Vai trò của các KCN, KCX đối với sự phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tại Hải Phòng (Trang 29 - 35)

I.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC KCN ĐỐi

I.2.3 Vai trò của các KCN, KCX đối với sự phát triển kinh tế xã hội

Các KCN xuất hiện trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Ở những nước có nền công nghiệp chưa phát triển, việc xây dựng và phát triển KCN đóng vai trò là một mũi đột phá, cơ bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, du nhập và áp dụng có hiệu quả những thành tựu của khoa học công nghệ mới và phương pháp quản trị kinh doanh tiên tiến vào quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển hàng xuất khẩu và tiếp cận thị trường quốc tế, tạo công ăn việc làm, thỏa mãn một số lợi ích về tài chính, về quản lý khoa học - kỹ thuật..v..v.

Ở Việt Nam, phát triển bền vững phải là mục tiêu cơ bản, gắn quyện và xuyên suốt trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường (với các tiêu chí cơ bản: đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống).

Các KCN, KCX ở Việt Nam thực sự đóng góp vai trò và rất quan trọng, kể từ khi hình thành và phát triển đến nay. Tuy thời gian phát triển chưa lâu, nhưng các KCN Việt Nam bước đầu đã khẳng định được vai trò tiên phong của mình, là một lực lượng công nghiệp mạnh, có đóng góp ngày càng lớn trong công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước: KCN nghiệp được coi là nơi thử nghiệm chính sách kinh tế mới tốt nhất đặc biệt là các chính sách kinh tế đối ngoại.

Những thành công bước đầu của các KCN ở Việt Nam cũng đã khẳng định đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng và phát triển các KCN là nhằm góp phần tạo động lực thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra thế và lực cho nền kinh tế phát triển bền vững phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát triển các KCN theo đúng chiến lược và quy hoạch sẽ tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng mới, đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ

thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, làm thay đổi bộ mặt những vùng nông thôn, mang lại văn minh đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, mọi thành viên của cộng đồng, tiếp cận được với các nguồn lực; cho phép thực hiện sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì sự bền vững. Các KCN được xây dựng sẽ hình thành lên các khu dân cư, khu đô thị mới, kéo theo các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu cho cả sản xuất và tiêu dùng.

Phát triển các KCN sẽ là đầu tầu tăng trưởng thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển. Đồng thời với sự xuất hiện của các KCN với nhiều ưu đãi buộc các doanh nghiệp phân bố rải rác trên địa bàn sẽ phải tính toán đến hiệu quả kinh tế mà quy tụ vào các KCN – tiết kiệm được quỹ đất, các nhà đầu tư cũng giảm bớt chi phí tìm đối tác đầu tư, tránh các thủ tục hành chính rườm rà trong việc cấp phép và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các KCN là nơi tiếp nhận, huy động vốn và khai thác có hiệu quả nguồn vốn, thành tựu khoa học – công nghệ, trình độ tổ chức quản lý của các nhà đầu tư quốc tế vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam: Sau một thời gian xây dựng và phát triển, các KCN ở Việt nam trở thành đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn FDI. Phát triển các KCN là phát triển hình thức bố trí sản xuất công nghiệp mới, góp phần quan trọng để ngành công nghiệp Việt Nam phát triển hiệu quả; tăng năng lực sản xuất và sản lượng công nghiệp để xuất khẩu và phục vụ nhu cầu trong nước;

KCN còn là trọng điểm của kinh tế địa phương, đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách, mở mang thêm ngành nghề mới, tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực.

