Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC
2.2 Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại Công ty xăng dầu Phú Thọ
2.2.5 Các biện pháp quản lý nhân lực mà Công ty xăng dầu Phú Thọ thực hiện
2.2.5.4 Công tác tiền lương và tiền thưởng
* Công tác tiền lương
Hiện nay, Công ty đang sử dụng đồng thời hai hệ thống thang bảng lương:
Thang bảng lương áp dụng theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, gọi là lương vòng 1 và Thang bảng lương do Công ty tự xây dựng theo quy định của Tổng Công ty Xăng dầu Việt nam, gọi là lương vòng 2.
Các thang bảng lương theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP hiện nay Công ty đang áp dụng:
- Bảng lương của Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng.
- Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở các công ty nhà nước.
- Bảng lương B12.Bảng lương công nhân lái xe.
- Bảng lương B.11 Bảng lương công nhân viên thương mại và công nhân bốc xếp.
- Thang lương A.2. Thang lương 6 bậc.
Các thang, bảng lương này dùng để trả lương, nâng lương, đóng nộp các khoản Bảo hiểm xã hội và chi trả các chế độ khác theo quy định của Nhà nước.
Nâng lương cho lao động gián tiếp, điều kiện để được nâng lương hàng năm theo quy định tại thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là: Thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng, chất lượng theo hợp đồng lao động đã ký kết, không trong thời gian thi hành
kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và nội quy lao độngcủa doanh nghiệp và có thời gian giữ bậc lương hiện hưởng tại doanh nghiệp ít nhất 2 năm (đủ 24 tháng) đối với các ngạch có hệ số lương khởi điểm (bậc 1) thấp hơn 2,34, có ít nhất 3 năm (đủ 36 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) từ 2,34 trở lên. Thực chất việc xếp lương này vẫn dựa trên tiêu chí thâm niên, người làm việc ở công ty càng lâu thì được xếp vào hệ số lương càng cao. Để xếp lương vào các ngạch lương, Công ty xăng dầu Phú thọ quy định những người có trình độ đại học, caođẳng trở lên đều được xếp vào ngạch chuyên viên (trừ các trường hợp công nhân có trình độ đại học), mà không căn cứ vào công việc mà người lao động đang đảm nhận. Chẳng hạn một thủ quỹ của Công ty trước khi đi học được xếp vào ngạch cán sự, sau khi học xong đại học được xếp chuyển vào ngạch chuyên viên mà vẫn đảm nhiệm công việc cũ. Việc xếp lương như vậy sẽ động viên người lao động nâng cao trình độ, tuy nhiên hiệu quả công việc mang lại cho Công ty lại không lớn và tốn kém thêm chi phí cho việctrả lương cho người lao động.
Đối với công nhân lái xe để được nâng lương, ngoài phần quy định về thời gian thì hàng năm các lái xe phải đạt kết quả dự thi nâng bậc theo tiêu chuẩn cấp bậc công việc. Thang bảng lương này có tác dụng phân biệt tính phức tạp giữa việc điều khiển xe có trọng tải lớn và xe có trọng tải nhỏ. Còn việc nâng bậc lương không phản ánh hiệu quả công việc của người công nhân.
Nâng bậc lương, trả lương cho các đối tượng là công nhân bán lẻ xăng dầu tại các cửa hàng xăng dầu, công nhân giao nhận xăng dầu tại các kho xăng dầu, công nhân bán gas, dầu mỡ nhờn tại Trạm kinh doanh sản phẩm hoá dầu. Căn cứ để nâng lương đối với các lao động này theo quy định của nhà nước tại thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận, tuy nhiên để đảm bảo chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động Công ty vẫn nâng lương hàng năm mà không căn cứ vào công việc đảm nhận, người lao động làm công việc như nhau nhưng được hưởng hệ số lương khác nhau, dẫn đến sự chênh lệch mức lương giữa những người lao động .
