Đánh giá những thành tựu và hạn chế về đầu tư vào các KCN của

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tại Hải Phòng (Trang 56 - 63)

II.2 THỰC TRẠNG CÁC KCN CỦA HẢI PHÒNG

II.2.2 Đánh giá những thành tựu và hạn chế về đầu tư vào các KCN của

2.2.1 Tiêu chí đánh giá mức độ thành công trong thu hút đầu tư vào KCN:

Các KCN ở Hải Phòng được thành lập cũng theo một nguyên tắc chung chủ yếu của cả nước là kết hợp chặt chẽ giữa các KCN với quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch đô thị, phân bố dân cư và an ninh quốc phòng ở trên địa bàn thành phố; có quỹ đất hợp lý để phát triển, có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi, có thị trường đầu vào và đầu ra thuận lợi, có khả năng đáp ứng yêu cầu về lao động cả về số lượng và chất lượng.

Nói đến khả năng thu hút đầu tư của các KCN nói chung là nói đến

“Khả năng lấp đầy KCN” (hay nói cách khác là kể đến chỉ tiêu “số lượng nhà đầu tư vào KCN”), thời gian lấp đầy kéo dài khoảng từ 5 đến 10 năm theo các giai đoạn đầu tư là hợp lý vì trên một địa bàn nếu thời gian lấp đầy kéo dài sẽ làm lãng phí đất đai và tiền vốn.

Để có được thành công trong thu hút đầu tư vào các KCN, cần đến rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan hỗ trợ. Những yếu tố chính có thể kể ra ở đây đó là:

1. Công tác xúc tiến đầu tư: quảng bá các thông tin của quốc gia, địa phương, các KCN đến các nhà đầu tư tiềm năng;

2. Các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào các KCN của nhà nước nói chung và của địa phương có KCN nói riêng, bên cạnh đó đặc biệt phải kể đến công tác hỗ trợ các nhà đầu tư của chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương như các thủ tục hành chính:

cấp phép, hải quan, thuế vụ, giải quyết các vấn đề về lao động...;

3. Quy hoạch cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN như hệ thống giao thông, vận tải, thông tin liên lạc, các chi phí ban đầu cho việc cấp điện, nước, xây dựng nhà xưởng, khả năng giải quyết vấn đề về môi trường,... liên quan mật thiết đến chi phí đầu tư, đây là vấn đề không kém phần quan trọng mà đa số các nhà đầu tư đến Hải Phòng tìm

hiểu môi trường đầu tư đã đặt lên hàng trước vị trí địa lý, chính sách ưu đãi để nghiên cứu;

4. Các công trình, tiện ích phụ trợ gắn liền với các KCN phục vụ cho sự phát triển của các KCN như: khu dân cư, khu đô thị, các dịch vụ công cộng như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, nơi vui chơi giải trí... nhằm giải quyết nhu cầu nơi ăn, chỗ ở, sinh hoạt văn hóa và tinh thần cho công nhân, chuyên gia làm việc trong KCN (không nên xây dựng quá xa KCN – chỉ khoảng 3 đến 5 km là hợp lý);

5. Vấn đề về lao động: các quy định pháp lý, chế độ lương, đãi ngộ cho người lao động, khả năng cung cấp nguồn lao động của địa phương, hệ thống giáo dục, chất lượng và các ngành nghề được đào tạo,...

6. Ngoài ra còn có một số yếu tố ảnh hưởng khác đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư như an ninh trật tự trong và ngoài các KCN, trình độ dân trí,...

2.2.2 Những thành tựu và đóng góp của các KCN trong sự phát triển kinh tế chung của thành phố:

Các KCN ở Hải phòng ra đời và hoạt động đã góp phần tác động tích cực đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố (cũng như của cả nước), góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu, vận hành kéo theo vốn góp của bên Việt Nam là cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, kho tàng, đất đai... Sự phát triển các KCN ở Hải Phòng là nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, tác động tích cực đến hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực như giao thông, cơ khí, dịch vụ cảng, bưu điện, ngân hàng, du lịch..., tạo việc làm và phát triển các khu đô thị mới; giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường. Đời sống của nhân dân nhờ đó được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần.

Đến nay, trên địa bàn thành phố có 03 KCN (không kể các cụm công nghiệp do thành phố quy tụ) với diện tích 1.285 ha; thu hút được khoảng hơn 8.000 lao động. Trong các KCN, KCX Hải Phòng hiện có 52 dự án FDI (riêng KCN Nomura có 46 dự án) được cấp phép còn hiệu lực (chiếm 29% và 0,95% về tổng số dự án còn hiệu lực tương ứng của thành phố và của cả nước) với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 374,489 triệu USD (không kể 3 doanh nghiệp phát triển hạ tầng), trong đó có 42 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh với tổng số vốn thực hiện là 164,890 triệu USD (chiếm 44% tổng vốn đầu tư đăng ký). Vốn thực hiện bình quân của các doanh nghiệp trong các KCN từ 2001 – 2004 tăng mỗi năm 21%/năm và ước năm 2005 tăng 25% so với năm 2004, và đến năm 2010 ước tăng gấp 3 lần từ 2001 đến 2005.

