Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Dệt may Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Dệt may Vĩnh Phúc (Trang 78 - 83)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

3.1 Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Dệt may Vĩnh Phúc

Qua việc phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Dệt may Vĩnh Phúc ta thấy đƣợc bức tranh tổng thể về tình hình tài chính của Công ty khá tốt, thể hiện ở những mặt sau:

- Quy mô tài sản và nguồn vốn năm nay cao hơn năm trước chứng tỏ sự lớn mạnh của Công ty. Trong những năm qua, tình hình kinh doanh của Công ty rất khả quan, sản phẩm của Công ty đã tìm được chỗ đứng nhất định trên thị trường, các đơn đặt hàng ngày một nhiều hơn và doanh thu của Công ty có sự tăng trưởng không ngừng. Do vậy, Công ty đã huy động nguồn lực từ mọi phía để bổ sung nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh: Vay ngân hàng, chiếm dụng của nhà

GVHD:TS. Nguyễn Văn Long 70 HVTH: Nguyễn Mạnh Hà cung cấp, vay cán bộ công nhân viên của Công ty. Từ nguồn vốn bổ sung đó, công ty đã tích cực mua sắm mới tài sản cố định, đầu tƣ vào công ty con, góp phần làm tăng khả năng sinh lời. Bên cạnh đó, Công ty luôn có đƣợc sự tính toán và dự trữ lƣợng hàng tồn kho hợp lý nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất đƣợc diễn ra liên tục, góp phần làm tăng tính chủ động trong kinh doanh.

- Về công nợ phải thu: Qua bảng 2.5 và bảng 2.6 do trong năm 2013, nền kinh tế vĩ mô vẫn rất khó khăn: lạm phát tuy đã đƣợc kiềm chế nhƣng vẫn ở mức cao khiến cho giá cả các yếu tố đầu vào tăng nhanh, lãi suất ngân hàng vẫn tiếp tục cao nhất là với các khoản vay cũ, việc tiếp cận vốn vay mới gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, đơn đặt hàng ngày nhiều khiến cho nhu cầu vốn của Công ty trở nên bức thiết. Để bổ sung vốn kinh doanh, Công ty đã phải đẩy mạnh việc thu hồi công nợ và đã đạt đƣợc những kết quả khả quan: kỳ thu tiền bình quân rút ngắn được 3,69 ngày, số vòng quay khoản phải thu tăng 1,81 vòng (tương đương 14,59%) so với năm 2012. Điều đó chứng tỏ công ty đã thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn.

- Về công nợ phải trả: Qua bảng 2.7 ta thấy năm 2013, khoản phải trả bình quân tăng 11.245 triệu đồng (tương đương 28,10%). Thời gian một vòng quay khoản phải trả biến động không đáng kể so với năm 2012 (chỉ tăng nhẹ 0,38 ngày).

Điều đó cho thấy mặc dù Công ty gặp khó khăn về tài chính, phải đi chiếm dụng vốn của người bán nhưng vẫn đảm bảo được thời gian trả nợ đúng hạn. Đây là yếu tố cốt lõi để tạo nên uy tín của công ty với các bạn hàng. Qua đó cũng giúp cho Công ty có những thuận lợi nhất định khi đám phán, ký kết hợp đồng.

- Về khả năng thanh toán nợ dài hạn: Qua phân tích khả năng thanh toán, ta thấy khả năng thanh toán nợ dài hạn của Công ty rất tốt, Công ty luôn có đƣợc một lƣợng tài sản dài hạn dồi dào để đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ dài hạn. Đặc biệt, chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay năm 2013 của Công ty là 6,08 lần, tăng 3,41 lần so với năm 2012. Chỉ tiêu này tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các nguồn vốn vay dài hạn ngân hàng, giúp công ty có thể bổ sung thêm nguồn vốn vào kinh doanh.

GVHD:TS. Nguyễn Văn Long 71 HVTH: Nguyễn Mạnh Hà - Về hiệu quả sử dụng vốn:

+ Năm 2013, Việc sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn đều tăng so với năm trước: ROS tăng 4,77%; ROA tăng 11,38%; ROE tăng 26,07% so với năm trước.

+ Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn: Qua bảng 2.12 năm 2013, tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn là khá tốt: Công ty đầu tƣ 100 đồng vào tài sản ngắn hạn thì tạo ra đƣợc 10,50 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 0,48 đồng so với năm 2012. Ngoài ra, số vòng quay của tài sản ngắn hạn cũng tăng lên, qua đó làm giảm thời gian một vòng quay của tài sản ngắn hạn. Suất hao phí của tài sản ngắn hạn nhờ đó cũng giảm: Nếu nhƣ năm 2012, để tạo ra một đồng lợi nhuận sau thuế, Công ty cần 9,984 đồng tài sản ngắn hạn thì sang năm 2013, Công ty chỉ cần 9,521 đồng (giảm 0,463 đồng tương đương 4,64%).

+ Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn: Qua bảng 2.14 ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty rất tốt. Điều đó đƣợc thể hiện qua chỉ tiêu sức sản xuất của tài sản dài hạn: Năm 2013, một đồng tài sản dài hạn của Công ty tạo ra đƣợc 11,39 đồng doanh thu thuần, tăng 1,68 đồng tương đương với tăng 17,36% so với năm 2012. Ngoài ra, thông qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời cũng cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty đƣợc cải thiện rõ rệt: Năm 2013, Công ty đầu tƣ 100 đồng vào tài sản dài hạn thì tạo ra đƣợc 18,65 đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 3,48 đồng tương đương tăng 22,95% so với năm 2012).

