II.1. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THU HÚT
II.1.2. Một số khó khăn thách thức đối với thành phố Hải Phòng
Trong 18 năm qua kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành (1987), Việt Nam đã đạt được những kết quả khá ấn tượng về thu hút
vốn FDI. Mặc dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam vẫn chưa tận dụng một cách tối ưu các cơ hội thu hút vốn FDI và chưa tối đa hóa được lợi ích mà đầu tư nước ngoài có thể mang lại. Theo thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Bích Đạt: “Kết quả thu hút đầu tư nước ngoài tuy tăng đáng kể so với các năm trước, nhưng vẫn thấp hơn so với tiềm năng, so với các nước trong khu vực và bản thân nhu cầu thu hút vốn cho tăng trưởng của đất nước”. Dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam (cũng như Hải Phòng nói riêng diễn biến bất thường – xem hình II.1), tỷ lệ thực hiện vốn FDI so với vốn đăng ký còn thấp, vốn FDI chỉ tập trung trong một số ngành, vùng, khả năng tuyển dụng lao động còn khiêm tốn…Phần lớn dự án đầu tư nước ngoài có quy mô nhỏ, công nghệ sử dụng chủ yếu có nguồn gốc từ châu Á và đạt mức trung bình.
Việt Nam chưa được chọn là điểm đầu tư của phần lớn công ty đa quốc gia (TNCs) có tiềm năng lớn về công nghệ, sản xuất những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao và sẵn sàng chuyển giao công nghệ và tri thức; thực trạng này cùng với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn về thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc và các nước trong khu vực đã tạo ra thách thức lớn cho Việt Nam.
Việt Nam còn thiếu sự ổn định và minh bạch các chính sách liên quan đến đầu tư, “Nhiều khi chính sách của Chính phủ thì cởi mở nhưng khi về địa phương lại không được hiểu thấu đáo hoặc gây trở ngại” – (ông Atsushi Mise, chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam), còn nhiều tiêu cực trong cấp phép, đất đai, quota, thuế, hải quan…Theo các nhà nghiên cứu kinh tế ở nước ta, cho dù có nhiều thay đổi trong chính sách đầu tư nước ngoài đã được thực hiện nhưng hiệu lực và tính thực thi chính sách thấp có thể là một nguyên nhân làm giảm dòng vốn FDI đăng ký và gây khó khăn cho việc giải ngân nguồn vốn này. Điều này sẽ gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh trong khu vực về thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng gay gắt hơn.
Chất lượng các KCN chưa đồng đều cũng như công tác tiếp thị, vận động đầu tư vào các KCN ở các tỉnh thành trong cả nước chưa thống nhất, dẫn đến tình trạng “mạnh ai nấy lôi kéo”, mỗi tỉnh tùy tiện đặt ra các cơ chế chính sách ưu đãi cho riêng mình; gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh – tranh giành, lôi kéo các nhà đầu tư giữa các tỉnh trong cả nước.
Điểm kém hấp dẫn nữa ở Việt Nam hiện nay là những quy định về sở hữu đất đai và thuê đất: đến nay các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN vẫn nằm trong tình trạng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác thế chấp vay vốn kinh doanh.
Những năm qua, chúng ta đã phát triển kinh doanh có hiệu quả kết cấu hạ tầng các KCN, nên các nhà đầu tư vào lĩnh vực này chỉ quan tâm đến việc lấp đầy các KCN mà không quan tâm đến giá trị đầu tư vào các KCN. Vì thế giá trị đầu tư cho 1 ha kết cấu hạ tầng ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với giá trị đầu tư cho 1 ha kết cấu hạ tầng ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này làm giảm ưu thế và sức cạnh tranh của nền kinh tế nước nhà đang trong điều kiện “đất chật, người đông”.
Chi phí dịch vụ công cộng của Việt Nam cũng còn cao so với các nước trong khu vực (gần đây cước điện thoại đã giảm mạnh nhưng vẫn cần phải giảm nữa), các loại phí và thuế cũng vậy; trong khi đó công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn yếu. Tác giả Christopher W.Runckel báo điện tử “Kinh doanh ở châu Á” ngày 17/4/2005 trong bài viết “Việt Nam mở cửa cho đầu tư” đã so sánh khá chi tiết môi trường đầu tư của Việt Nam với hai quốc gia lân cận là Thái Lan và Trung Quốc. (Xem bảng II.2).
Bảng II.2
SO SÁNH CHI PHÍ KINH DOANH
GIỮA VIỆT NAM, THÁI LAN VÀ TRUNG QUỐC (trích)
Yếu tố Việt Nam Thái Lan Trung Quốc Sự khác nhau Giá đất
(USD/m2) 35 30 30 Trung Quốc cho
thuê 50 năm.
Thuế đánh vào chuyển
tiền vốn
Khoảng 10%
tùy thuộc vào quy mô đầu tư – tùy mỗi lần chuyển tiền ra nước ngoài.
10% đánh vào lợi tức
Không đánh vào lợi nhuận
Lợi thế thuộc về Trung Quốc.
Giá chi phí
Có thể rất cao và không thể dự đoán được.
Đắt hơn chút ít
Rẻ hơn chút ít
Thái Lan & Việt Nam cần phải giảm những chi
phí này.
Các ngành công nghiệp hỗ
trợ
Chưa nhiều Có rất nhiều Có nguồn rộng lớn
Trung Quốc &
Thái Lan có lợi thế hơn so với
Việt Nam.
Chi phí vận chuyển một
xe container
40 feet
> 2500 USD > 2500 USD Khoảng dưới 2000 USD
Trung Quốc có lợi thế hơn.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Còn yếu nhưng đang được cải
thiện
Mạnh hơn Yếu Thái Lan rõ ràng là mạnh hơn Khả năng
dự đoán của luật pháp và chính sách
Khó Có thể dự đoán được
Có thể dự đoán được
Trung Quốc và Thái Lan như nhau, Việt Nam
cần cải thiện.
Chất lượng cuộc sống
đối với người nước
ngoài
Đang nâng cao ở Hà Nội và tp Hồ Chí Minh.
Cung cấp nhiều tiện nghi hơn, chỉ
không bằng Thượng Hải.
Đang cải thiện.
Thái Lan cung cấp nhiều hoạt động sâu hơn.
Nguồn: Báo Lao động – thứ 5, ngày 21/4/2005.