CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.4.3. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, một yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với doanh nghiệp là tài sản, trong đó bao gồm hai loại là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Đây là tƣ liệu sản xuất cần thiết ở mọi doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải huy động nhiều nguồn vốn khác nhau để hình thành các tài sản. Trước hết, doanh nghiệp phải sử dụng đến nguồn vốn chủ sở hữu (nguồn vốn kinh doanh, các quỹ xí nghiệp, lãi lưu giữ…). Tiếp đó, doanh nghiệp sẽ tìm kiếm và sử dụng những nguồn vốn đi chiếm dụng của các đơn vị khác (vốn vay ngắn hạn, vay trung và dài hạn…). Tất cả những nguồn vốn này sẽ hình thành nên tổng số nguồn vốn mà doanh nghiệp có quyền sử dụng để mua sắm những tài sản dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Mối quan hệ này phản ánh tình trạng cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Có hai cách tiếp cận khi xem xét việc phân tích tình hình đảm bảo vốn này, bao gồm:
- Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo quan điểm luân chuyển vốn.
- Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo quan điểm ổn định của nguồn tài trợ.
Tác giả sẽ đi vào quan điểm thứ hai, phân tích tình hình đảm bảo vốn theo quan điểm ổn định của nguồn tài trợ với nội dung cụ thể nhƣ sau.
Theo quan điểm ổn định của nguồn tài trợ thì toàn bộ nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệp được chia thành hai loại: nguồn tài trợ thường xuyên và
GVHD:TS. Nguyễn Văn Long 25 HVTH: Nguyễn Mạnh Hà nguồn tài trợ tạm thời. Nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn tài trợ được doanh nghiệp liên tục sử dụng và tương đối ổn định trong một khoảng thời gian dài. Nguồn tài trợ này bao gồm các nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay (vay và nợ dài hạn nhƣng không bao gồm vay/nợ quá hạn). Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn tài trợ mà doanh nghiệp chỉ tạm sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn, bao gồm các khoản vay nợ ngắn hạn kể cả vay/nợ quá hạn. Vì vậy, từ phương trình kế toán cơ bản ban đầu có thể đƣợc trình bày lại nhƣ sau:
Phương trình này giúp đánh giá tính cân bằng, ổn định và bền vững của các nguồn tài trợ cũng nhƣ việc sử dụng các nguồn tài trợ này trong việc phân bổ vào các loại tài sản. Nói cách khác, phương trình thể hiện sự cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào đó, nhà phân tích có thể xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính để có biện pháp phù hợp trong việc huy động cũng nhƣ sử dụng các nguồn vốn.
Trước hết, dựa vào đặc điểm hoạt động và chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp phải xác định đƣợc nhu cầu về việc sử dụng các loại tài sản. Sau đó, đối chiếu với nguồn tài trợ thường xuyên để xác định có cần thiết phải huy động thêm nguồn tài trợ tạm thời hay không. Trong trường hợp dư thừa nguồn tài trợ thường xuyên, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng cho hợp lý để tránh bị ứ đọng vốn. Từ công thức có thể biến đổi lại nhƣ sau:
Vế trái của phương trình chính là chỉ tiêu vốn hoạt động (hoặc kinh doanh) thuần. Chỉ tiêu này phản ánh số vốn tối thiểu để doanh nghiệp duy trì các hoạt động thường xuyên. Tài sản ngắn hạn là những tài sản có tính thanh khoản tương đối cao hay khả năng chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng nên những tài sản này đƣợc dùng để
Tài sản
ngắn hạn + Tài sản
dài hạn = Nguồn tài trợ
thường xuyên + Nguồn tài trợ tạm thời
Tài sản
ngắn hạn - Nguồn tài trợ
tạm thời = Nguồn tài trợ
thường xuyên - Tài sản dài hạn
GVHD:TS. Nguyễn Văn Long 26 HVTH: Nguyễn Mạnh Hà trang trải những nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp mà không phải vay mƣợn hay chiếm dụng bất kỳ của đối tượng nào. Từ phương trình này mà vốn hoạt động thuần được xác định lại nhƣ sau:
Hoặc:
Lƣợng vốn hoạt động thuần này có thể mang nhiều giá trị khác nhau, cụ thể là:
- Nếu lƣợng vốn hoạt động thuần lớn hơn không (> 0) chứng tỏ lƣợng tài sản ngắn hạn luôn lớn hơn nợ ngắn hạn khiến doanh nghiệp có đƣợc nguồn tài trợ tạm thời dồi dào, không bị các sức ép về các khoản công nợ khiến tình trạng cân bằng tài chính ổn định, bền vững hay còn gọi là cân bằng tốt hoặc cân bằng dương.
- Khi chỉ tiêu này bằng không (= 0) chứng tỏ lƣợng tài sản ngắn hạn vừa đủ trang trải nợ ngắn hạn. Dù doanh nghiệp không gặp khó khăn trong thanh toán nhƣng vẫn tồn tại nguy cơ xấu hay tình trạng cân bằng tài chính thiếu tính ổn định.
- Khi chỉ tiêu này nhỏ hơn không (< 0) cho thấy doanh nghiệp đang có lƣợng nợ ngắn hạn nhiều hơn tài sản ngắn hạn, nguồn tài trợ thường xuyên không đủ nên doanh nghiệp phải huy động thêm vốn bằng cách vay nợ. Điều này đặt doanh nghiệp vào tình trạng áp lực về thanh toán các khoản nợ khiến tình trạng cân bằng tài chính xấu hay cân bằng âm.
Ngoài việc xem xét chỉ tiêu trên, khi phân tích ta tính toán thêm các chỉ tiêu sau:
Hệ số này cho biết so với tổng nguồn vốn thì nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần. Trị số này càng cao thì tính cân bằng tài chính càng tốt và ngƣợc lại.
Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn - Nguồn tài trợ tạm thời
Vốn kinh doanh
thuần = Nguồn tài trợ
thường xuyên - Tài sản dài hạn
Hệ số tài trợ thường xuyên = Nguồn tài trợ thường xuyên Tổng nguồn vốn
Hệ số tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ tạm thời Tổng nguồn vốn
GVHD:TS. Nguyễn Văn Long 27 HVTH: Nguyễn Mạnh Hà Hệ số này cho biết so với tổng nguồn vốn thì nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần. Hệ số này có giá trị càng cao thì tính cân bằng tài chính càng xấu và ngƣợc lại.
Hệ số VCSH so với nguồn tài trợ
thường xuyên =
Vốn chủ sở hữu Nguồn tài trợ thường xuyên
Hệ số này cho biết so với tổng nguồn tài trợ thường xuyên thì vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Hệ số này càng cao thì tính độc lập, tự chủ về tài chính càng lớn hay cân bằng tài chính càng tốt và ngƣợc lại.
Hệ số nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn =
Nguồn tài trợ thường xuyên Tài sản dài hạn
Hệ số này cho biết mức độ tài trợ bằng nguồn tài trợ thường xuyên đối với tài sản dài hạn. Hệ số này có giá trị càng lớn (> 1) chứng tỏ tính ổn định và bền vững của doanh nghiệp càng lớn và ngƣợc lại.
Sau khi đã tính toán đƣợc các chỉ tiêu trên, ta đối chiếu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc để thấy được quy mô và tốc độ thay đổi của chúng cũng như xu hướng biến động; từ đó thấy đƣợc việc huy động, sử dụng và phân bổ nguồn vốn có đƣợc đảm bảo phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không.