Xác định mức bồi thường thiệt hại về mặt uy tín, danh tiếng, thương hiệu

Một phần của tài liệu Phạm vi bồi thường thiệt hại theo quy định công ước vienna 1980 (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH PHẠM VI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO CÔNG ƯỚC VIENNA 1980 VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

2.2 Xác định mức bồi thường thiệt hại phát sinh trong tương lai

2.2.2 Xác định mức bồi thường thiệt hại về mặt uy tín, danh tiếng, thương hiệu

Thiệt hại về danh tiếng là hoàn toàn không đáng kể nếu không dẫn đến việc mất doanh thu”. Tòa án cũng yêu cầu bên bị vi phạm phải chứng minh cho yêu cầu BTTH về danh tiếng của mình. Trong vụ này, Tòa án đồng ý với lập luận của bên bán chỉ ra rằng bên mua đã không hoàn thành nghĩa vụ chứng minh kể trên vì những tuyên bố chung chung của bên mua rằng khách hàng đã chuyển sang mua hàng của đối thủ không đủ để xem là bằng chứng cho việc họ đã bị mất đi lợi thế thương mại. Cuối cùng, Tòa án từ chối yêu cầu BTTH vì bên yêu cầu đã không thể

tính toán chính xác thiệt hại bị mất do danh tiếng bị tổn hại”.

Để làm rõ hơn về tranh chấp bồi thường về uy tín, danh tiếng, thương hiệu, người viết đưa ra thêm trường hợp về vụ kiện Sté Calzados Magnanni v. SARL Shoes General International giữa bên bán - Tây Ban Nha (nguyên đơn), và bên mua - Pháp (bị đơn) về hợp đồng mua bán giày dép được xét xử bởi Tòa Phúc thẩm

69 Xem thờm UNIDROIT Principles art. 7.4.2 cmt. 5; PECL art. 9:501(2) and n.4; xem alsoBlase/Hửttler, op.

cit.

70 Xem thêm ANDERSON, op. cit., § 11:31; Saidov, op. cit., p. 330.

71 Xem thêmHG Zürich 10 Feb. 1999, op. cit.

72 Xe thêm GERMANY, LG Darmstadt, 9 May 2000, CISG-online.ch 560.

Grenoble - Pháp. Bên mua đặt mua 8651 đôi giày từ bên bán nhưng bên bán phủ nhận nhận được đơn đặt hàng và từ chối cung cấp hàng khiến bên mua phải tìm nhà cung cấp thay thế dẫn đến hậu quả là bên mua đã cung cấp hàng trễ hạn cho các nhà bán lẻ và 2125 đôi giày không bán được đã bị trả lại. Bên mua khiếu kiện đòi yêu cầu bồi thường cho 2125 đôi giày không bán được đồng thời yêu cầu BTTH mất hình ảnh thương hiệu công ty do phải giao hàng trễ cho các nhà bán lẻ. Để chứng minh, bên mua đã cung cấp bản khai có tuyên thệ của hai đại diện làm chứng cho sự không hài lòng của các nhà bán lẻ và những khó khăn cho bên mua về việc giữ hình ảnh tốt trong tương lai. Bản khai có tuyên thệ đã chỉ ra rằng khách hàng cho mùa bán hàng trong tương lai đã giảm và công ty này đã phải giảm giá để giữ khách hàng. Ở phiên tòa sơ thẩm, Tòa án đã yêu cầu bên bán phải bồi thường cho bên mua 100.000 FF (Franc Pháp) vì bên mua bị mất hình ảnh thương hiệu và bị ảnh hưởng về danh tiếng. Bên bán kháng cáo lên Tòa phúc thẩm. Tòa phúc thẩm giữ nguyên phán quyết của Tòa sơ thẩm đối với các thiệt hại về việc từ chối giao hàng nhưng tòa này không đồng ý với phán quyết về BTTH do mất hình ảnh, danh tiếng của bên mua tại cấp sơ thẩm. Tòa phúc thẩm cho rằng bồi thường do sự ảnh hưởng uy tín, hình ảnh thương hiệu không được điều chỉnh bởi CISG. Theo Tòa án, Điều 74 CISG không cho phép bồi thường các tổn thất về hình ảnh thương hiệu hoặc danh tiếng nếu không chứng minh được điều này dẫn đến thiệt hại vật chất và bản khai tuyên thệ của bên mua đơn thuần chỉ là giả thiết.73

