISG về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

11. ANDERSON, op. cit., § 11:31; Saidov, op. cit., p. 330.

12. Albert H. Kritzer, Guide to Practical Application of the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, 19 (1989); Arthur G. Murphey, Jr., Consequential Damages in Contracts for the International Sale of Goods and the Legacy of Hadley, 23 Geo. Wash. J. Int'l L. & Econ. 415, 459 (1989).

13. Article 74 covers legal costs Stemcor v. Miracero (30 September 2014) US District Court, SD of New York (14-cv-00921 (LAK)) CISG-online 2659; in regard to foreseeability and causation p. 14.

14. Calzados Magnanni v. Shoes General International, Case No. 97/03974, Appeal Court Grenoble (Paris), 21/10/1999, http://cisgw3.law.pace.edu/cases/991021f1.html 15. Case No. 8445, 26 Y.B. COM. ARB. 167.

16. Cf. Amtsgericht Oldenburg in Holstein (Germany), 24.04.1990, CISG-online

17. Cf. for an overview case study attached to this Opinion, and also UNCITRAL Digest (fn. 25), Art. 78 para 11-14; Gelzer (fn.2) para 295 et seq.; Schwenzer/Hachem/Kee (fn. 11) para 46.103-106; MünchKomm/Huber (fn.26) Art. 78 para 13-14.

18. Cf. in detail on how interest itself can be awarded as damages especially in international investment disputes Sénéchal/Gotanda, Interest as Damages, 47 Colum.

J. Transnat'l L. 2008-2009, pp. 491 et seq.

19. Cf. on this issue Atamer, in: Vogenauer/Kleinheisterkamp (eds), Commentary on the Unidroit Principles of International Commercial Contracts (PICC), 2009, Art. 6.1.6 para11-16; Huber/Mullis (fn. 8) at p. 309 et seq.; Schlechtrim/Schwenzer/Mohs (fn.

8) Art. 57 paras 6-8

20. Cf. Rechtbank Rotterdam (Netherlands), 15.10.2008, CISG-online 1899; I.C.C.

International Court of Arbitration (No. 7565), 01.01.1994, CISG-online 566; I.C.C.

International Court of Arbitration (No.1308), 01.10.1998, CISG-online 1308.

21. Cf. Schlechtriem/Schwenzer/Bacher (fn.26) Art. 78 para 42; Gotanda (fn.7) at p. 57.

Cf. for comparative information on limits to interest rates Schwenzer/Hachem/Kee (fn. 11) paras 46.37-46.41.

22. Cf. UNITED STATES, Lewis River Golf v. O.M. Scott & Sons, Wash. Supreme Court, 1993, 845 P.2d p. 987 (awarding U.S. $664,340 in damages for breach of contract and U.S. $1,026,800 in damages for loss on subsequent sale of business, which included loss resulting from damage to its reputation or goodwill).

23. Delchi Carrier v. Rotorex case, http://cisgw3.law.pace.edu/cases/951206u1.html 24. Djakhongir Saidov (2001), Xem chú thích số 9, mục d “The Problem of Non-

Material Loss

25. Farnsworth, EA, Hợp đồng (1999) § 12.9.

26. Fletcher, p. 135.

27. Felemegas, John (2002) ‘An Interpretation of Article 74 CISG by the U.S. Circuit Court of Appeals’, Pace International Law Review, available at: , l.a.d. 21.10.2017, Pp. 91-147.

28. GABEHART & BRINKLEY, supra note 163, at 124

29. GERMANY, LG Darmstadt, 9 May 2000, CISG-online.ch 560.

30. Gotanda, John Yukio (1999) ‘Awarding Costs and Attorneys' Fees in International Commercial Arbitrations’, Michigan Journal of International Law V: 21 I: 1 available at: , l.a.d. 9.10.2017 p. 8.

31. Harry M. Flechtner (2002), Recovering Attorneys' Fees as Damages under the U.N.

Sales Convention: A Case Study on the New International Commercial Practice and the Role of Case Law in CISG Jurisprudence, with Comments on Zapata Hermanos Sucesores, S.A. v. Hearthside Baking Co., Northwestern Journal of International Law & Business, (22), tr. 121-159.

32. Heuzé, La vente internationale de marchandises: droit uniforme, 2000, para 464 (p.

420); Saenger in: Bamberger/Roth (eds.) Beck'scher Online-Kommentar BGB, 2011, Art. 78 CISG para 5; Landgericht Berlin (Germany), 21.03.2003, CISG-online 785;

Tribunal Cantonal Vaud (Switzerland), 11.04.2002, CISG-online 899; Yugoslav Chamber of Commerce Arbitration, 28.01.2009, CISG-online 1856; Rechtbank van Koophandel Oudenaarde (Belgium), 10.07.2001, CISG-online 1785; LG Heidelberg (Germany), 2.11.2006, CISG-online 1416.

33. HG Zürich 10 Feb. 1999, op. cit.

34. Himpurna, 25 Y.B. COM. ARB. at 83.

35. Honnold/Flechtner (fn. 8) para 421; Faust, Zinsen bei Zahlungsverzug, RabelsZ Bd.

68 (2004) pp. 511–527, at p. 517.

36. I Schwenzer in Schwenzer Commentary on the UN Convention on the International Sale of Goods (4th ed, OUP, Oxford, 2016) Article 74 para. 31 with further references.

37. Id. at 175.

38. Infra số 290 và 294

39. J Gotanda in S Krửll/L Mistelis/P Perales-Viscasillas (eds), UN Convention on Contracts for the International Sale of Goods (Beck, Hart, Munich, 2011) Article 74 para. 28; D Saidov, The Law of Damages in International Sales: The CISG and other International Instruments (Hart Publishing, Oxford, 2008) 76.

40. Jarno Vanto (2003), Attorney’s Fees as Damages in International Commercial Litigation, Pace International Law Review, (15), tháng 4/2003, tr. 203, 204.

41. John y. Gotanda, No. 98.

42. LG Darmstadt, 9 May 2000, op. cit. (citing danger of double recovery).

43. PECL art. 9:502 cmt. C

44. Perales Viscasillas, La Determinacion Del Tipo De Interes En La Compraventa Internacional, Cuadernos Juridicos (julio-agosto 1996) No. 43, 5-12, at II A 5 (here cited from http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/78art.html)

45. Peter Huber, Alastair Mullis (2007), xem chú thích số 54, tr 279.

46. Phillips Petroleum Co. Iran v. Islamic Republic of Iran, 21 Iran-U.S. Cl. Trib. Rep.

79, 124 (1989); Friedland & Wong, supra note 163, at 407.

47. Sapphire, 35 I.L.R. at 185-86; Final Award in Case No. 9466 of 1999 (Liber. V.

Russ.), 27 Y.B. COM. ARB. 170, 176 (2002); Final Award in Case No. 8445 of 1996 (India v. F.R.G.), 26 Y.B. COM. ARB. 167, 175 (2001); Karaha Bodas Co. v.

Perusahaan Pertambangan Minyak Dan Gas Bumi Negara, Final Award in an Arbitration Procedure Under the UNCITRAL Arbitration Rules 28, 40 (Dec. 18, 2000); Himpurna Cal. Energy Ltd. v. PT. (Persero) Perusahaan Listruik Negara, Final Award of 4 May 1999, 25 Y.B. COM. ARB. 13, 83 (2000); Arbitral AwardNo.

Một phần của tài liệu Phạm vi bồi thường thiệt hại theo quy định công ước vienna 1980 (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)