Bảng II.6

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KCN

(Tính đến hết tháng 6/2005)

Số TT

Tên Doanh nghiệp

Vốn đăng ký Vốn thực hiện Tỷ lệ (%)

thực hiện Tổng vốn

Đầu tư Vốn

pháp định Vốn

pháp định Vốn

pháp định Vốn

ĐT Vốn

1

C.ty Liên doanh phát triển KCN

Nomura-HP

137,104,321.00 41,131,296.00 163,523,912.00 41,131,296.00 119.27 100

2

C.ty Liên doanh TNHH phát triển Đình Vũ

79,930,144.00 30,233,333.00 20,296,279.00 20,296,279.00 25.39 67.1

3

C.ty Liên doanh KCX Hải Phòng-96

75,000,000.00 25,000,000.00 735,400.00 735,400.00 0.98 2.94

Trong 6 tháng đầu năm 2005, các KCN trên địa bàn thành phố thu hút thêm được 06 dự án FDI và 10 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn (KCN Nomura-Hải Phòng đã tiếp nhận 04 dự án và 10 dự án tăng vốn; KCN Đình Vũ chưa thu hút thêm được dự án FDI nào, KCX Hải Phòng-96

cấp mới 02 dự án) với tổng số vốn tăng thêm là 56.396,700 USD (Trong đó vốn đầu tư cấp mới là 10.303.000 USD, vốn điều chỉnh tăng là 46.093.700 USD), đạt 94% kế hoạch cả năm, tăng gấp 3 lần về số dự án và hơn 11 lần về số vốn thu hút so với cùng kỳ năm 2004. Riêng KCN Đình Vũ hiện còn có 05 doanh nghiệp đầu tư trong nước đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư 550 tỷ VND chủ yếu là các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực sản xuất thép và chiết nạp gas.

Với các dự án đang hoạt động trong các KCN ở Hải Phòng, khoảng 50% vốn đầu tư dành cho mua sắm máy móc thiết bị; và trên 80% các doanh nghiệp đang hoạt động có trình độ công nghệ tiên tiến và trung bình tiên tiến so với khu vực (Công ty TNHH Rorze Robotech, Toyotabo, Advance Technology Hải Phòng...).

Hình II-3:

Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN của Hải Phòng từ năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2005

(tính theo số dự án và tổng vốn thu hút)

16

12

4

5

6 56,397 59,932

103,632

26,156 22,271

2001 2002 2003 2004 6 Tháng 2005

Số DA

Số Vốn ĐK và ĐC tăng (Triệu USD)

Những năm trước năm 2001, tình hình thu hút đầu tư khó khăn, mỗi năm chỉ vài dự án và các dự án đều có vốn đầu tư rất nhỏ. Từ năm 2001 đến nay số dự án ngày càng tăng, đồng thời vốn đầu tư bình quân cho mỗi dự án lớn hơn. Nếu như năm 2001 có 04 dự án với vốn đầu tư 22.271.000 USD, thì năm 2002 có 12 dự án cấp phép vốn đầu tư 20.296.000 USD và 04 lượt cấp giấy phép điều chỉnh tăng vốn, số vốn tăng thêm 6.470.000 USD. Năm 2003 có 16 dự án cấp phép mới vốn đầu tư 100.321.000 USD và 03 dự án tăng vốn đầu tư 3.310.000 USD nâng số vốn đầu tư lên 103.631.000 USD. Năm 2004 cấp 5 dự án với tổng vốn 56.425.000 USD và điều chỉnh giấy phép tăng vốn 3.507.000 USD tổng vốn đầu tư thu hút 59.932.000 USD (Xem Hình II-3).

Bảng II.7

Tình hình cho thuê lại đất và nhà xưởng tiêu chuẩn của KCN Nomura-Hải Phòng

Tổng diện tích đất cho thuê trên diện tích đất công nghiệp là 123 ha.

Tính đến hết tháng 6 năm 2005 tổng diện tích đất cho thuê lại đã và đang làm nhà xưởng là 49,761 ha, đạt 40,46%.

