II.1. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THU HÚT
II.1.3. Những thế mạnh của thành phố Hải Phòng
Hải Phòng có một vị trí chiến lược quan trọng – một trong ba cực của tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam (Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh), là một thành phố Cảng nằm trong vùng Duyên hải Bắc bộ, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Bắc giáp Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình. Hải Phòng cách Thủ đô Hà Nội 102 km, có cảng biển lớn nhất và là cửa ngõ thông ra biển – đầu mối giao lưu quốc tế của miền Bắc, có hệ thống sông ngòi thuận lợi cho giao thông thuỷ, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không phát triển… các yếu tố này tạo cho Hải phòng trở thành đầu mối giao thông quan trọng của miền Bắc và của cả nước.
Trong thời gian 10 năm trở lại đây, cơ sở hạ tầng của thành phố đã đổi thay, nâng cấp – Hải Phòng đã tranh thủ tối đa đầu tư của nhà nước thông qua việc phối hợp thực hiện có hiệu quả các dự án viện trợ phát triển của Chính phủ (ODA) và dự án đầu tư trong nước: xây dựng và trang bị các phương tiện bốc dỡ hiện đại cho cảng container, nâng cấp sân bay Cát Bi (phấn đấu đến năm 2010 sẽ đạt tiêu chuẩn cảng hàng không quốc tế), hoàn thành dự án quốc lộ 5A và tiếp tục triển khai dự án đường cao tốc 5B nối liền Hải Phòng với Hà Nội, đưa vào sử dụng quốc lộ 10 nối liền 5 tỉnh miền duyên hải, nạo vét và chỉnh luồng cảng, đường 353 nối Hải Phòng với khu chế xuất Hải Phòng-96 và khu nghỉ mát Đồ Sơn, xây dựng cầu Bính, đường cao tốc Hải Phòng – Hà Nội…
Vùng biển Hải phòng với hàng trăm đảo lớn nhỏ như quần đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Long Châu, Bán đảo Đồ sơn đã tạo nên tài nguyên du lịch sinh thái biển giá trị, đầy triển vọng phát triển. Trên đất liền tài nguyên quan trọng và quý của Hải phòng là nguồn đá vôi có trữ lượng lớn (riêng trữ lượng mỏ đá vôi Tràng Kênh đã khoảng 200 triệu tấn), là nguồn nguyên liệu để sản xuất xi măng cao cấp và các loại vật liệu xây dựng khác.
Hải Phòng đang tích cực tìm kiếm các nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu
Á (ADB)… để tiếp tục xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông, cấp, thoát nước, điện, thông tin liên lạc, kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào các KCN... Từ nay đến 2010 Hải Phòng phấn đấu xây dựng thành một thành phố Cảng tầm cỡ khu vực và quốc tế, là một trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch của vùng đồng bằng Bắc bộ, là cửa ngõ chính thông ra biển Đông, là đầu mối giao thông quan trọng của miền Bắc, là đô thị có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
Với định hướng phát triển của Hải Phòng là hướng vào xuất khẩu đưa kinh tế có tốc độ phát triển cao so với các tỉnh, có tỷ trọng GDP ngày càng lớn trong GDP của cả nước. Giai đoạn từ nay đến năm 2010 dự kiến mức tăng GDP hàng năm từ 15% đến 15,5%. Hiện tại Hải Phòng đảm bảo việc làm cho 90% số dân trong độ tuổi lao động, phấn đấu đến năm 2010 đạt 93 - 95%. Giai đoạn vừa qua Hải Phòng đã có nhiều thay đổi quan trọng trong phát triển kinh tế, sản lượng hàng qua cảng biển đã tăng lên nhanh chóng năm 2000 đã đạt 7,8 triệu tấn, năm 2001 đạt 8,5 triệu tấn, năm 2004 đạt trên 13,7 triệu tấn và dự kiến đến năm 2010 là từ 15 đến 20 triệu tấn; Công nghiệp phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu đặc biệt là giá trị công nghiệp của Khu vực FDI chiếm tỷ lệ cao; Tính đến nay, toàn Thành phố hiện có 183 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 1.969,178 triệu USD (trong đó tổng vốn đầu tư đăng ký mới là 1.705,248 triệu USD), vốn pháp định: 704,767 triệu USD. Với kết quả trên, Hải Phòng được xếp thứ 6 về thu hút vốn FDI trong cả nước. So với các địa phương trong cả nước, Hải Phòng đứng thứ 6 sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu về vốn thực hiện đạt 4,6% tổng vốn thực hiện của cả nước. Nhiều dự án FDI khi đi vào sản xuất, kinh doanh đã có sản phẩm chất lượng tốt, chiếm lĩnh thị trường, kinh doanh có lãi và đã nhanh chóng mở rộng đầu tư các giai đoạn tiếp theo như : Xi măng Chinfon, thép Vinaustell, công nghiệp nhựa Phú Lâm, Rozre Robotech... Các dự án FDI đầu tư tại Hải phòng chủ yếu nhằm khai thác lợi thế về cảng biển và đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, thương mại dịch vụ. Nhìn nhận tổng
thể, cơ cấu ngành nghề trong thu hút nguồn vốn FDI đã khai thác được lợi thế của Hải Phòng và thực hiện đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nguồn vốn FDI tập trung chủ yếu vào công nghiệp với số lượng lớn về số vốn và số dự án, tiếp theo là thương mại và dịch vụ. Có thể nói, cơ cấu ngành nghề trong thu hút vốn FDI phản ánh và thực hiện đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của Hải phòng. Cơ cấu trên đã làm tăng tỷ trọng đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ cũng như tác động hỗ trợ cho các ngành công nghiệp, dịch vụ hiện có ở địa phương phát triển mạnh hơn.
Hải Phòng còn là một thành phố công nghiệp truyền thống, nhiều ngành nghề: công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến và gia công hàng xuất khẩu, ngành cơ khí, luyện kim, công nghiệp dịch vụ…; ngoài ra Hải Phòng còn có ba KCN lớn liên doanh với các đối tác nước ngoài do Chính phủ thành lập, thế mạnh về công nghiệp đã và sẽ tạo ra đội ngũ công nhân kỹ thuật sẵn sàng cung cấp cho các KCN.
Từ điều kiện lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện giao thông thuận lợi..., có thể nói Hải phòng là một trọng điểm trong vùng đồng bằng sông Hồng được đánh giá là vùng có thế mạnh về tài nguyên, về nhân lực, về trí tuệ và khoa học công nghệ... (Xem Bảng II.1 – TÓM TẮT LỢI THẾ NỔI BẬT CỦA HẢI PHÒNG). Tuy vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, và lực lượng lao động của thành phố còn nhiều tiềm năng chưa được phát huy, khai thác có hiệu quả. Nhưng quan trọng hơn cả là Hải Phòng vẫn còn thiếu một quy chế để có thể chủ động phát triển kinh tế theo hướng mở cửa.
Hình II.1
3
2
7 6
7 3 3
12
16
12 21
13 24
25 42
14
1 10 100
1989 1990
1991 1992
1993 1994
1995 1996
1997 1998
1999 2000
2001 2002
2003 2004
Năm
Hình II.2
11.5 2.8 7.6 333.18
172.26 301.1
145.83 420.38
23.05 65.81
57.91 61.964
41.5 167.2
248.24
14
1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 THU HÚT FDI VÀO HẢi PHÒNG THEO SỐ DỰ ÁN
THU HÚT FDI VÀO HẢi PHÒNG THEO SỐ VỐN ĐĂNG KÝ (TRIỆU USD)
Bảng II.1