Tình hình phát triển KCN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tại Hải Phòng (Trang 23 - 29)

I.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC KCN ĐỐi

I.2.2 Tình hình phát triển KCN ở Việt Nam

Đất nước đã trải qua gần 20 năm thực hiện chủ trương “Đổi mới”, “Mở cửa” của Đảng và Nhà nước. Trong tiến trình đó, kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần đưa nền kinh tế nước nhà vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng triền miên trong nhiều năm để từng bước tăng trưởng và hội nhập quốc tế, phát triển mạnh và vững chắc.

Mở rộng kinh tế đối ngoại là một xu hướng phát triển tất yếu của mỗi nước trong thời đại này, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển.

Đối với Việt Nam, kinh tế đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; Việc tăng cường kinh tế đối ngoại ở nước ta xuất phát từ yêu cầu xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn chặt với các quan hệ đa dạng và sự phát triển phong phú của kinh tế thế giới. Các thành phần kinh tế được động viên tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại theo quy hoạch và phân công hợp lý, lấy sản xuất là khâu trọng tâm, bảo đảm cho kinh tế quốc doanh nắm được khâu then chốt, phát huy vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tham gia kinh tế đối ngoại.

Hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta có nhiều hình thức, trong đó hoạt động hợp tác đầu tư nước ngoài chiếm một vị trí quan trọng. Đầu tư nước ngoài giữ vai trò chủ yếu trong việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp. Ngược lại, khu công nghiệp là địa bàn thuận lợi cho các nhà đầu tư tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…

với thủ tục hành chính đơn giản hơn, hiệu lực quản lý nhà nước được phát huy rõ nét hơn.

Khu công nghiệp – mô hình kinh tế mới ở nước ta ra đời cùng với chủ trương mở cửa và đường lối đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI năm

1986 khởi xướng. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996 xác định: “… hình thành các khu công nghiệp tập trung (bao gồm cả khu chế xuất và khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị. Ở các thành phố, thị xã, nâng cấp cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới xen lẫn với khu dân cư…”. Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII chỉ rõ phương hướng phát triển khu công nghiệp trong những năm tiếp theo là: “Phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả các khu công nghiệp…”. Đây cũng là những định hướng quan trọng của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển các KCN nhằm thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại đại hội lần thứ IX của Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2005 tiếp tục khẳng định “Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở”.

Các KCX, KCN đã được thành lập nhiều và chủ yếu tập trung ở ba vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có 23 khu, với tổng diện tích 3.345 ha, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 50 khu, với tổng diện tích 11.579 ha, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có 17 khu, với diện tích 2.466 ha và khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) diện tích 14.000 ha, khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam); ngoài ra, các khu vực khác có 16 khu, diện tích 2.837 ha. Khu công nghiệp có quy mô diện tích lớn nhất là KCN Phú Mỹ I tại Bà Rịa – Vũng Tàu với diện tích 954,4 ha; khu công nghiệp có diện tích nhỏ nhất là KCN Bình Chiểu tại Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 28 ha.

Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2005, cả nước có 123 KCN (trong đó có 5 KCX) được thành lập và 03 KCN được mở rộng với tổng diện tích tự nhiên đạt 25.156 ha trong đó có 71 khu đã đi vào hoạt động và 52 khu

đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng KCN. Nói chung, các KCN do doanh nghiệp trong nước đầu tư hạ tầng mà nguồn vốn chủ yếu từ nguồn tín dụng ưu đãi và từ tiền thuê đất ứng trước của các nhà đầu tư thứ cấp hoặc vốn tự có của doanh nghiệp – vốn ít, vừa đầu tư, vừa khai thác kinh doanh dẫn đến việc xây dựng hạ tầng KCN chậm và chất lượng không bằng các KCN do các công ty nước ngoài đầu tư xây dựng.

Trong 6 tháng đầu năm 2005, các KCN thu hút được 131 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 40% so với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên cả nước) - tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái với tổng vốn đầu tư đăng ký 450 triệu USD – chiếm gần 30% tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký của cả nước. Cũng trong thời gian này, tại các KCN có 169 dự án đầu tư nước ngoài tăng vốn với tổng số vốn đầu tư đăng ký tăng thêm đạt 469 triệu USD, chiếm 55% tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tăng thêm của cả nước. Như vậy tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm trong 6 tháng đầu năm 2005, các KCN trên cả nước đã thu hút được 919 triệu USD vốn đăng ký. Nhìn chung các dự án đầu tư vào KCN, KCX triển khai nhanh và thuận lợi hơn so với các dự án đầu tư bên ngoài KCN. Các doanh nghiệp trong KCN phải thuê lại đất của công ty phát triển hạ tầng với giá thường cao hơn so với giá thuê đất ngoài KCN (do phải tính cả chi phí đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng sẵn có), do vậy, phần lớn các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN là doanh nghiệp FDI (chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) - đã góp phần tạo thêm nhiều năng lực sản xuất mới trong các ngành kinh tế then chốt, tập trung chủ yếu vào các dự án sản xuất công nghiệp (tỷ trọng khoảng 40% tính riêng các ngành công nghiệp sản xuất trừ dầu khí, bất động sản và dịch vụ - chiếm 21.5% vốn đăng ký của tất cả các doanh nghiệp FDI đã được cấp Giấy phép trên cả nước).

Các dự án đầu tư vào KCX, KCN phần lớn là trong ngành công nghiệp nhẹ, cơ khí chính xác, lắp ráp điện tử, may mặc, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp thực phẩm… được đánh giá là có trang thiết bị và trình độ công nghệ ở mức tiên tiến so với trình độ chung của cả nước.

