Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, việc chi phối và quyết định toàn bộ quá trình tuần hoàn và chu chuyển của vốn lưu động là tuỳ thuộc vào từng công ty. Do vậy vấn đề rủi ro nói chung và rủi ro tài chính nói riêng đối với các công ty là vấn đề không thể tránh khỏi, để hạn chế rủi ro các công ty cần xem xét đến các chỉ tiêu sau:
1.3.3.1 Nhóm các chỉ tiêu khả năng thanh toán
Tình hình tài chính của công ty chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tình hình và khả năng thanh toán của công ty. Để thấy rõ tình hình tài chính của
công ty hiện tại và tương lai, cần xác định các chỉ tiêu phân tích nhu cầu và khả
năng thanh toán của công ty. Khả năng thanh toán của công ty được biểu hiện ở số tiền và tài sản mà công ty hiện có, có thể dùng để trang trải các khoản công nợ.
Để đánh giá và phân tích khả năng thanh toán của công ty trước hết cần tính chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tổng hợp bằng công thức sau:
Hệ số khả năng thanh toán (K) phản ánh mối quan hệ giữa khả năng và nhu cầu thanh toán của công ty. Hệ số này là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính của công ty tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan.
-Nếu K>1 điều đó chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán, có thể trang trải hết công nợ và tình hình tài chính của công ty là ổn định hoặc khả quan.
-Nếu K<1 điều này chứng tỏ công ty không có khả năng trang trải hết công nợ, thực trạng tài chính của công ty là không bình thường và đang gặp nhiÒu khã kh¨n.
-Nếu K càng nhỏ hơn 1 điều đó phản ánh thực trạng tài chính của công ty càng gặp nhiều khó khăn, mất dần khả năng thanh toán và công ty có nguy cơ
phá sản.
Ngoài ra còn có thể xác định các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nh sau:
Hệ số khả năng thanh
toán nhanh =
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Tổng các khoản nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh
toán tổng hợp(K) =
Số tiền có thể dùng để thanh toán (khả năng thanh toán)
Số tiền phải thanh toán (nhu cầu thanh toán)
Khả năng thanh toán cao thì rủi ro thanh toán sẽ thấp, tuy nhiên lợi nhuận có thể thấp vì tiền mặt nhiều, phải thu nhiều và hàng tồn kho nhiều.
Khả năng thanh toán thấp thì rủi ro thanh toán sẽ cao, tuy nhiên lợi nhuận có thể cao vì tài sản lưu động được sử dụng hiệu quả , nguồn vốn đầu tư cho tài sản lưu động nhỏ, tỷ suất thu hồi tài sản (ROA), tỷ suất thu hồi vốn góp (ROE) cã thÓ t¨ng.
1.3.3.2 Phân tích khả năng quản lý nợ
Để phản ánh rủi ro tài chính của công ty, ngoài các chỉ tiêu phản ánh về khả năng thanh toán còn sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Hệ số nợ trên tổng tài sản: hệ số này chỉ mức độ doanh nghiệp sử dụng vèn vay trong kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng số tài sản hiện có của công ty thì có bao nhiêu đồng do vay, nợ mà có. Nếu hệ số này cao chứng tỏ doanh nghiệpmạnh dạn sử dụng nhiều vốn vay trong cơ cấu vốn. Đây là một cơ sở để có được lợi nhuận cao, là một minh chứng về uy tín của doanh nghiệp đối với các chủ nợ.
Tuy nhiên chỉ số nợ cao làm cho khả năng thanh toán giảm, lợi nhuận cũng sẽ giảm. Những hạn chế này làm tăng độ rủi ro của doanh nghiệp, và làm giảm niềm tin của chủ nợ.
Hệ số nợ trên tổng
tài sản =
Tổng số nợ
Tổng tài sản Hệ số khả năng thanh
toán tức thời =
Vốn bằng tiền
Tổng các khoản nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh
toán hiện hành =
Tài sản lưu động
Tổng các khoản nợ ngắn hạn
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nếu đạt được hiệu quả
kinh tế cao thì công ty không những có thể hoàn trả lại được toàn bộ vốn vay khi
đã đến kỳ hoàn trả, mà còn trả được cả lãi tiền vay. Do vậy trên cơ sở của sự tín nhiệm đó công ty có thể dễ dàng vay vốn của ngân hàng và các đối tượng khác.
Và như vậy tình hình rủi ro tài chính của công ty sẽ giảm đi và ngược lại.
Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán lãi vay được xác định bằng công thức sau
Chỉ tiêu trên phản ánh cứ một đồng lãi vay phải trả của công ty thì thu
được bao nhiêu đồng lãi trước thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí lãi vay. Hệ số này có thể xảy ra một trong các trường hợp sau:
-Nếu hệ số khả năng thanh toán lãi vay = 1 thì công ty không có lãi -Nếu hệ số khả năng thanh toán lãi vay > 1 và càng lớn hơn 1 bao nhiêu thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty càng có hiệu quả bấy nhiêu. Công ty không những hoàn trả được vốn vay của ngân hàng và các đối tượng vay khác, rủi ro tài chính của công ty giảm.
-Nếu hệ số khả năng thanh toán lãi vay < 1 và càng nhỏ hơn 1 thì rủi ro về tài chính của công ty càng lớn, công ty cần có biện pháp khắc phục ngay, nếu không sẽ có nguy cơ phá sản.