CHƯƠNG 2: PHÂN TíCH TàI CHíNH CÔNG TY
2.3.2 Phân tích hiệu quả tài chính tại công ty
Thông qua phân tích báo cáo kết quả kinh doanh ta có cái nhìn sơ bộ về khả năng sinh lợi của Công ty.
Bảng 2.14: Phân tích khả năng sinh lời của Công ty cổ phần vận tải dịch vụ và thương mại năm 2005,2006
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
Doanh lợi doanh thu sau thuế 10,23% 6,63%
Doanh lợi trước thuế 33,68% 22,63%
Tỷ suất thu hồi tài sản 24,26% 16,32%
Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu 45,69% 24,4%
Thu nhập của mỗi cổ phần thường 191.088 119.413
Qua bảng 2.14 ta thấy nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn có sự giảm sút.
Tỷ suất doanh lợi doanh thu sau thuế
Hệ số này phản ánh một đơn vị doanh thu thuần đem lại mấy đơn vị lợi
càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn. Theo kết quả tính toán này, tỷ suất lợi nhuận giảm qua hai năm. So sánh 2 năm thấy rằng năm 2005 đạt
được mức sinh lời 10,23, năm 2006 là 6,63, như vậy tình hình sản xuất kinh doanh năm 2005 của công ty là không tốt. Như trong bảng phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy lợi nhuận của năm 2006 tăng so với năm 2005 về số tuyệt đối là 3.988.487.487 đồng và số tương đối năm 2006 bằng 62,4% năm 2005. Đây là tỷ lệ giảm đáng kể. Một phần do giá vốn tăng do giá nguyên vật liệu tăng chủ yếu là dầu máy mặc dù các chi phí khác giảm nhưng lợi nhuận vẫn giảm trong khi đó phí vận chuyển không đổi, doanh thu không đổi cho thấy hoạt động kinh doanh khó khăn. Công ty cần có kế hoạch sản xuất kinh doanh chi tiết cho thời gian tới để cải thiện tình h×nh thu nhËp.
Tỷ suất thu hồi tài sản
Ngoài việc so sánh lợi nhuận với doanh thu, còn so sánh lợi nhuận với tổng tài sản để xem xét 1 đồng tài sản thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Nói chung từ bảng tính chỉ tiêu, suất sinh lời của tổng tài sản của Công ty khá cao. Xét trong cả 2 năm 2005, 2006 thì năm 2005 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao hơn năm 2006 nhưng năm 2006 tỷ suất thu hồi tài sản thấp nghĩa là cứ 100 đồng tài sản tạo ra 16,32 đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này không cao do lợi nhuận thu được năm 2006 giảm so với năm 2005 là 37,5% trong khi tài sản năm 2006 giảm so với năm 2005 là 7%). Công ty cần xem xét lại hiệu quả sử dụng tài sản đặc biệt tài sản ngắn hạn vì tài sản này chiếm tỷ trọng lớn 99,8%.
Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu
Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời càng cao và ngược lại. Dựa vào số liệu trên bảng phân tích trên ta thấy: Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm dần theo các năm, năm 2005 là 45,69%, năm 2006 là 24,4%. Nguyên nhân là do lợi nhuận thuần sau thuế năm 2006 giảm nhưng Vốn chủ sở hữu tăng với tốc độ lớn hơn. Theo bảng 2.14 thì hệ số sinh lời
vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm dần theo các năm nghĩa là một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra lợi nhuận thu được ngày càng giảm. Vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2005, lợi nhuận giảm do đó hệ số sinh lời VCSH giảm nhưng chủ yếu do doanh thu giảm, giá vốn tăng. Xét một cách toàn diện thì việc giảm hệ số này là một dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty không tèt.
Thu nhập của mỗi cổ phần thường
Trong hai năm 2005, 2006 số cổ phần thường của công ty không thay
đổi, do lợi nhuận sau thuế thu nhập năm 2006 là 4.776.503.834 giảm đáng kể so với năm 2005 là 7.643.501.262 vì vậy thu nhập của mỗi cổ phần thường năm 2005 là 191.088, năm 2006 là 119.413. Điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty giảm sút do lợi nhuận sau thuế năm 2006 giảm 37,5%, phần lợi nhuận giảm đáng kể do doanh thu giảm, giá vốn tăng.