Ngoài ra, một số KCN đã thu hút được những dự án có trình độ công nghệ cao như các công ty Rorze Robotech ở KCN Nomura-Hải Phòng (Hải Phòng), Fujisu ở KCN Biên Hòa (Đồng Nai), Canon ở KCN Thăng Long (Hà Nội)… Các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào KCN chưa nhiều – chủ yếu là những doanh nghiệp được thành lập từ trước khi có KCN nay đầu tư vào KCN do chủ trương di dời từ nội thành ra theo quy hoạch tránh khả năng gây ô nhiễm môi trường, hoặc xây dựng KCN trên cơ sở quy hoạch các doanh nghiệp trước.

Với hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có và những chính sách ưu đãi nổi trội cùng cơ chế quản lý đặc biệt, thủ tục đầu tư đơn giản, thuận tiện hơn rất nhiều so với bên ngoài đã làm cho các KCX, KCN của Việt Nam ngày một hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tính đến hết tháng 12 năm 2004, các nhà đầu tư từ hơn 40 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào các KCN trên cả nước và đã thu hút được 3.108 dự án đầu tư (1.495 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 1.613 dự án đầu tư trong nước) với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 11,6 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài và 80,3 ngàn tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, chưa kể 969 triệu USD và 22,6 ngàn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển hạ tầng KCN của 19 dự án; thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Phú Yên… là những địa bàn thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước đầu tư kinh doanh. Trong các vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp cũng như trao đổi với các nước và có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn nên thu hút được nhiều dự án nhất, với khoảng 1.080 dự án FDI - tổng vốn đầu tư gần 8,6 tỷ USD. Tiếp theo là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, thu hút 91 dự án với tổng vốn đăng ký 850 triệu USD và 23 dự án trong nước với 340 tỷ đồng.

Để thực hiện việc di chuyển các cơ sở công nghiệp ra khỏi nội đô và thu hút đầu tư, ở một số địa phương và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước đã xây dựng các cụm công nghiệp nhỏ. Hiện nay, theo số liệu thống kê, trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố có 124 cụm công nghiệp hoặc

KCN vừa và nhỏ do các địa phương thành lập với tổng diện tích hơn 6.500 ha. Trong số này, nhiều cụm công nghiệp và các KCN vừa và nhỏ được thành lập mang tính tự phát, không dựa trên quy hoạch, chủ yếu tập trung phát triển nghề thủ công, làng nghề truyền thống, công nghiệp địa phương và di dời các cơ sở ô nhiễm ra khỏi các khu vực dân cư. Hiện nay, nhiều địa phương đang kiến nghị thành lập KCN, có gần 350 khu vực kinh tế ở 54/61 tỉnh thành được kiến nghị đưa vào xây dựng thành KCN, với tổng diện tích khoảng 35.000 ha.

Các KCN, KCX còn là nơi thu hút được nhiều lực lượng lao động Việt Nam làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp và trong các lĩnh vực xây dựng, cung cấp dịch vụ cho KCX, KCN. Tính đến hết tháng 12 năm 2004 các KCN ở Việt Nam đã thu hút trên 75 vạn lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp. Đây là số lượng lao động chưa phải là nhiều so với nhu cầu phát triển của các KCN, KCX cũng như so với nhu cầu việc làm của lực lượng lao động ở các địa phương, nhưng điều quan trọng là nhờ đó mà chất lượng nguồn nhân lực đã từng bước được nâng lên thông qua việc tiếp cận với các công nghệ sản xuất và phương thức quản lý mới tiên tiến, hiện đại.

Bảng I.2

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2004 CỦA CÁC KCN & KCX Ở VIỆT NAM

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2003

Năm 2004

So với cùng kỳ năm 2003

(%) I. Thành lập KCN

Thành lập và mở rộng

Diện tích Ha 23

3485

14 3433

61 99 II. Tình hình thực hiện

1. Doanh thu 2. Xuất khẩu 3. Nhập khẩu 4. Nộp ngân sách 5. Lao động cuối kỳ

Tr. USD Tr. USD Tr. USD Tr. USD 1000 người

9685 3939 4375 473 511

11678 4804 6986 492 755

121 122 160 104 148 III. FDI trong KCN

1. Tình hình cấp mới Số dự án

Tổng vốn đầu tư đăng ký 2. Tình hình tăng vốn

Số dự án Tổng vốn tăng 3. Tổng vốn tăng thêm

Tr. USD

Tr. USD Tr. USD

252 914 323 676 1590

278 1326 373 994 2320

110 145 115 147 146

Nguồn: Báo cáo của Vụ quản lý các KCN &CX – Bộ Kế hoạch và đầu tư tháng 3-2005

Bảng I.3

10 N ƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ DẪN ĐẦU VỀ ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN VÀ KCX VIỆT NAM

Stt Nước, vùng lãnh thổ Số dự án Vốn đầu tư (USD)

1 Nhật Bản 165 1.836.213.919

2 Đài Loan 433 1.593.245.617

3 Hàn Quốc 156 1.485.479.857

4 Singapore 86 724.687.606

5 British Virgin Island 55 669.206.181

6 Hồng Kông 67 559.917.384

7 Thái Lan 34 418.813.530

8 Hoa Kỳ 47 385.134.372

9 Cayman Island 4 360.184.730

10 Malaixia 44 290.364.733

Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tại Hải Phòng (Trang 23 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)