+ Khả năng luân chuyển hàng tồn kho: Qua phân tích tại bảng 2.13 ta thấy khả năng luân chuyển hàng tồn kho của Công ty năm 2013 tốt hơn so với năm 2012, thể hiện ở việc số vòng quay hàng tồn kho tăng đƣợc 1,93 vòng, qua đó thời gian tồn kho giảm đƣợc 3,46 ngày. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của Công ty khá tốt, giúp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, tránh bị ứ đọng vốn và tiết kiệm chi phí lưu kho.

Để đạt đƣợc những kết quả trên, công ty đã thực hiện những biện pháp rất cụ thể nhƣ: Đẩy mạnh việc luân chuyển hàng tồn kho; chi tiêu một cách tiết kiệm, đúng mục đích; đẩy mạnh việc thu hồi công nợ để bổ sung vốn cho hoạt động kinh

GVHD:TS. Nguyễn Văn Long 72 HVTH: Nguyễn Mạnh Hà doanh. Ngoài ra, do nắm bắt và làm chủ máy móc, trang thiết bị nên công ty đã khai thác tối đa công suất của tài sản cố định, góp phần làm tăng năng suất, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

3.3. Hạn chế

Bên cạnh những điểm sáng trong bức tranh tài chính, tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Dệt may Vĩnh Phúc vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế sau:

- Về cơ cấu vốn: Qua bảng phân tích cấu trúc nguồn vốn ta thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng lên. Hệ số tự tài trợ của doanh nghiệp rất thấp cho thấy doanh nghiệp đang bị phụ thuộc rất lớn vào các ngân hàng và các chủ nợ. Việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn đi vay khiến cho tình hình thanh toán của công ty gặp rất nhiều khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho hệ số nợ của công ty luôn ở mức rất cao. Điều đó đồng nghĩa với việc Công ty phải đối mặt với những rủi ro rất lớn.

- Về khả năng thanh toán nhanh: Hiện nay, các khoản nợ ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, lƣợng tiền có thể dùng cho việc thanh toán ngay các khoản nợ lại rất ít. Điều này khiến cho tình hình thanh toán của công ty luôn rất căng thẳng, Công ty luôn phải đối mặt với rủi ro rất lớn có thể mất khả năng thanh toán.

- Về tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh:

Qua bảng phân tích ta thấy, các chỉ tiêu phản ánh tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty là không tốt. Công ty không đủ số vốn tối thiểu để duy trì cho hoạt động thường xuyên nên phải bổ sung bằng nguồn vốn chiếm dụng và đi vay. Bên cạnh đó, mức độ ổn định và sự cân bằng tài chính không tốt cho thấy Công ty đang đối mặt với những rủi ro tài chính, thể hiện trên các khía cạnh:

+ Vốn hoạt động thuần năm 2013 mặc dù đƣợc cải thiện đáng kể so với năm 2012 nhƣng vẫn là là chỉ tiêu âm (<0). Điều đó cho thấy nợ ngắn hạn của Công ty đang nhiều hơn tài sản ngắn hạn; các nguồn tài trợ thường xuyên như:

vốn đầu tƣ của chủ sở hữu, vay và nợ dài hạn rất ít, không đủ trang trải nên Công

GVHD:TS. Nguyễn Văn Long 73 HVTH: Nguyễn Mạnh Hà ty phải đi vay và chiếm dụng vốn. Điều này đã gây ra những áp lực về thanh toán nợ khiến cho tình trạng cân bằng tài chính xấu hay cân bằng âm.

+ Hệ số tài trợ thường xuyên rất thấp: Trong một đồng nguồn vốn thì chỉ có 0,24 đồng thuộc về vốn thường xuyên.

+ Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên và hệ số nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn đều thấp (lần lượt là 0,67 và 0,63).

Điều đó cho thấy Công ty không đủ nguồn tài trợ thường xuyên để đầu tư mua sắm tài sản dài hạn. Do đó Công ty phải dùng các khoản vay ngắn hạn để đầu tƣ cho tài sản dài hạn, dẫn đến mất cân bằng tài chính.

Nếu tình trạng này kéo dài, áp lực trả nợ tăng cao có thể dẫn tới mất khả năng thanh toán, nguy cơ phá sản có thể xảy ra.

- Về hiệu quả sử dụng vốn: Mặc dù ROA và ROS của năm 2013 có tăng so với năm 2012 (ROA lần lƣợt là 6,72% và 6,03%; ROS lần lƣợt là 1,64% và 1,56%), tuy nhiên chỉ tiêu này vẫn ở mức thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của Công ty.

- Về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn: Tuy các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của năm 2013 đều đƣợc cải thiện hơn so với năm 2012 nhƣng nhìn chung, hiệu quả vẫn chƣa thật cao nhƣ: Thời gian một vòng quay của tài sản ngắn hạn còn cao (56,13 vòng), suất hao phí của tài sản ngắn hạn vẫn ở mức cao (9,52 đồng).

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Dệt may Vĩnh Phúc (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)