+ Các quy định về Phụ cấp thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước:
= x x
= x
= x x
Thang bảng lương do Công ty xây dựng trên cơ sở quy định của Tổng Công ty xăng dầu Việt nam như sau:
Các chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng có 2 bậc, các chức danh còn lại có 3 bậc. Việc xếp lương này căn cứ vào công việc đảm nhiệm và kết quả công việc của mỗi người, không phụ thuộc vào hệ số lương đang hưởng theo quy định của nhà nước:
Bảng 2.9: Bảng hệ số lương chức danh công việc TT Chức danh công việc Hệ số - Bậc lương
Ghi chú Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3
1 - Giám đốc Công ty 11,4 12,6
2
- Phó giám đốc Công ty
- Bí thư Đảng uỷ 10,2 11,3
Kiêm nhiệm 3 - Kế toán trưởng Công ty 9,2 9,7 10,2
4 - Trưởng phòng nghiệp vụ Cty
- Chủ tịch Công đoàn Cty 7,8 8,3 8,8
Kiêm nhiệm 5 - Phó trưởng phòng nghiệp vụ Cty
- Bí thư Đoàn thanh niên Cty 6,7 7,2 7,7
Kiêm nhiệm Tiền lương làm việc
vào ban đêm Tiền lương giờ
thực trả 130% Số giờ làm việc vào ban đêm
Mức tiền lương phụ
cấp khu vực Hệ số phụ cấp
khu vực
Mức lương tối thiểu chung
Tiền lương làm thêm giờ ngày
lễ, tết
Tiền lương giờ
thực trả 150% hoặc 200%
hoặc 300%
Số giờ làm thêm
6
- Trưởng kho, trạm
+ Trạm KD SPHD&VTTH:
+ Kho xăng dầu Phủ đức:
+ Kho xăng dầu Bến gót:
7,3 7,3 6,8
7,8 7,8 7,3
8,3 8,3 7,8 7 - Phó trưởng kho, trạm
+ Trạm KD SPHD&VTTH:
+ Kho xăng dầu Phủ đức:
+ Kho xăng dầu Bến gót :
6,2 6,2 5,7
6,7 6,7 6,2
7,2 7,2 6,7 8 - Chuyên viên chính, Kỹ sư chính. 5,6 6,3 7,0
9 - Chuyên viên, Kỹ sư 4,1 4,8 5,5
10 - Cán sự, Kỹ thuật viên 3,0 3,6 4,2
11
- Cửa hàng trưởng
+ Cửa hàng loại 1:
+ Cửa hàng loại 2:
+ Cửa hàng loại 3:
6,3 5,4 4,5
6,7 5,8 4,9
7,1 6,2 5,3 12 - Công nhân xăng dầu, cơ khí 3,1 3,7 4,3
13
- Công nhân lái xe
+ Xe con, xe tải dưới 3,5T + Xe tải từ 3,5 đến dưới 16,5T + Xe tải từ 16,5 đến dưới 25T
3,4 3,5 3,6
3,9 4,0 4,1
4,4 4,5 4,6
14 - Nhân viên bảo vệ 2,8 3,3 3,8
15 - Bảo vệ kiêm Lái xe cứu hoả 2,9 3,4 3,9
16 - Nhân viên phục vụ 2,0 2,4 2,8
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
- Các chức danh Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên kiêm nhiệm ở các nhóm chức danh 2, 4, 5 áp dụng đối với các trường hợp nếu CDCV hiện hưởng có hệ số lương thấp hơn.
- Chức danh 11 - Cửa hàng trưởng được phân loại theo loại cửa hàng quy định của Tổng Công ty xăng dầu Việt nam, cụ thể như sau:
+ Cửa hàng loại 1: Khối lượng bán lẻ từ 500m3/tháng trở lên (đối với cửa hàng KD Gas sản lượng gas bán ra từ 15 tấn/tháng trở lên), quản lý điều hành và tổ chức công việc cho số lao động từ 19 người trở lên.
Hệ số lương bậc 2/3 - 6,7 được xếp cho các cửa hàng có sản lượng bán ra quy đổi đạt từ 550m3 đến dưới 700 m3 (Cửa hàng KD Gas đạt từ 20 tấn đến dưới 30 tấn);
Hệ số lương bậc 3/3 - 7,1 chỉ xếp cho cửa hàng có sản lượng bán ra quy đổi từ 700m3 trở lên (Cửa hàng KD Gas đạt từ 30 tấn trở lên).
