CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.3. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính kế toán là một hệ thống các công cụ, biện pháp, các kỹ thuật và cách thức nhằm tiếp cận, nghiên cứu các hiện tƣợng và các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, các luồng tiền chuyển dịch và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Từ đó giúp các đối tƣợng sử dụng báo cáo tài chính kế toán có các quyết định phù hợp tuỳ theo mục đích và yêu cầu của từng đối tƣợng. Để đáp ứng nhu cầu của mọi đối tƣợng sử dụng báo cáo tài chính kế toán, người ta có nhiều phương pháp phân tích khác nhau như phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ, phương pháp hồi quy tương quan… để có thể nắm được thực trạng tài chính của doanh nghiệp dưới nhiều góc độ, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
1.3.1. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích báo cáo tài
GVHD:TS. Nguyễn Văn Long 13 HVTH: Nguyễn Mạnh Hà chính nhằm nghiên cứu kết quả, sự biến động và mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.
So sánh số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi tình hình tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
So sánh số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.
So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số trung bình của ngành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình là tốt hay xấu, đƣợc hay chƣa đƣợc.
So sánh có ba hình thức: so sánh theo chiều dọc, so sánh theo chiều ngang và so sánh theo xu hướng.
- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu với tổng thể.
- So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy đƣợc sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các kỳ tiếp theo.
- So sánh theo xu hướng thường dùng số liệu từ ba năm trở lên để thấy được sự tiến triển của các chỉ tiêu so sánh đặt trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác làm nổi bật sự biến động về tình hình tài chính hiện tại và dự đoán tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.
Khi tiến hành so sánh phải giải quyết các vấn đề về điều kiện so sánh và tiêu chuẩn so sánh:
Điều kiện so sánh được: Khi so sánh theo thời gian, các chỉ tiêu cần thống nhất về nội dung kinh tế, về phương pháp và đơn vị tính. Khi so sánh về không gian, thường là so sánh trong một ngành nhất định nên cần phải quy đổi về cùng một quy mô với các điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
Tiêu chuẩn so sánh được: Là các chỉ tiêu đƣợc chọn làm căn cứ so sánh (còn gọi là kỳ gốc). Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của phân tích mà chọn các chỉ tiêu chuẩn so sánh thích hợp.
Để phục vụ cho mục đích cụ thể của phân tích, phương pháp so sánh thường được sử dụng dưới các dạng sau:
GVHD:TS. Nguyễn Văn Long 14 HVTH: Nguyễn Mạnh Hà So sánh bằng số tuyệt đối:
Khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ biết đƣợc qui mô biến động (mức tăng hay giảm) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc biểu hiện bằng tiền, hiện vật hay giờ công cụ thể.
So sánh bằng số tương đối:
Số tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu. Do vậy, so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được xu hướng biến động của các chỉ tiêu.
So sánh bằng số bình quân:
Số bình quân phản ánh mức độ bình quân hay đặc điểm điển hình của 1 tổ, 1 bộ phận, 1 đơn vị,… Khi so sánh bằng số bình quân, các nhà quản lý sẽ biết đƣợc mức độ mà doanh nghiệp đạt đƣợc so với bình quân chung của tổng thể, của ngành… Từ đó, xác định đƣợc vị trí của doanh nghiệp trong tổng thể, trong ngành.
1.3.2. Phương pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ được sử dụng nhằm xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Theo phương pháp này, khi nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại.
Phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới hai cách là phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch:
Phương pháp thay thế liên hoàn
Thay thế liên hoàn là phương pháp thay thế lần lượt từng nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu nghiên cứu. Các nhân tố chƣa đƣợc thay thế phải giữ nguyên kỳ gốc. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu nghiên cứu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu nghiên cứu trước khi thay thế nhân tố. Mức chênh lệch về trị số của chỉ tiêu nghiên cứu sau và trước khi thay thế nhân tố chính là ảnh hưởng của nhân tố đó đến sự biến động của chỉ tiêu.
Để áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần đảm bảo điều kiện và trình tự sau:
- Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu;
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.
Các nhân tố này phải có quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu dưới dạng tích số hoặc thương số.
GVHD:TS. Nguyễn Văn Long 15 HVTH: Nguyễn Mạnh Hà - Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu vào một công thức toán học theo thứ tự từ nhân tố số lƣợng đến chất lƣợng.
- Thay thế lần lượt giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu nghiên cứu.
Có bao nhiêu nhân tố thì có bấy nhiêu lần và nhân tố nào đã thay thế thì giữ nguyên giá trị đã thay thế (kỳ phân tích) cho đến lần thay thế cuối cùng. Sau mỗi lần thay thế trị số của từng nhân tố, phải xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng (nếu có);
- Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.
Phương pháp chênh lệch
Điều kiện và trình tự vận dụng phương pháp số chênh lệch cũng tương tự như phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác ở chỗ: để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó để xác định.
1.3.3. Phương pháp Dupont
Trong phân tích báo cáo tài chính các nhà phân tích còn sử dụng một phương pháp khá phổ biến để phân tích các tỷ số tài chính là tháp tỷ số. Đây còn đƣợc gọi là phương pháp phân tích Dupont, lấy theo tên của công ty đầu tiên đã sử dụng cách phân tích này. Nội dung cơ bản của phương pháp này là tìm cách chia nhỏ một tỷ số tài chính tổng hợp ra thành các tỷ số tài chính nhỏ hơn. Rồi các tỷ số tài chính nhỏ hơn đó lại được tiếp tục chia nhỏ ra tiếp. Mỗi tỷ số nhỏ ở bên dưới được xem như là một nhân tố tác động làm thay đổi tỷ số tổng hợp. Bằng cách này, người phân tích có thể tìm hiểu đƣợc đến gốc rễ những nguyên nhân có thể làm thay đổi tỷ số tổng hợp đầu tiên.
Thông thường thì tỷ số tổng hợp ở trên đỉnh của tháp tỷ số được chọn là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản hoặc tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, … Theo phương pháp này, khi phân tích suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) thì sẽ dựa vào mối quan hệ giữa suất sinh lời của vốn chủ sở hữu với suất sinh lời của tài sản (ROA) và suất sinh lời của doanh thu (ROS). Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời theo sơ đồ 1.1:
GVHD:TS. Nguyễn Văn Long 16 HVTH: Nguyễn Mạnh Hà x
x
: :
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời theo phương pháp Dupont