CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
2.2. Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dệt may Vĩnh Phúc
2.2.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty
2.2.2.1 Phân tích tình hình công nợ của Công ty
Từ báo cáo tài chính của Công ty, ta lập bảng phân tích tình hình thanh toán và công nợ của Công ty bao gồm: Bảng phân tích các khoản phải thu và bảng phân tích các khoản phải trả.
Bảng 2.5: Bảng phân tích các khoản phải thu năm 2012 - 2013
GVHD:TS. Nguyễn Văn Long 48 HVTH: Nguyễn Mạnh Hà Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy, so với năm 2012, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 8.533.373.735 đồng tương ứng giảm 25,27%. Công ty không có các khoản phải thu dài hạn, do đó tổng các khoản phải thu cũng giảm tương ứng bằng với mức giảm của các khoản phải thu ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải thu khách hàng giảm 7.989.623.306 đồng (tương ứng giảm 17,90%). Trong năm 2013, do việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng gặp nhiều khó khăn, Công ty đã thực hiện các biện pháp quyết liệt để thu hồi công nợ và đạt đƣợc kết quả tích cực. Tuy nhiên, công ty cũng có một khoản dự phòng phải thu khó đòi rất lớn là 14.967.290.450 đồng. Toàn bộ số dự phòng này là số phải thu đến ngày 31/12/2006 của hãng Garment - một bạn hàng lâu năm của Công ty.
Do hãng Garment không có khả năng thanh toán các khoản nợ thuế, nợ nhà cung cấp nên hãng đã gửi công văn đề nghị Công ty xóa nợ cũ từ trước 31/12/2006.
Theo đánh giá của Ban giám đốc Công ty, số nợ này rất khó thu hồi, do vậy Công ty đã trích lập dự phòng để hạch toán vào chi phí kinh doanh.
Để thấy rõ hơn mức độ bị chiếm dụng vốn của Công ty, ta xem xét các chỉ tiêu trong bảng sau:
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch
Số tiền %
I. Phải thu ngắn hạn 25.240.721.403 33.774.095.138 -8.533.373.735 -25,27 1. Phải thu khách hàng 36.634.270.556 44.623.893.862 -7.989.623.306 -17,90 2. Trả trước cho người bán 2.825.021.945 3.715.430.460 -890.408.515 -23,97
3. Phải thu khác 748.719.352 402.061.266 346.658.086 86,22
4. Dự phòng phải thu khó đòi -14.967.290.450 -14.967.290.450 0 0
II. Phải thu dài hạn 0 0 0 0
Tổng các khoản phải thu 25.240.721.403 33.774.095.138 -8.533.373.735 -25,27 (Nguồn: Tính toán từ Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dệt may Vĩnh Phúc)
GVHD:TS. Nguyễn Văn Long 49 HVTH: Nguyễn Mạnh Hà Bảng 2.6: Phân tích tình hình luân chuyển khoản phải thu
Dựa vào Bảng phân tích ta thấy số vòng quay khoản phải thu khách hàng năm 2013 là 14,25 vòng, tăng 1,81 vòng (tương đương 14,59%) so với năm 2012.
Chỉ tiêu này tương đối cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Bên cạnh đó, qua chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân ta thấy tốc độ thu tiền hàng của doanh nghiệp tăng lên. Năm 2012, doanh nghiệp mất 28,96 ngày để thu hồi công nợ, thì sang năm 2013 chỉ mất 25,27 ngày, rút ngắn đƣợc 3,69 ngày.
Điều này đã cho thấy hiệu quả trong công tác thu hồi công nợ của doanh nghiệp.
Song song với việc phân tích các khoản phải thu, thì cũng phải tiến hành
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch
Số tiền %
1. Doanh thu thuần (đồng) 578.776.661.420 469.047.104.147 109.729.557.273 23,39 2. Khoản phải thu đầu kỳ (đồng) 44.623.893.862 30.838.802.877 13.785.090.985 44,70 3. Khoản phải thu cuối kỳ (đồng) 36.634.270.556 44.623.893.862 -7.989.623.306 -17,90 4. Khoản phải thu bình quân (đồng) 40.629.082.209 37.731.348.370 2.897.733.840 7,68 5. Số vòng quay khoản phải thu
(vòng) 14,25 12,43 1,81 14,59
6. Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 25,27 28,96 -3,69 -12,73 (Nguồn: Tính toán từ Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dệt may Vĩnh Phúc)
Bảng 2.7: Phân tích tình hình luân chuyển khoản phải trả
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch
Số tiền % 1. Giá vốn hàng bán (đồng) 514.016.597.404 405.504.458.046 108.512.139.358 26,76 2. Khoản phải trả đầu kỳ (đồng) 38.934.545.625 41.108.729.983 -2.174.184.358 -5,29 3. Khoản phải trả cuối kỳ (đồng) 63.599.151.269 38.934.545.625 24.664.605.644 63,35 4. Khoản phải trả bình quân
(đồng) 51.266.848.447 40.021.637.804 11.245.210.643 28,10
5. Số vòng quay khoản phải trả
(vòng) 10,03 10,13 -0,11 -1,04
6. Thời gian 1 vòng quay
khoản phải trả (ngày) 35,91 35,53 0,38 1,06
(Nguồn: Tính toán từ Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dệt may Vĩnh Phúc)
GVHD:TS. Nguyễn Văn Long 50 HVTH: Nguyễn Mạnh Hà phân tích các khoản phải trả để có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình công nợ của Công ty.
Chỉ tiêu số vòng quay khoản phải trả người bán cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải trả người bán quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn của người bán. Năm 2013, các khoản phải trả người bán quay được 10,03 vòng, giảm so với năm 2012 là 0,11 vòng. Điều này cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính nên đã chiếm dụng vốn của người bán, tuy nhiên mức giảm số vòng quay khoản phải trả không nhiều chứng tỏ doanh nghiệp đã rất nỗ lực thanh toán các khoản tiền hàng đúng hạn, giữ gìn uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
Thời gian 1 vòng quay khoản phải trả do đó cũng biến động không đáng kể: Năm 2013, thời gian 1 vòng quay khoản phải trả là 35,91 ngày, chỉ tăng 0,38 ngày so với năm 2012.
Ngoài các chỉ tiêu trên, để đánh giá mức độ chiếm dụng vốn ta có thể sử dụng chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả =
Tổng nợ phải thu
x 100 Tổng nợ phải trả
Tỷ lệ này > 100% thì doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn.
Tỷ lệ này < 100% thì doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn.
Năm 2012:
Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả =
33.774.095.138
x 100 = 33,77%
100.010.958.439 Năm 2013:
Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả =
25.240.721.403
x 100 = 18,92%
133.371.960.350
Qua 2 năm, tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả đều nhỏ hơn 100%, chứng tỏ doanh nghiệp đã đi chiếm dụng vốn.