+ Cửa hàng loại 2: Khối lượng bán lẻ từ 200 m3 đến dưới 500 m3 /tháng (đối với cửa hàng KD Gas sản lượng gas bán ra từ 8 tấn đến dưới 15 tấn/tháng), quản lý điều hành và tổ chức công việc cho số lao động từ 10 đến 19 người.
Hệ số lương bậc 2/3 - 5,8 được xếp cho các cửa hàng có sản lượng bán ra quy đổi từ 250m3 đến dưới 350m3 (Cửa hàng KD Gas đạt từ 10 tấn đến dưới 13 tấn);
Hệ số lương bậc 3/3 - 6,2 được xếp cho các cửa hàng có sản lượng bán ra quy đổi từ 350m3 trở lên(Cửa hàng KD Gas đạt từ 13 tấn trở lên).
+ Cửa hàng loại 3: Khối lượng bán lẻ dưới 200m3 /tháng (Đối với cửa hàng KD Gas sản lượng gas bán ra dưới 8 tấn/tháng), quản lý điều hành và tổ chức công việc cho số lao động dưới 10 người.
Hệ số lương bậc 1/3 - 4,5 được xếp cho các cửa hàng có sản lượng bán ra dưới 95m3 (Cửa hàng KD Gas đạt dưới 5,0 tấn);
Hệ số lương bậc 2/3 - 4,9 được xếp cho các cửa hàng có sản lượng bán ra quy đổi từ 95m3 đến dưới 170m3 (Cửa hàng KD Gas đạt từ 5,0 tấn đến 6,5 tấn );
Hệ số lương bậc 3/3 - 5,3 chỉ được xếp cho các cửa hàng bán ra quy đổi từ 170m3trở lên (Cửa hàng KD Gas đạt trên 6,5 tấn).
- Chức danh 8 - Chuyên viên tổng hợp, kỹ sư chính chỉ áp dụng đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của các phòng nghiệp vụ Công ty làm các công việc có tính chất tổng hợp; các đơn vị cơ sở trực thuộc không có cán bộ xếp ở chức danh này.
- Chức danh 9 - Chuyên viên, kỹ sư chỉ áp dụng đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của các phòng nghiệp vụ Công ty, văn phòng Trạm kinh doanh SPHD&
VTTH, kho xăng dầu Phủ đức; Cửa hàng loại 1; Các kho, trạm, cửa hàng còn lại không có nhân viên nghiệp vụ xếp ở chức danh này.
Tiêu chuẩn cụ thể để xếp hệ số lương theo chức danh công việc cho người lao động:
* Đối với chức danh Giám đốc, Phó giám đốc:
Tiêu chuẩn được xếp vào bậc 1:
- Hoàn thành khối lượng nhiệm vụ ở mức trung bình tiên tiến, cường độ lao động trung bình.
- Mức độ phức tạp của công việc trung bình tiên tiến, khả năng sáng tạo trong công việc trung bình.
- Chấp hành đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước, Nội quy, quy định của Công ty.
Tiêu chuẩn được xếp vào bậc 2:
- Hoàn thành khối lượng công việc với chất lượng cao, cường độ lao động lao động cao.
- Mức độ phức tạp của công việc cao, mức độ sáng tạo trong công việc cao.
- Chấp hành đầy đủ đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của Công ty.
* Đối với các chức danh còn lại :
Đối với những người được xếp vào bậc 1:
- Thực hiện nhiệm vụ với số lượng, chất lượng, hiệu quả công việc ở mức trung bình, năng suất lao động, cường độ lao động ở mức độ trung bình;
- Mức độ phức tạp của công việc trung bình, mức độ sáng tạo trong công việc trung bình;
- Chấp hành đầy đủ đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nội quy, quy định của Công ty.
Đối với những người được xếp vào bậc 2:
- Hoàn thành nhiệm vụ với số lượng, chất lượng, hiệu quả công việc, năng suất lao động, cường độ lao động ở mức độ trung bình tiên tiến;
- Mức độ phức tạp của công việc trung bình tiên tiến, mức độ phải sáng tạo trong công việc trung bình tiên tiến;
- Chấp hành đầy đủ đườnglối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Nội quy, Quy định của Công ty.