Khía cạnh khác, trong một số trường hợp, tổn thất về uy tín, danh tiếng, thương hiệu lại đo lường bằng việc mất lợi nhuận. Tuy nhiên, những trường hợp này có khả năng phục hồi gấp đôi do sự chồng chéo giữa thiệt hại thiệt hại về uy tín, danh tiếng, thương hiệu và thiệt hại lợi nhuận bị mất. Cụ thể, khoản bồi thường cho việc giảm giá trị lợi ích thương mại của bên bị thiệt hại có thể bằng với khoản bồi thường mà họ sẽ nhận được cho lợi nhuận bị mất trong tương lai.74 Trong trường hợp này, bên bị thiệt hại không thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho việc mất khách hàng và lợi nhuận bị mất trong tương lai.75 Tình huống này xảy ra trong quyết định của Landgericht Darmstadt, ngày 9 tháng 5 năm 2000.76 Trong trường hợp đó, người mua đã buộc tội người bán giao hàng bị lỗi và từ chối trả giá hợp

73 Calzados Magnanni v. Shoes General International, Case No. 97/03974, Tòa Appeal Court Grenoble (Pháp), 21/10/1999, http://cisgw3.law.pace.edu/cases/991021f1.html

74 Xem thêm WADDAMS, op. cit., p. 628; LG Darmstadt, 9 May 2000, op. cit.; see also ANDERSON, op.

cit., § 11.3 (stating that "lost future profits that are not attributable to an erosion of the customer base do not constitute a loss of goodwill").

75 Xem thêm LG Darmstadt, 9 May 2000, op. cit. (citing danger of double recovery).

76 Xem thêm GERMANY, LG Darmstadt, 9 May 2000, CISG-online.ch 560.

đồng. Trong một yêu cầu phản tố, người mua yêu cầu bồi thường thiệt hại do mất doanh thu và mất uy tín kinh doanh. Tòa án quận giải thích rằng không có cơ sở cho yêu cầu bồi thường thiệt hại của người mua vì thiệt hại về mặt uy tín, danh tiếng, thương hiệu. Tòa án tuyên bố rằng “Người mua không thể yêu cầu bồi thường mất doanh thu nhưng có thể được hoàn trả dưới dạng lợi nhuận bị mất và nhận thêm tiền bồi thường cho một khoản lỗ danh tiếng.” Tuy nhiên, có những trường hợp khi bên bị thiệt hại có thể phục hồi tổn thất thiệt hại về uy tín, danh tiếng, thương hiệu và mất lợi nhuận. Ví dụ: khi vi phạm của một bên khiến bên còn lại thất bại, trường hợp này có thể phục hồi, mất lợi nhuận kể từ ngày vi phạm cho đến ngày doanh nghiệp thất bại, và cả thiệt hại cho việc phá hủy hoạt động kinh doanh của nó, giá trị có thể bao gồm lợi nhuận bị mất và danh tiếng bị mất.77

Như vậy, về thiệt hại ở dạng mất lợi thế thương mại và mất danh tiếng hầu hết các cơ quan xét xử đều có khuynh hướng nhất trí rằng dạng thiệt hại này có thể được bồi thường theo Điều 74 CISG khi thỏa mãn yêu cầu có sự tổn thất tài chính xảy ra do mất lợi thế thương mại hay mất danh tiếng được tính toán và dự đoán trước. Trên thực tế dường như các yêu cầu về mức BTTH đều không được Tòa án chấp nhận vì chưa thỏa mãn yêu cầu chứng minh. Các vụ việc được nêu đều có kết quả chung là bên bị thiệt hại đã không nhận được bất cứ một khoản bồi thường nào do mất danh tiếng thương mại. Tòa án đã đúng khi cho rằng “Điều 74 CISG không cho phép bồi thường các tổn thất về hình ảnh thương hiệu hoặc danh tiếng nếu không chứng minh được điều này dẫn đến thiệt hại vật chất”, tuy nhiên, dường như yêu cầu chứng minh của Tòa án dành cho bên bị thiệt hại là quá cao. Tòa án hoàn toàn không đề cập đến việc mức độ các bằng chứng cần đáp ứng là gì mà chỉ đưa ra kết luận chung là các bằng chứng mà bên bị thiệt hại đưa ra quá chung chung hoặc