Các KCN là những dự án đầu tư quy mô lớn, dài hạn, giải quyết những vấn đề cơ bản, lâu dài như quy hoạch, môi trường, tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ xã hội. Lợi ích to lớn của việc phát triển các KCN là thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư cần thiết từ bên ngoài để phát triển

sản xuất, tăng giá trị sản xuất hàng công nghiệp. Thực tiễn cho thấy, phát triển các KCN ở Việt Nam những năm qua đã tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Các KCN, KCX là nơi có môi trường và điều kiện tốt cho việc đào tạo nguồn nhân lực – đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời là nơi mà ở đó người lao động vừa có cơ hội vừa phải cố gắng học tập, tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu tiên tiến của khoa học – công nghệ vào quá trình sản xuất và quản trị kinh doanh. Do vậy, người lao động biết cần phải tự giác tham gia vào quá trình đào tạo và tự đào tạo lại để có thể thích ứng được với yêu cầu luôn biến đổi vì sự phát triển của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có năng lực quản lý chính là động lực góp phần to lớn, mang tính quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển bền vững.

Các KCN tạo hiệu quả về kinh tế cho xã hội: Nhờ áp dụng nguyên lý tập trung theo chiều dọc trong xây dựng các nhà máy ở KCN nên nguồn nguyên liệu tại chỗ có thể được sử dụng tối đa và giá thành sản phẩm giảm đáng kể. Hơn nữa, do cơ sở hạ tầng được chuẩn bị sẵn cùng với nhiều ưu đãi đặc biệt về giá thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với từng đối tượng các nhà đầu tư, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào đấu nối với KCN, KCX, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp - nhất là hỗ trợ tài chính nên khi đầu tư vào các KCN các nhà đầu tư giảm được rất nhiều chi phí doanh nghiệp (như phí mua đất xây dựng nhà máy với giá cao, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, phí xây dựng đường dây tải điện, đường giao thông vận tải và nhà máy…). Các chủ đầu tư không mất nhiều thời gian đi khảo cứu địa bàn, xin Giấy phép xây dựng... những thủ tục này do thời gian hoàn tất thường bị kéo dài có thể làm mất đi cơ hội đầu tư. Khi các KCN hoạt động và quản lý tốt sẽ tạo điều kiện dẫn dắt công nghiệp phụ trợ và các dịch vụ cần thiết đi theo từ dịch vụ công nghiệp, tài chính, ngân hàng, cung cấp nguyên

liệu đến dịch vụ cung cấp lao động trong KCN. Đồng thời việc thu hút lao động tạo nên khu dân cư tập trung hình thành các khu đô thị, thành phố công nghiệp, giúp phân bố và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của địa phương. Phát triển các KCN tập trung còn là một biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đối với các nước đang phát triển, do thiếu vốn chưa thể cùng một lúc hoàn thiện toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, do vậy việc xây dựng và phát triển các KCN là một giải pháp tốt tập trung nguồn lực vốn hạn hẹp vào một số khu vực trọng điểm có nhiều lợi thế hơn các khu vực khác trên địa bàn. Trong kCN tập trung, các doanh nghiệp ít nhiều có liên quan đến nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tạo nên mối liên kết hợp tác kinh tế làm giảm các chi phí giao dịch; mặt khác, doanh nghiệp còn có thể tận dụng các nguyên phụ liệu của nhau để hạ thấp giá thành sản phẩm. Các KCN phát triển (kéo theo các ngành phục vụ đời sống: chợ, siêu thị, dịch vụ bưu điện, giao thông vận tải công cộng, du lịch, ... cùng phát triển, hình thành các khu dân cư, đô thị mới) có tác dụng lan tỏa sang các khu phụ cận các vùng lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế của cả vùng.

KCN góp phần bảo vệ môi trường sinh thái: Vấn đề ô nhiễm môi trường được hạn chế do các nhà máy được xây dựng xa các khu dân cư.

KCN là địa điểm tốt để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm từ nội thành , phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Do tập trung các cơ sở sản xuất nên KCN có điều kiện thuận lợi trong việc tập trung kiểm soát, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.