Đối với những người được xếp vào bậc 3:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với số lượng, chất lượng, hiệu quả công việc, năng suất lao động,cường độ lao động ở mức độ cao;
- Mức độ phức tạp trong công việc cao, mức độ sáng tạo trong công việc cao;
- Chấp hành tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy định của Công ty.
Việc xây dựng thang bảng lương này có ưu điểm: Khắc phục được phần nào những hạn chế của việc trả lương theo bảng lương của Nhà nước, nhằm thu hút, động viên những người có trình độ chuyên môn cao, có nhiều đóng góp cho Công ty, đặc biệt là những lao động trẻ mới vào làm việc tại Công ty. Hệ số lương này được xây dựng không phụ thuộc vào việc người làm việc tại Công ty lâu năm hay ít năm mà phụ thuộc vào công việc người đó đang đảm nhận và hiệu quả giải quyết công việc.
Tuy nhiên, Thang bảng lương này có nhược điểm là: Chưa cụ thể đến từng chức danh, chưa gắn với công việc ở từng nhiệm vụ, vị trí công việc cụ thể, do chưa có sự phân tích công việc cụ thể, chưa có bản mô tả công việc dẫn đến việc xếp lương chức danh công việc của các chức danh đều ở mức bằng nhau nên không phát huy được hiệu quả công việc và không tạo được động lực đối với người lao động.
* Trả lương cho người lao động:
Đối với các đơn vị và các cửa hàng xăng dầu thực hiện trả lương hàng tháng cho người lao động theo quy trình sau:
Hình 2.3 : Quy trình trả lương cho người lao động
Quỹ tiền lương thực hiện của đơn
vị
Quỹ tiền lương vòng 1
chiếm 30%
Quỹ tiền lương vòng 2
chiếm 70%
Mức lương tối thiểu vòng 1
Tiền lương hàng tháng của người lao động Hệ số lương vòng 1 Hệ số lương vòng 2
Mức lương tối thiểu vòng 2
Quỹ tiền lương thực hiện hàng tháng của từng cửa hàng được xác định theo công thức:
Vsp = Vđg x Q Trong đó :
+ Vsp: Quỹ tiền lương sản phẩm tập thể.
+ Vđg: Đơn giá tiền lương sản phẩm.
+ Q: Sản lượng bán ra hoặc doanh thu.
Trong đó đơn giá tiền lương sản phẩm của các cửa hàng được Công ty tính dựa trên đơn giá tiền lương Tổng Công ty giao, kế hoạch sản lượng, doanh thu, lãi gộp của các cửa hàng xăng dầu, Công ty xác định quỹ tiền lương kế hoạch cho khối các cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo tháng, Sau khi xác định được quỹ tiền lương kế hoạch của từng cửa hàng Công ty giao đơn giá tiền lương loại hình kinh doanh xăng dầu theo công thức:
Qkhi Vkhi
= Gi
§
Trong đó : + ĐGi: Đơn giá tiền lương bán lẻ xăng dầu.
+ Vkhi: Quỹ tiền lương kế hoạch của từng cửa hàng.
+ Qkhi: Sản lượng giao kế hoạch đối với từng cửa hàng.
Quỹ tiền lương kinh doanh xăng dầu được phân bổ thành :
+ 30% quỹ lương kế hoạch dùng để xác định mức tiền lương tối thiểu vòng 1 theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.
+ 70% quỹ tiền lương kế hoạch dùng để xác định mức tiền lương tối thiểu theo hệ số lương chức danh công việc vòng 2 do Công ty tự xây dựng.
Xác định mức tiền lương tối thiểu vòng 1 hàng tháng của từng đơn vị được theo công thức :
Vsp x 30%
Mtt1 = --- x 22 (2.1)
Xác định mức tiền lương tối thiểu vòng 2 hàng tháng của từng đơn vị được xác định như sau :
Vsp x 70%
Mtt2 = --- x 22 (2.2)
*Tiền lương hàng tháng của người lao động ở cửa hàng xăng dầu được xác định theo công thức:
TLi = [(Mtt1 x Hcbi)/22 x Ni + (Mtt2 x Hcdi)/22xNi + Pci]. (2.3) Trong đó: 22: là ngày công chế độ do công ty lựa chọn;
Hcbi: Hệ số lương cấp bậc;
Hcdi: Hệ số lương chức danh công việc;
Mtt1: Mức lương tối thiểu vòng 1 của đơn vị;
Mtt2: Mức lương tối thiểu vòng 2 của đơn vị;
Pci: Phụ cấp các loại;
Ni: Ngày công thực tế làm việc;
TLi: Tiền lương hàng tháng của người lao động;
n: Số lao động trong đơn vị.