2.3.2.2 Phân tích khả năng quản lý tài sản
Quản lý tài sản tức là đánh giá hiệu suất, cường độ sử dụng tài sản, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ta sử dụng các chỉ tiêu phân tích sau:
Bảng 2.15: Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty cổ phần vận tải dịch vụ và thương mại năm 2005,2006
Chỉ tiêu Năm2005 Năm 2006
Vòng quay hàng tồn kho 28,77 26,32
Vòng quay TSCĐ 18,01 25,24
Vòng quay TSLĐ 2,73 2,73
Vòng quay tổng tài sản 2,37 2,46
Kỳ thu nợ bán chịu 21,52 12,17
Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá tình hình kinh doanh hàng hoá dịch vụ của Công ty. Nó cho biết số lần dự trữ được bán ra bình quân trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì thời gian hàng tồn kho càng ngắn, vốn của công ty được luân chuyển càng nhanh.
Hệ số quay vòng hàng tồn kho giảm nhẹ trong hai năm thể hiện sự giảm sút trong việc bán hàng, thực hiện dịch vụ. Hệ số quay vòng hàng tồn kho năm 2005 là 28,77 tức là hàng tồn kho được luân chuyển 28,77 lần trong kỳ kinh doanh của Công ty. Nguyên nhân là do giá cả thị trường có rất nhiều biến động lên xuống thất thường đặc biệt nhiên liệu, dầu máy làm cho chiến lược kinh doanh hàng xuất nhập khẩu vật tư thiết bị thay đổi. Nói chung, hệ số này càng cao thì việc kinh doanh của Công ty càng tốt bởi vì trên giác độ vốn luân chuyển thì một Công ty có hệ số quay vòng cao thường đòi hỏi đầu tư thấp hơn cho hàng tồn kho so với công ty khác có cùng mức doanh thu nhưng có hệ số quay vòng thấp. Tuy nhiên, nếu hệ số quay vòng hàng tồn kho quá cao thì việc duy trì mức tồn kho thấp sẽ có thể không đủ đáp ứng các hợp đồng tiêu thụ của kỳ sau và ảnh hưởng không tốt tới công việc kinh doanh của công ty. ở đây, hệ số quay vòng hàng tồn kho của Công ty năm 2006 là 26,32 nhưng trong giá trị hàng tồn kho của Công ty lại chủ yếu là nhiên liệu. Như vậy có thể đánh giá là hệ số này tương đối tốt.
Vòng quay tài sản cố định
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị nguyên giá bình quân (hay giá trị còn lại bình quân) tài sản cố định đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần (hay giá trị sản lượng). Hiệu suất sử dụng tài sản cố định càng lớn, hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng tăng và ngược lại, nếu hiệu suất sử dụng tài sản cố
định càng nhỏ, hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng giảm.
Như vậy năm 2005 sang năm 2006, hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng từ 18,01 lên 25,24. Căn cứ vào chỉ tiêu này thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty tăng lên do tài sản cố định của công ty giảm đi 31,1% trong khi
đó doanh thu chỉ giảm 3,5%.
Vòng quay của tài sản lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn lưu động bình quân đem lại mấy
đơn vị doanh thu. Sức sản xuất của vốn lưu động càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tăng và ngược lại nếu sức sản xuất của vốn lưu động càng nhỏ, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng giảm.
Vòng quay vốn lưu động ổn định qua hai năm là 2,73. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn giảm do tài sản lưu động giảm 3,4%, vòng quay tài sản giữ nguyên. Công ty cần có phương pháp đổi mới, cải tiến trong sản xuất kinh doanh để sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Trong tổng số tài sản của công ty thì tài sản cố định có thời gian quay vòng cũng như thời gian thu hồi vốn tương đối dài. Còn tài sản lưu động là những tài sản có thời gian quay vòng ngắn, thu hồi vốn nhanh, cho nên sử dụng tài sản lưu động một cách hợp lý, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Vòng quay tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần (hay giá trị sản lượng). Sức sản xuất của tổng tài sản càng lớn, hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tổng tài sản càng nhỏ, hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng giảm.
Với chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản: Các số liệu ở bảng trên cho thấy sức sản xuất của tổng tài sản của năm 2006 cao hơn so với năm 2005, và tổng tài sản được sử dụng hiệu quả hơn vì thực tế kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2005, năm 2006 cho thấy doanh thu năm 2006 giảm 3,5% so víi n¨m 2005.
Kỳ thu nợ bán chịu
Kỳ thu nợ bán chịu của công ty giảm xuống rõ rệt, năm 2005 là 21,52, năm 2006 là 12,17. Công ty rút ngắn được thời gian thu hồi nợ, đây là dấu hiệu tốt, công ty có khả năng thu hồi vốn nhanh đầu tư vào kinh doanh. Tuy nhiên đây cũng là hạn chế của công ty trong việc mở rộng thị phần.