chỉ là giả thiết”. Về bản chất, thiệt hại về danh tiếng lúc do hành vi vi phạm hợp đồng có thể gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh trong tương lai. Vì thế, các số liệu chứng minh mà bên bị thiệt hại đưa ra tại thời điểm xét xử có thể tạm thời chỉ là giả thiết nhưng khả năng trong tương lai thiệt hại này sẽ xảy ra với một mức độ chắc chắn hợp lý. Trên thực tế, việc chứng minh thiệt hại trong tương lai vốn vẫn được xem là khá khó khăn khi trên thực tế tại thời điểm xét xử thiệt hại có thể chưa xảy ra. Tuy nhiên, người viết cho rằng không vì thế mà bên vi phạm có thể dễ dàng thoát khỏi trách nhiệm BTTH đối với dạng thiệt hại này.

77 Cf. UNITED STATES, Lewis River Golf v. O.M. Scott & Sons, Wash. Supreme Court, 1993, 845 P.2d p.

987 (awarding U.S. $664,340 in damages for breach of contract and U.S. $1,026,800 in damages for loss on subsequent sale of business, which included loss resulting from damage to its reputation or goodwill).

Liên hệ pháp luật Việt Nam cũng như tham khảo quan điểm của các học giả Việt Nam đối với vấn đề này, các học giả cũng cho rằng “Bộ luật Dân sự cho phép việc bồi thường cả loại thiệt hại sẽ xảy ra, có nghĩa là thiệt hại chưa xảy ra nhưng khả năng xảy ra dường như chắc chắn. Khi số tiền BTTH không thể xác định chắc chắn, thay vì bồi thường tượng trưng, Tòa án sẽ tính toán một khoản tiền tương đương mức độ thiệt hại xảy ra”.78 Thẩm phán Nguyễn Công Phú (Phó Chánh tòa Kinh tế - Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) cũng cho rằng: bản chất của thiệt hại là bù đắp những gì đã mất, thiệt hại về uy tín, danh tiếng, thương hiệu cần gây ra thiệt hại vật chất để có thể tính toán được số tiền bồi thường cụ thể. Thực tiễn xét xử tại một số Tòa án Việt Nam cho thấy nếu có thể tính toán cụ thể và hợp lý về thiệt hại, tòa án mới chấp nhận yêu cầu này.79 Tác giả Đỗ Văn Đại trong phần nội dung liên quan đến trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với thiệt hại trong tương lai cũng cho rằng “các tòa án nên tham khảo cơ quan chuyên môn để xác định mức thiệt hại cụ thể”.80

Tóm lại, cách xác định mức thiệt hại về uy tín, danh tiếng, thương hiệu đến nay vẫn là câu đố khó giải đáp. Thiệt hại này khó xác định vì vậy cách thức định lượng gặp không ít khó khăn. Do đó, những tranh chấp bồi thường về mặt uy tín, danh tiếng, thương hiệu cũng rất khó để bên thiệt hại giành quyền thắng kiện. Song, trước những án lệ đã có về loại tranh chấp này cũng một phần nào giúp Tòa án hoặc Trọng tài tham khảo và đưa ra quyết định thật công tâm. Hy vọng pháp luật về vấn đề này sẽ được các nhà làm luật giải đáp để việc giải quyết tranh chấp dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Phạm vi bồi thường thiệt hại theo quy định công ước vienna 1980 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)