Đối với mặt hàng kinh doanh xăng dầu việc xác định kế hoạch sản lượng chính xác là rất khó do nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố lợi thế thương mại, mùa vụ, điều kiện thời tiết,....Đối với những cửa hàng có sản lượng thấp thì đơn giá cao, đối với những cửa hàng có sản lượng cao thì đơn giá thấp. Việc giao đơn giá tiền lương này nó thể hiện sự cào bằng về tiền lương trong Công ty. Cùng bán một m3 xăng dầu như nhau nhưng mỗi cửa hàng có một đơn giá khác nhau, điều này là không phù hợp, tuy nhiên để đảm bảo thuận lợi cho việc bố trí điều động lao động,
n
∑ Hcdi x Ni i=1
hỗ trợ cho những cửa hàng có điều kiện khách quan không thuận lợi, Công ty vẫn duy trì việc giao đơn giá tiền lương như vậy.
*Đối với mặt hàng Gas, dầu mỡ nhờn đơn giá được tính theo doanh thu:
- Đơn giá tiền lương đối với Gas bằng 6% doanh thu thực thu.
- Đơn giá tiền lương đối với DMN bằng 3,5% doanh thu thực thu.
Việc giao đơn giá tiền lương được đối với mặt hàng kinh doanh sản xuất phụ này do Phòng Kế toán Tài chính Công ty xác định trên cơ sở đảm bảo có lợi nhuận và không vượt quá số quỹ tiền lương kế hoạch đối với mặt hàng này.
Tuy nhiên việc giao đơn giá tiền lương theo doanh thu đối với mặt hàng Gas, Dầu mỡ nhờn là không hợp lý bởi vì giá cả mặt hàng này không ổn định và biến động theo thị trường, ngày càng tăng cao do đó doanh thu tăng chưa chắc sản lượng đã tăng (tức là năng suất lao động không tăng) và lợi nhuận cũng chưa thể khẳng định là đã tăng mà mục đích của loại hình kinh doanh này là phải đảm bảo mục tiêu có lãi do đó cần phải xem xét lại việc giao đơn giá theo tiêu thức này.
Đối với khối Văn phòng, Kho xăng dầu Bến gót, Kho xăng dầu Phủ đức;
bảo vệ, lái xe con, văn thư, tạp vụ: áp dụng hình thức trả lương theo thời gian làm việc thực tế, việc xác định mức tiền lương tối thiểu vòng 1 và vòng 2 hàng tháng của các đơn vị này căn cứ vào mức tiền lương tối thiểu bình quân vòng 1 và bình quân vòng 2 hàng tháng của các Cửa hàng xăng dầu.
Việc tính mức lương vòng 1 và vòng 2 hàng tháng để trả cho khối văn phòng Công ty bao gồm cán bộ nghiệp vụ các phòng ban, văn thư, lái xe, bảo vệ bằng mức tiền lương tối thiểu vòng 1 và vòng 2 bình quân của khối cửa hàng hàng tháng dẫn đến việc tiền lương của khối văn phòng thường xuyên biến động là không phù hợp vì tính chất công việc tương đối ổn định.
Sau đây luận văn sẽ trình bày việc tính toán trả lương hàng tháng cho người lao động tại một cửa hàng xăng dầu, 1 phòng ban cụ thể theo bảng lương:
Ví dụ : Cửa hàng xăng dầu số 4, tháng 3 năm 2008 sản lượng xăng dầu bán được là 280m3. Doanh thu bán dầu mỡ nhờn là: 52.000.000 đồng. Đơn giá tiền lương cửa hàng xăng dầu số 4 là 84.700đ/m3