Năm

Cho thuê đất Cho thuê nhà xưởng Diện tích cho

thuê (ha)

Tỷ lệ(%) phủ kín KCN

Số xưởng cho thuê

Tỷ lệ % phủ kín xưởng

1 2 3 4 5

2001 7,0 10,85 2 16,68

2002 5,7 15,50 10 72,28

2003 10,6362 24,15 4 94,52

2004 10,1887 32,42 1 100,00

Cộng 33,5318 17

kế hoạch 2005 22,4490 50,67 6 100,00

Ước đến 2010 123 100,00 - 100,00

Số liệu được căn cứ vào hợp đồng thuê đất giữa NHIZ và các Công ty, chưa kể số diện tích đất mà các nhà đầu tư đã đặt cọc giữ chỗ chiếm khoảng 12% tổng số quĩ đất công nghiệp cho thuê lại (123 ha). Đầu năm 2005 do một số doanh nghiệp để lại xưởng để chuyển ra ngoài hoặc giải thể nên tỷ lệ thuê nhà xưởng tiêu chuẩn đầu năm 2005 còn lại 78%.

Bảng II.8 Tình hình cho thuê lại đất trong KCN Đình Vũ:

Giai đoạn I có diện tích đất công nghiệp cho thuê lại là 125 ha.

Năm Đất cho thuê Ghi chú

Diện tích cho thuê (ha)

Tỷ lệ % phủ kín

2001 - - Trước năm 2001 đã có 3 doanh

nghiệp hoạt động trong khu là Công ty TNHH Dầu nhờn Caltex Việt Nam thuê 3 ha, Công ty TNHH cấp nước Đình Vũ thuê 0,065 ha, Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc Proconco Đình Vũ thuê 6 ha, Tổng kho xăng dầu Đình Vũ Hải Phòng thuê 6 ha.

2002 - -

2003 5,000 ha 16,05%

2004 8,150 22,6%

Cộng

KH 2005 Trong nước: 20,000 FDI: 5,000

38,6%

42,6%

Ước 2010 92.000 96,0%

Tỷ lệ phủ kín năm 2003 là (3 + 0,065 + 6 + 6 +5) : 125 = 16,05%

Bảng II.9

Tình hình cho thuê lại đất trong KCX Hải Phòng-96

Năm Đất cho thuê

Ghi chú Diện tích cho

thuê (ha)

Tỷ lệ % phủ kín KCN

2001 - - Diện tích đất công

nghiệp cho thuê lại trong KCX là 85 ha.

Tỷ lệ phủ kín KCN là 1,2810 : 85 x 100 = 1,5%

2002 - -

2003 - -

2004 1,2810 1,5

kế hoạch 2005 12,0000 15,6

Ước đến 2010 58,0000 83,9

Tính đến hết tháng 6 năm 2005, trong các KCN, KCX Hải Phòng đã có 57 doanh nghiệp được cấp phép, trong đó có 47 doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh: Doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN bình quân từ năm 2001 đến 2004 mỗi năm tăng 100,59% và ước năm 2005 với tỷ lệ tăng gấp 2 lần năm trước và đến năm 2010 có thể tăng gấp 3 lần so với 5 năm từ 2001 đến năm 2005.

Bảng II.10

Số doanh nghiệp được cấp phép và đi vào hoạt động ở các KCN Các KCN Số Doanh nghiệp

được cấp Giấy phép Số Doanh nghiệp đã đi vào hoạt động

KCN Nomura 46 38

KCN Đình Vũ 8 8

KCX HP’96 3 1

Cộng : 57 47

Bảng II.11

Tình hình thực hiện doanh thu bán hàng

của các doanh nghiệp trong KCN, KCX từ năm 2001 đến năm 2004

Đơn vị : USD

Năm Doanh thu bán hàng +, - so với năm trước

Xuất khẩu Nội địa Cộng Số tuyệt đối Tỷ lệ % 2001 15.843.587 8.563.842 24.407.429

2002 25.323.830 11.227.889 36.551.719 + 12.144.290 + 49,76 2003 75.106.281 12.976.913 88.083.194 + 51.531.475 + 140,98 2004 128.099.966 57.785.008 185.884.974 + 97.801.780 + 111,03 Cộng 244.373.664 90.553.652 334.927.316 - - ước 2005 256.200.000 115.570.000 371.770.000 - - Đến 2010 1.501.722.000 206.124.000 1.707.846.000 - -

Sự thành công trong kinh doanh của các nhà đầu tư trong các KCN ở Hải Phòng đã làm tăng nguồn thu cho ngân sách:

Bảng II.12

Tình hình nộp NSNN của các doanh nghiệp trong KCN, KCX từ năm 2001 đến năm 2004

Đơn vị : USD Năm Số nộp NSNN Tăng, giảm so với năm trước

Số tuyệt đối Tỷ lệ%

2001 1.172.822 -

2002 2.012.250 839.428 + 71,57%

2003 2.118.906 106.656 +5,30%

2004 4.124.481 2.005.575 + 94,65%

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tại Hải Phòng (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)