Các KCN tạo việc làm cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Các nhà đầu tư ở các nước phát triển phải chịu sức ép của tình trạng khan hiếm lao động và giá nhân công cao, họ phải lựa chọn giải pháp đầu tư vào các KCN của các nước đang phát triển nhằm sử dụng lao động dư thừa và giá nhân công rẻ. Mở mang các KCN để tạo nhiều hơn chỗ làm việc, thực hiện chiến lược toàn dụng lao động là một trong những mục tiêu quan trọng của các nước đang phát triển. Các KCN vừa là nơi du nhập kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và học tập kinh

nghiệm quản lý vừa là môi trường đào luyện ra những người quản lý có trình độ cao, có bản lĩnh và kinh nghiệm và đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có ý thức, tác phong công nghiệp do được tiếp cận với những dây chuyền công nghệ tiên tiến với kỷ luật lao động cao, buộc các nhà quản lý và người trực tiếp lao động phải tự rèn luyện, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. KCN còn mang lại kết quả gián tiếp – không dễ dàng đo đếm được những con số. Đó là việc tìm thấy lối ra, hướng đi của các địa phương nghèo, sản xuất nông nghiệp là chính nay chuyển sang CNH-HĐH; đó là việc một số lượng không nhỏ nông dân nhường đất cho phát triển các KCN, trở thành người lao động trong các doanh nghiệp đầu tư vào KCN, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân chí, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, làm tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp của cả nước và địa phương nơi có các KCN . Các KCN sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước, đẩy nhanh tốc độ và kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn th ngoại tệ cho doanh nghiệp, tái mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, tích lũy kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh. KCN được hình thành và phát triển đem lại lợi ích cho cả nước nhận đầu tư và nhà đầu tư bởi mục tiêu của các nhà đầu tư là giảm chi phí và tăng thu lợi nhuận.

Các KCN được hình thành và phát triển sẽ là cầu nối cho nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế quốc tế: Các KCN là nơi sản xuất hàng hóa xuất khẩu hướng ra thị trường thế giới, là cửa ngõ khai thông nền kinh tế trong nước với bên ngoài, góp phần đẩy nhanh quá trình hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Thông qua các KCN, nước chủ nhà đẩy mạnh hoạt động ngoại thương. KCX được thiết lập và hoạt động tương tự như KCN, là khu được coi như tách khỏi Việt Nam về mặt thuế quan. Các doanh nghiệp được quyền tự do xuất khẩu, nhập khẩu không qua quan thuế. Hàng từ Việt Nam vào KCX được coi như Việt Nam xuất khẩu và ngược lại, hàng từ KCX nhập vào thị trường Việt Nam được coi như hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Đối với các chủ

doanh nghiệp, ngoài các tiện ích của KCN với quy chế xuất nhập khẩu đặc biệt trên đây, sẽ làm hàng xuất khẩu với giá nhân công rẻ của Việt Nam và nhập khẩu những nguyên liệu vật tư cần thiết từ nước ngoài (KCX Tân Thuận là một điển hình thành công không chỉ ở Việt Nam mà còn được xếp vào hạng tốt nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: trong 10 năm đầu hoạt động đã xuất siêu đem về cho Việt Nam 0,5 tỷ USD, ngoài ra Việt Nam còn thu thêm được tiền lương Nhân công – coi như xuất khẩu lao động tại chỗ). Chỉ ở KCN, KCX, các nhà đầu tư mới có đủ các điều kiện cần thiết để phát huy mọi lợi thế và tính chủ động, sáng tạo của mình trong việc lựa chọn mặt hàng cần sản xuất, số lượng và chất lượng, cách thức sản xuất, địa chỉ và phương thức tiêu thụ; trên cơ sở đó mà có quyết sách ứng dụng hoặc liên kết ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ một cách tối ưu. Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn ở một số KCN, KCX nước ta cho thấy, việc tiếp nhận những thành tựu khoa học – công nghệ trong các KCN có nhiều ưu thế hơn hẳn so với các đơn vị sản xuất kinh doanh ở ngoài các KCN. Nhờ đó mà các KCN đang tạo ra cho đất nước nhiều sản phẩm xuất khẩu và nhiều sản phẩm chất lượng cao thay thế hàng nhập khẩu mà phần lớn là dựa vào nguồn nhân lực và nguyên liệu tại chỗ, tạo nên thế đứng mới của nền kinh tế nước ta.

Phần II

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN TẠI HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tại Hải Phòng (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)